Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động tại Trường Trung cấp nghề Bắc Kạn
PREMIUM
Số trang
121
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1407

Quản lý chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động tại Trường Trung cấp nghề Bắc Kạn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRỊNH TIẾN LONG

QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG

TẠI TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC KẠN

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM HỒNG QUANG

THÁI NGUYÊN, NĂM 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn "Quản lý chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường

lao động tại trường Trung cấp nghề Bắc Kạn" đƣợc thực hiện từ tháng 11

năm 2012 đến tháng 4 năm 2013.

Tôi xin cam đoan:

- Tôi luôn luôn nỗ lực, cố gắng và trung thực trong suốt quá trình nghiên

cứu đề tài.

- Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các

thông tin đã đƣợc chọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý và đƣa vào luận văn

đúng quy định.

- Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực

và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

- Quyết tâm đƣa đề tài vào thực tiễn giáo dục của nhà trƣờng và tích cực

học hỏi để phát triển đề tài này.

Thái Nguyên, ngày 05 tháng 4 năm 2013

Tác giả

Trịnh Tiến Long

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu đề tài "Quản lý chương trình đào tạo đáp

ứng nhu cầu thị trường lao động tại trường Trung cấp nghề Bắc Kạn" đến

nay chúng tôi đã hoàn thành và đƣợc phép bảo vệ luận văn.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn Hội đồng khoa học chuyên ngành "Quản

lý giáo dục" và quý thầy cô của khoa Tâm lý giáo dục, Khoa Sau Đại học

trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên cùng các nhà khoa học, các

thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, góp ý, chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi

cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành, bảo vệ

luận văn.

Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới cán bộ, giáo viên, nhân viên, các

em học sinh trƣờng Trung cấp nghề Bắc Kạn, các doanh nghiệp đã nhiệt tình

cộng tác, giúp đỡ quý báu để tác giả hoàn thành luận văn này.

Đặc biệt tác giả xin trân trọng và bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất

PGS.TS Phạm Hồng Quang - Ngƣời đã tận tình giúp đỡ và hƣớng dẫn, động

viên tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn.

Mặc dù tác giả đã hoàn thành, luận văn đã nêu khá đầy đủ cơ sở lý luận,

làm rõ thực trạng, xây dựng các biện pháp quản lý CTĐT cấp thiết, khả thi. Tác

giả đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, song

không thể tránh khỏi những thiếu sót trong luận văn, tác giả kính mong nhận

đƣợc ý kiến đóng của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn.

Thái Nguyên, ngày 05 tháng 4 năm 2013

Tác giả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii

Trịnh Tiến Long

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan ........................................................................................................i

Lời cảm ơn...........................................................................................................ii

Mục lục ...............................................................................................................iii

Danh mục các ký hiệu viết tắt ............................................................................iv

Danh mục các bảng..............................................................................................v

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................4

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu.................................................................4

4. Giả thuyết khoa học.........................................................................................4

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................5

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài ................................................................5

7. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................5

8. Cấu trúc luận văn.............................................................................................6

Chƣơng 1. CƠSỞLÝ LUẬN VỀQUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO.........7

1.1. Vài nét về quản lý chƣơng trình đào tạo nghề..............................................7

1.1.1. Tìm hiểu về quản lý đào tạo nghề của Cộng hoà liên bang Đức...............7

1.1.2. Quản lý chƣơng trình đào tạo nghề ở Việt Nam .......................................9

1.2. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................13

1.2.1. Chƣơng trình đào tạo...............................................................................13

1.2.2. Quản lý chƣơng trình đào tạo ..................................................................15

1.2.3. Khái niệm thị trƣờng lao động ................................................................20

1.3. Ý nghĩa của công tác quản lý chƣơng trình đào tạo...................................20

1.3.1. Chƣơng trình đào tạo là yếu tố đảm bảo thực hiện mục tiêu dạy nghề.......20

1.3.2. Chƣơng trình đào tạo là cơ sở để đầu tƣ, quản lý cơ sở vật chất ............22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iv

1.3.3. Chƣơng trình đào tạo là cơ sở để xây dựng và phát triển đội ngũ

giáo viên dạy nghề .................................................................................23

1.3.4. Chƣơng trình đào tạo là cầu nối giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp.......24

1.3.5. Chƣơng trình đào tạo làm căn cứ để lựa chọn nghề và tuyển dụng

lao động..................................................................................................25

1.4. Quản lý chƣơng trình đào tạo nghề và chất lƣợng đào tạo.........................26

1.4.1. Công tác quản lý xây dựng và phát triển chƣơng trình đào tạo ..............27

1.4.2. Quản lý việc thực hiện chƣơng trình đào tạo ..........................................29

1.4.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý chƣơng trình đào tạo .........................30

