Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý di sản văn hóa vật thể vùng đệm khu di sản văn hóa thế giới thành nhà hồ, huyện vĩnh lộc,
PREMIUM
Số trang
170
Kích thước
4.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1471

Quản lý di sản văn hóa vật thể vùng đệm khu di sản văn hóa thế giới thành nhà hồ, huyện vĩnh lộc,

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA -BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƢƠNG THỊ HIỀN

QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ VÙNG ĐỆM

KHU DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI THÀNH NHÀ HỒ,

HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

THANH HÓA, 2022

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA -BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƢƠNG THỊ HIỀN

QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ VÙNG ĐỆM

KHU DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI THÀNH NHÀ HỒ,

HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Chuyên ngành: Quản lý văn hóa

Mã số: 8229042

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN BÁ LINH

THANH HÓA, 2022

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi được thực hiện

dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Bá Linh. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là

trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Thanh Hoá, ngày 22 tháng 7 năm 2022

Tác giả luận văn

Trƣơng Thị Hiền

ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i

MỤC LỤC..................................................................................................................ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................v

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ................................................................vi

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...........................................................................2

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................7

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu....................................................................8

5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................8

6. Đóng góp khoa học của luận văn .................................................................9

7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................10

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA VÀ

TỔNG QUAN VỀ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ VÙNG ĐỆM DI SẢN

THÀNH NHÀ HỒ...................................................................................................11

1.1. Cơ sở lý luận ...........................................................................................11

1.1.1. Các khái niệm liên quan...............................................................................11

1.1.2. Các quan điểm quản lý Di sản.....................................................................17

1.1.3. Cơ sở pháp lý đối với hoạt động quản lý Di sản văn hóa vật thể thuộc

vùng đệm Di sản thế giới Thành Nhà Hồ .............................................................19

1.2. Tổng quan về di sản văn hóa vật thể vùng đệm khu Di sản Thành

Nhà Hồ ...........................................................................................................24

1.2.1. Vài nét về khu Di sản thế giới Thành Nhà Hồ ...........................................24

1.2.2. Khái quát về Di sản văn hóa vật thể thuộc vùng đệm của Di sản thế

giới Thành Nhà Hồ.................................................................................................28

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA

VẬT THỂ VÙNG ĐỆM DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI THÀNH NHÀ HỒ...30

iii

2.1. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý Di sản văn hóa vật thể

trong vùng đệm Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ ...............................30

2.1.1. Tổ chức bộ máy............................................................................................30

2.1.2. Nguồn nhân lực quản lý Di sản văn hóa vật thể trong vùng đệm Di

sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ ......................................................................38

2.2. Thực trạng công tác quản lý Di sản văn hóa vật thể tại vùng đệm Di

sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ...............................................................42

2.2.1. Công tác quản lý nhà nước về Di sản văn hóa vật thể trong vùng đệm

Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ.................................................................42

2.2.2. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị

Di sản văn hóa vật thể thuộc vùng đệm Di sản thế giới Thành Nhà Hồ.............58

2.3. Đánh giá chung........................................................................................63

2.3.1. Ưu điểm ........................................................................................................63

2.3.2. Hạn chế .........................................................................................................65

2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế .........................................................66

Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ

DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ VÙNG ĐỆM DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI

THÀNH NHÀ HỒ....................................................................................................69

3.1. Kinh nghiệm công tác quản lý Di sản văn hóa vật thể thuộc vùng

đệm của một số khu Di sản thế giới tại Việt nam ..........................................69

3.1.1. Kinh nghiệm quản lý Di sản văn hóa Phố cổ Hội An................................69

3.1.2. Kinh nghiệm quản lý Di sản văn hóa tại di tích cố đô Huế .......................71

3.2. Quan điểm và mục tiêu công tác quản lý Di sản văn hóa vật thể

thuộc vùng đệm khu Di sản Thành Nhà Hồ...................................................76

3.2.1. Quan điểm.....................................................................................................76

3.2.2. Mục tiêu ........................................................................................................77