1.4.4. Quản lý cơ sở vật chất .............................................................................31

1.4.5. Đánh giá chƣơng trình đào tạo ................................................................31

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..................................................................................33

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH

ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ

BẮC KẠN......................................................................................... 34

2.1. Thực trạng về công tác dạy nghề ở tỉnh Bắc Kạn ......................................34

2.1.1. Về hệ thống cơ sở dạy nghề ....................................................................34

2.1.2. Quy mô và chất lƣợng công tác dạy nghề ...............................................34

2.1.3. Ngành nghề và cơ cấu nghề đào tạo........................................................36

2.1.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề ................................................36

2.1.5. Nhu cầu đào tạo nghề ở tỉnh Bắc Kạn.....................................................37

2.1.6. Thuận lợi và khó khăn đối với công tác dạy nghề ở tỉnh Bắc Kạn .........39

2.2. Thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề tại trƣờng Trung cấp nghề

Bắc Kạn...................................................................................................41

2.2.1. Về công tác tuyển sinh.............................................................................41

2.2.2. Về đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đào tạo.....................................42

2.2.3. Về quản lý hoạt động giảng dạy và tổ chức thực hành thực tập .............43

2.2.4. Về quản lý hoạt động học và thực hành thực tập của học sinh ...............44

2.2.5. Về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo...........................................................44

2.2.6. Về kiểm tra đánh giá................................................................................46

2.3. Thực trạng về công tác quản lý chƣơng trình đào tạo nghề tại trƣờng

Trung cấp nghề Bắc Kạn.........................................................................47

2.3.1. Về chƣơng trình các nghề đào tạo của trƣờng.........................................47

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

v

2.3.2. Tổ chức khảo sát......................................................................................48

2.3.3. Kết quả khảo sát ......................................................................................51

2.4. Nhận xét chung...........................................................................................62

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..................................................................................65

Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG TẠI

TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC KẠN............................66

3.1. Các định hƣớng cơ bản làm cơ sở đề xuất biện pháp.................................66

3.1.1. Các biện pháp phải phù hợp với chủ trƣơng chính sách của Đảng

và nhà nƣớc về đào tạo nghề.................................................................66

3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................................68

3.2. Các biện pháp cụ thể...................................................................................68

3.2.1. Biện pháp 1: Thiết lập bộ máy và nhân sự quản lý công tác xây

dựng và phát triển chƣơng trình đào tạo...............................................68

3.2.2. Biện pháp 2: Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực đội

ngũ cán bộ quản lý đào tạo và chƣơng trình đào tạo ............................69

3.2.3. Biện pháp 3: Đảm bảo nề nếp, kỷ cƣơng trong thực hiện chƣơng

trình đào tạo ..........................................................................................72

3.2.4. Biện pháp 4: Thể chế hoá mối quan hệ giữa nhà trƣờng với doanh

nghiệp để xây dựng và phát triển chƣơng trình đào tạo .......................74

3.2.5. Biện pháp 5: Đầu tƣ, quản lý tốt cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và

vật tƣ thực hành.....................................................................................76

3.2.6. Biện pháp 6. Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá trong và sau đào tạo .....78

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đối với công tác quản lý chƣơng

trình đào tạo ..........................................................................................81

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp .........................82

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..................................................................................91

KÊT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................92

1. Kết luận..........................................................................................................92

2. Khuyến nghị...................................................................................................94

2.1. Đối với Chính phủ, Quốc hội .....................................................................94

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vi

2.2. Đối với Bộ LĐ-TBXH và Tổng cục dạy nghề ..........................................94

2.3. Đối với các trƣờng đào tạo nghề ................................................................95

2.4. Đối với doanh nghiệp .................................................................................95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................96

PHỤ LỤC .............................................................................................................

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iv

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

- CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- CTĐT: Chƣơng trình đào tạo

- CSVC: Cơ sở vật chất

- CBGV: Cán bộ giáo viên

- CBQL: Cán bộ quản lý

- CSVC: Cơ sở vật chất

- ĐT: Đào tạo

- ĐTN: Đào tạo nghề

- GV: Giáo viên

- GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo

- HS: Học sinh

- KT-XH: Kinh tế - xã hội

- LĐ: Lao động

- QLĐT: Quản lý đào tạo

- TCN: Trung cấp nghề

- THPT: Trung học phổ thông

- TTLĐ: Thị trƣờng lao động

- XHCN: Xã hội chủ nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thống kê kết quả công tác đào tạo nghề........................................ 35

Bảng 2.2: Cơ cấu chọn mẫu khảo sát (ngƣời)................................................ 49

Bảng 2.3: Ý kiến đánh giá của GV và CBQL về tính kịp thời trong công tác

xây dựng, phát triển CTĐT ............................................................................ 51

Bảng 2.4: Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về nội dung CTĐT ............... 52