3.3. Các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý Di sản

văn hóa vật thể thuộc vùng đệm khu Di sản Thành Nhà Hồ trong giai đoạn

hiện nay...........................................................................................................78

iv

3.3.1. Căn cứ đề xuất các giải pháp .......................................................................78

3.3.2. Nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về Di sản văn hóa vật

thể trong vùng đệm Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ ...............................79

3.3.3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo vệ và

phát huy giá trị Di sản văn hóa vật thể thuộc vùng đệm của Di sản thế giới

Thành Nhà Hồ.........................................................................................................93

Tiểu kết chương 3...................................................................................................96

KẾT LUẬN..............................................................................................................98

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN.......................................................................101

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................102

MỤC LỤC PHỤ LỤC...........................................................................................108

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

BQL Ban quản lý

CLB Câu lạc bộ

CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

DSVH Di sản văn hóa

DSVHTG Di sản văn hoá thế giới

DSVHVT Di sản Văn hoá Vật thể

ICOMOS Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế

IUCN Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế

QLNN Quản lý nhà nước

TTBTDS Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ

UBND Ủy ban nhân dân

UNESCO Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa

của Liên hợp quốc

VHTT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch

XHCN Xã hội chủ nghĩa

vi

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý khu Di sản Thành Nhà Hồ ......................30

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ...........35

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu cán bộ TTBTDS Thành Nhà Hồ theo trình độ đào tạo ............39

Bảng 2.1: Thống kê nguồn kinh phí tu bổ di tích từ năm 2017 - 2022.....................43

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Di sản văn hóa là sự kết tinh, hội tụ những sáng tạo có giá trị đặc sắc trong

quá trình tồn tại phát triển của dân tộc mình. Đảng ta khẳng định “Di sản văn hóa là

tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để

sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa” [2, tr.63]. Bảo vệ và phát huy giá trị

Di sản văn hóa không chỉ là nhiệm vụ của riêng những người làm công tác văn hóa,

mà là trách nhiệm của Đảng, của Nhà nước, của toàn xã hội, là trách nhiệm của mỗi

người con đối với với dân tộc.

Khu di tích Thành Nhà Hồ được Uỷ ban Di sản Thế giới chính thức công

nhận trở thành Di sản Văn hóa Thế giới vào tháng 6 năm 2011, với giá trị cảnh quan

của một vùng Kinh đô cổ, với những giá trị nổi bật về các tiêu chí văn hóa lịch sử,

kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên được UNESCO công nhận. Thành Nhà Hồ được

công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới đồng nghĩa với trách nhiệm và vai trò của các

nhà quản lý Di sản ngày càng phải nâng cao hơn nữa trong việc xây dựng các

chương trình hành động cụ thể để bảo vệ và phát huy hiệu quả giá trị của khu Di sản

theo như đúng cam kết với Trung tâm Di sản Thế giới.

Khu Di sản Thành Nhà Hồ có vùng lõi và vùng đệm trải dài với diện tích hơn

5,000ha. Đặc biệt, vùng đệm khu Di sản Thành Nhà Hồ trải dài qua địa phận hành

chính của 6 xã, thị trấn của huyện Vĩnh Lộc với hệ thống Di sản văn hóa vật thể và

phi vật thể đa dạng và phong phú như: Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di vật,

cổ vật, nhiều lễ hội, làng nghề truyền thống... mang nhiều ý nghĩa to lớn về mặt lịch

sử, văn hóa, nghệ thuật. Bên cạnh đó, Di sản văn hóa vật thể được xem là một trong

những nguồn lực quan trọng, là nguồn tài nguyên vô giá để phát triển kinh tế - xã

hội địa phương, góp phần nâng cao đời sống vật chất cho cộng đồng dân cư sinh

sống trong khu vực vùng đệm ở Di sản độc đáo này.

Hoạt động nghiên cứu, bảo tồn những giá trị Di sản văn hoá trong vùng đệm

khu Di sản Thành Nhà Hồ được xem là nội dung quan trọng góp phần làm tốt công

tác quản lý các hoạt động chuyên môn tại Di sản Thành Nhà Hồ. Tuy nhiên, dưới

2

tác động của thời gian và ý thức con người, nhiều di tích lịch sử - văn hóa và thắng

cảnh cùng với các giá trị Di sản văn hóa phi vật thể ẩn chứa trong vùng đệm khu Di

sản Thành Nhà Hồ đang bị đe doạ và xuống cấp, sự quản lý của các cấp chính

quyền địa phương và sự tham gia tự quản từ phía cộng đồng hiện nay còn hạn chế,

công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị đối với loại hình Di sản văn hoá này vẫn

chưa được quan tâm đúng mức.

Đặc biệt là nhiều di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh chưa được

đầu tư, khai thác và phát huy đúng giá trị và tiềm năng vốn có. Thực trạng này đang

trở thành vấn đề cấp thiết phải xem xét, đánh giá để có những giải pháp bảo vệ và

phát huy hiệu quả nhằm đưa các Di sản văn hóa vật thể trong vùng đệm khu Di sản

văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ được lưu giữ và sinh tồn trong đời sống cộng đồng

cư dân nơi đây. Đứng trước thực trạng trên, các bên liên quan (Cơ quan quản lý các

cấp và cộng đồng cư dân) cần có những động thái tích cực đưa các hoạt động nêu

trên phát triển đúng tầm vóc vốn có của các Di sản này trong đời sống đương đại.

Với những lý do trên, học viên đã chọn đề tài "Quản lý Di sản văn hóa vật

thể trong vùng đệm khu Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc,

tỉnh Thanh Hóa" làm luận văn Cao học, chuyên ngành Quản lý văn hóa, tại trường

Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý Di sản văn hóa vật thể

Ngay từ đầu thế kỷ XX, trong công trình Việt Nam văn hóa sử cương của học

giả Đào Duy Anh (1938) đã đưa ra quan điểm về vai trò, ý nghĩa của Di sản văn

hóa: “Ta muốn trở thành một nước cường thịnh về vật chất, về tinh thần thì phải giữ

văn hoá cũ (Di sản) làm thể (gốc, nền tảng); mà lấy văn hóa mới làm dụng nghĩa là

phải khéo điều hòa tinh túy giữa văn hóa phương Đông với những điều sở trường về

khoa học của văn hóa phương Tây” [1].

Năm 2000, GS.TS. Lưu Trần Tiêu trong công trình Bảo tồn và phát huy giá

trị Di sản văn hóa Việt Nam, Tạp chí văn hóa nghệ thuật - Hà Nội đã công bố các

bài viết khoa học về văn hóa và nghệ thuật. Đặc biệt, tác giả trình bày những vấn đề

3

mang tính lý luận và thực tiễn đối với vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn

hóa dân tộc.

Tác giả Nguyễn Quốc Hùng trong bài "Vai trò của Di sản văn hóa trong sự

phát triển ở nước ta hiện nay” đã xem Di sản văn hóa đã đóng góp ngày càng tích

cực vào sự phát triển của đất nước.

Giáo trình quản lý Di sản văn hóa với phát triển du lịch [27] do tác giả Lê

Hồng Lý chủ biên là giáo trình dành cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật.

Đây là công trình nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn quản lý Di sản văn hóa, gắn

với phát triển du lịch văn hóa.

Bàn về vấn đề quản lý Di sản văn hóa, tác giả Đặng Văn Bài trong bài Vấn

đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn Di sản văn hóa đã đưa ra các nội dung

quản lý nhà nước về Di sản văn hóa một cách cụ thể và chi tiết bao gồm: Quản lý

nhà nước bằng văn bản pháp quy (bao gồm các văn bản về bảo vệ, phát huy giá trị

Di sản văn hóa); quyết định về cơ chế, tổ chức quy hoạch và kế hoạch phát triển;

quyết định phân cấp quản lý... Việc phân cấp quản lý di tích, hệ thống tổ chức

ngành bảo tồn, bảo tàng và đầu tư ngân sách cho các cơ quan quản lý di tích- là yếu

tố có tính chất quyết định nhằm tăng cường hiệu quả quản lý.

Tác giả Lưu Trần Tiêu trong bài Một số vấn đề về di tích lịch sử văn hóa đã

khái quát hoạt động bảo tồn di tích ở 03 mặt cụ thể như về mặt pháp lý và khoa học,

mặt vật chất và kỹ thuật và nhu cầu phục vụ xã hội.

Trong công trình Tầm nhìn tương lai đối với Di sản văn hóa và hệ thống bảo

vệ di tích ở nước ta, tác giả Nguyễn Quốc Hùng đã tổng kết từ thực tiễn quản lý

những nguy cơ đe dọa đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di sản, từ đó đưa ra

những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Di sản văn hóa trong

giai đoạn hiện nay.

Tuyển tập Một con đường tiếp cận Di sản văn hóa là công trình do Cục Di

sản văn hóa phát hành, công trình là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả như Lưu

Trần Tiêu, Đặng Văn Bài, Nguyễn Quốc Hùng, Lê Thị Minh Lý... được đăng trên

tạp chí Di sản văn hóa từ năm 2005 đến năm 2015. Đây là những công trình, bài

4

viết mang tính lý luận, thực hiện rất cao cùng những đúc rút, kinh nghiệm đối với

công tác quản lý Di sản văn hóa của dân tộc.

Tác giả Nguyễn Viết Cường trong Vấn đề nghiên cứu, áp dụng quy định

quốc tế trong thực tiễn bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở nước ta đã xác định việc

tăng cường nghiên cứu, áp dụng công ước bảo vệ Di sản thiên nhiên thế giới và các

quy định quốc tế trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích ở Việt Nam trong bối

cảnh hiện nay là vấn đề cần đặc biệt quan tâm.

Năm 2010, Hội thảo khoa học Tính liên ngành trong bảo tồn di tích do Viện

Bảo tồn di tích tổ chức tại Hà Nội, đã thu hút nhiều tham luận với cách tiếp cận liên

ngành và đa ngành trong công tác bảo tồn di tích theo hướng tập trung vào mối

quan hệ giữa bảo tồn di tích với các lĩnh vực có liên quan như khảo cổ học, kiến

trúc, văn hoá, mỹ thuật...

Bên cạnh những công trình nghiên cứu, những cuốn sách đã nêu trên, còn có

một số lượng khá lớn các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí

Di sản văn hóa, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật,... đa phần các công trình nghiên cứu

tập trung luận bàn về vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề bảo vệ và phát huy giá

trị Di sản văn hoá ở nước ta. Số lượng các bài viết thuộc dạng này khá nhiều, do

vậy khó có thể bao quát hết toàn bộ quan điểm, nội dung của các bài viết nêu trên.

2.2. Các công trình nghiên cứu về Di sản thế giới Thành Nhà Hồ

Sau khi được vua Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397 tại vùng đất An

Tôn, công trình kiến trúc Thành Nhà Hồ đã trở thành đối tượng nghiên cứu của

nhiều sử gia, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa và các ngành khoa học liên quan.

Đại Việt sử ký Toàn thư chính là công trình nghiên cứu đầu tiên rất công phu

và chi tiết về lịch sử các triều đại, các sự kiện trong tiến trình lịch sử Việt Nam,

trong đó công trình này đã nghiên cứu một cách khái quát về lịch sử triều đại nhà

Hồ, quá trình xây dựng kinh thành Tây Đô (Thành Nhà Hồ ngày nay) cũng như vị

trí kinh thành Tây Đô trong tiến trình lịch sử của văn minh Đại Việt.

Cuốn sách Thanh Hóa tỉnh Vĩnh Lộc huyện chí của cử nhân Lưu Công Đạo

viết bằng chữ Hán năm Gia Long thứ 15 (1816), được dịch giả Nguyễn Văn Hải -

5

Phó Trưởng Ban quản lý Di tích - Danh thắng Thanh Hóa dịch năm 2009 ghi chép

lại được những điều kiện tự nhiên, nhân vật lịch sử, danh lam, thắng cảnh, phong

tục tập quán, đặc sản trên địa bàn huyện Vĩnh Ninh lúc bấy giờ (huyện Vĩnh Lộc

ngày nay).

Tác giả Phạm Văn Chấy đề cập đến những truyền thuyết xung quanh việc

xây dựng Thành Nhà Hồ trong công trình Những mẫu chuyên chuyện xây thành đắp

lũy. Các truyền thuyết còn được đề cập đến một cách khái quát trong công trình

Thành Nhà Hồ - di tích và danh thắng của tác giả Lê Khắc Tuế.

Các công trình: Thành Nhà Hồ - Di sản thế giới (2 tập) [39], Thành Nhà Hồ

Thanh Hóa (Hồ Citadel) [38] do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ biên

soạn tập trung làm rõ giá trị nổi bật toàn cầu và tính toàn vẹn, tính xác thực của khu

Di sản với những những giá trị Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Bên cạnh đó, nguồn tài liệu quan trọng, xuyên suốt phục vụ trong công tác

quản lý khu Di sản Thành Nhà Hồ đó là các quy chế quản lý, trong đó Quy chế

quản lý di tích Thành Nhà Hồ và các di tích phụ cận thuộc huyện Vĩnh Lộc tỉnh

Thanh Hóa (ban hành kèm theo quyết định số 2298/QĐ-UBND, ngày 02/8/2007

của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa). Trong quy chế này UBND tỉnh Thanh Hóa

đã quy định rõ các khu vực bảo vệ của di tích Thành Nhà Hồ cũng như những quy

định cụ thể về công tác bảo vệ, bảo tồn khu di tích này.

Kế hoạch quản lý Thành Nhà Hồ là công trình nghiên cứu chuyên sâu về

công tác quản lý khu Di sản Thành Nhà Hồ. Nội dung kế hoạch quản lý Thành Nhà

Hồ bao gồm 10 chương, mỗi chương quy định cụ thể và chi tiết về từng lĩnh vực

như: Tình trạng bảo tồn và các nhân tố tác động đến tài sản đề cử; tình trạng bảo vệ

và quản lý hiện nay; phạm vi, tình trạng và các mục tiêu của kế hoạch quản lý; tài

liệu và nghiên cứu; ranh giới khoanh vùng và khống chế phát triển; bảo tồn và nâng

cao giá trị của Di sản; tiếp cận và du lịch; nhận thức của công đồng và vấn đề phát

triển kinh tế; thực hiện kế hoạch quản lý. Đây có thể nói là nguồn căn cứ quan trọng

để xây dựng các chiến lược ngắn hạn và dài hạn trong công tác quản lý, bảo tồn và

phát huy giá trị Di sản Thành Nhà Hồ từ sau khi được UNESCO công nhận là Di

sản thế giới cho đến nay.

6

Ngoài ra còn nhiều bài viết nghiên cứu khoa học, khảo cổ học được công bố

rộng rãi trong các báo cáo khai quật, khảo cổ học, các tạp chí Di sản văn hoá trong

nước và quốc tế. Nhìn chung, các bài viết đã nêu bật được những giá trị độc đáo về

nhiều mặt của khu Di sản Thành Nhà Hồ, và những giá trị của các Di sản văn hoá

vật thể và phi vật thể tiêu biểu trong vùng đệm khu Di sản Thành Nhà Hồ.

2.3. Các công trình nghiên cứu về quản lý Di sản văn hóa vật thể vùng

đệm khu Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ

Khu Di sản Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế

giới, ngoài khu vực lõi Di sản là trên 5.000ha vùng đệm bao gồm nhiều loại hình di

tích phong phú và đa dạng. Do đó, vùng đệm khu Di sản Thành Nhà Hồ cũng đã trở

thành nguồn tư liệu quan trọng với nhiều nhà nghiên cứu cũng như các tác giả văn

học, nghệ thuật

Tác giả Nguyễn Thị Thúy với công trình Nghiên cứu về Không gian văn hóa

Thành Nhà Hồ và Di sản làng cổ phụ cận, đã nghiên cứu khá chi tiết về quá trình

hình thành và phát triển của các làng cổ phụ cận thuộc khu Di sản Thành Nhà Hồ

cũng như vai trò của chúng đối vùng đất kinh đô cổ này.

Trong công trình Xứ Thanh những điểm đến du lịch hấp dẫn do tác giả Phạm

Tấn và Vương Hải Yến chủ biên là công trình nghiên cứu, khai thác chuyên sâu về

giá trị các di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của xứ Thanh phục vụ cho việc

tuyên truyền, phát huy giá trị Di sản, di tích, danh thắng nhằm thu hút du lịch.

Thành Nhà Hồ và các di tích, danh thắng trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh

Hóa được các tác giả quan tâm, nghiên cứu trong công trình này.

Công trình Thành Tây Đô và vùng đất Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) từ cuối thế kỷ

XIV đến giữa thế kỷ XIX của tác giả Nguyễn Thị Thúy cũng là một công trình

nghiên cứu công phu khoa học về di tích Thành Nhà Hồ và vùng đất Vĩnh Lộc từ

thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XIX.

Hội thảo khoa học “Di sản Thành Nhà Hồ và khu di tích Phủ Trịnh, Nghè

Vẹt trong quy hoạch bảo tồn gắn với phát triển du lịch huyện Vĩnh Lộc” do Trung

tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ tổ chức tháng 3 năm 2017. Hội thảo đã tập hợp

7

nhiều báo cáo khoa học về các nhân vật lịch sử, các Di sản tiêu biểu trên vùng đất

Vĩnh Lộc có liên quan đến Di sản Thành Nhà Hồ và khu di tích Phủ Trịnh, Nghè

Vẹt; đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm kết nối du lịch, giữa khu Di sản Thành

Nhà Hồ và không gian văn hóa các vùng phụ cận trên vùng đất Vĩnh Lộc, tỉnh

Thanh Hóa trong thời điểm hiện tại và tương lai.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã được công bố cho đến nay, tập

trung vào hai nhóm vấn đề:

Thứ nhất, các nghiên cứu chuyên sâu về mặt lý luận, phân tích các nội hàm

giá trị nhằm trang bị nền tảng nhận thức cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị

di sản văn hóa.

Thứ hai, các nghiên cứu liên quan đến di sản văn hóa vật thể vùng đệm di

sản Thành Nhà Hồ, cho đến nay hết sức tản mạn, ít ỏi. Trong không gian của vùng

đệm, các tác giả đã tiếp cận và lựa chọn nghiên cứu điểm, nghiên cứu diện. Hạn chế

của các nghiên cứu chính là chưa nhận thức đầy đủ, chưa đánh giá đúng vai trò, vị

trí và mối quan hệ qua lại giữa các giá trị văn hóa vật thể vùng đệm với di sản

Thành Nhà Hồ. Bởi vậy, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu làm luận văn đã góp phần

khỏa lấp khoảng trống mà các công trình nghiên cứu trước chưa thực hiện được.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích

- Chỉ ra được những tồn tại, hạn chế từ thực trạng công tác quản lý Di sản văn

hóa vật thể trong vùng đệm khu Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ hiện nay.

- Đưa ra các giải pháp bám sát theo thực trạng đã được phân tích.

3.2. Nhiệm vụ

- Trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu; xác định cơ sở lý thuyết làm

định hướng cho triển khai nội dung của luận văn.

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý Di sản văn hóa vật thể trong

vùng đệm khu Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ trên các phương diện từ tổ

chức bộ máy, nguồn nhân lực, quản lý nhà nước và cộng đồng để có những giải

pháp phù hợp.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!