Bảng 2.5: Ý kiến đánh giá của giáo viên về nội dung CTĐT........................ 54

Bảng 2.6: Ý kiến đánh giá của học sinh về nội dung CTĐT ......................... 55

Bảng 2.7: Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp về nội dung CTĐT ................. 56

Bảng 2.8: Tổng hợp ý kiến đánh giá chung của (GV, CBQL, HS, DN) về nội

dung CTĐT..................................................................................................... 57

Bảng 2.9: Kết quả đánh giá về việc thực hiện CTĐT .................................... 58

Bảng 2.10: Kết quả đánh giá về việc phối hợp giữa nhà trƣờng với doanh

nghiệp trong xây dựng và phát triển CTĐT ................................................... 59

Bảng 2.11: Kết quả đánh giá về đội ngũ cán bộ quản lý ĐT và CTĐT......... 60

Bảng 2.12: Kết quả đánh giá về công tác kiểm tra, đánh giá CTĐT ............. 61

Bảng 2.13: Tổng hợp ý kiến đánh giá chung về công tác quản lý CTĐT...... 62

Bảng 3.1: Khảo nghiệm về biện pháp quản lý CTĐT đáp ứng nhu cầu TTLĐ..... 84

Bảng 3.2: Khảo nghiệm về biện pháp quản lý CTĐT đáp ứng nhu cầu TTLĐ..... 85

Bảng 3.3: Khảo nghiệm về biện pháp quản lý CTĐT đáp ứng nhu cầu TTLĐ... 86

Bảng 3.4: Khảo nghiệm về biện pháp quản lý CTĐT đáp ứng nhu cầu TTLĐ .. 87

Bảng 3.5: Kết quả tổng hợp chung khảo nghiệm về biện pháp quản lý CTĐT

đáp ứng nhu cầu TTLĐ ................................................................. 88

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Văn kiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam đã

xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn

diện nền giáo dục Việt nam theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa,

dân chủ hóa và hội nhập quốc tế,...”; một trong ba đột phá của Chiến lƣợc phát

triển kinh tế - xã hội 2011-2020 là: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là

nguồn nhân lực chất lƣợng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện

nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát

triển và ứng dụng khoa học công nghệ”…

Cùng với Giáo dục và đào tạo nói chung, phát triển đào tạo nghề là chính

sách nhất quán Đảng và Nhà nƣớc ta từ trƣớc tới nay. Văn kiện Đại hội lần thứ

XI của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Phát triển nguồn nhân lực chất

lƣợng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ

khoa học, công nghệ, văn hóa đầu đàn; đội ngũ doanh nhân và lao động lành

nghề. Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội; có cơ chế và

chính sách thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào

tạo. Xây dựng và thực hiện các chƣơng trình, đề án đào tạo nhân lực cho ngành,

lĩnh vực mũi nhọn, đồng thời chú trọng đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt đối

với ngƣời bị thu hồi đất; nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo...”. Ngày 29-5-

2012 Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 630/QĐ-TTg phê duyệt

Chiến lƣợc phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020, đã đề ra mục tiêu tổng quát

là: “Đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng lao động cả

về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lƣợng đào tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

của một số nghề đạt trình độ các nƣớc phát triển trong khu vực ASEAN và trên

thế giới...”.

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đòi hỏi ngày càng cao về nhu cầu nguồn

nhân lực qua đào tạo, trong đó đặc biệt là đội ngũ công nhân lành nghề, lực

lƣợng lao động trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ, làm ra sản phẩm hàng hóa cho

xã hội. Ngày nay các cơ sở đào tạo nghề có vai trò, nhiệm vụ đặc biệt quan

trọng trong việc cung ứng cho thị trƣờng lao động đội ngũ lao động lành nghề

đáp ứng yêu cầu về các mặt số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu ngành nghề và trình

độ đào tạo, trong đó chất lƣợng đào tạo đƣợc đặt lên hàng đầu.

Chất lƣợng đào tạo đƣợc quyết định bởi nhiều yếu tố, chất lƣợng tuyển

sinh đầu vào, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên,

chƣơng trình đào tạo, môi trƣờng giáo dục... trong đó chƣơng trình đào tạo có

vai trò cực kỳ quan trọng. Thực tế hiện nay chƣơng trình đào tạo nghề của

chúng ta còn nhiều hạn chế bất cập nhƣ: nội dung chƣơng trình nặng nề, dàn

trải, không phù hợp với nhu cầu thực tiễn, không theo kịp công nghệ sản xuất,

đặc biệt ít có các hoạt động ngoài giờ lên lớp; việc quy định sử dụng chung

Chƣơng trình khung của Bộ Lao động-TBXH đã làm mất đi tính tự chủ, linh

hoạt của các cơ sở đào tạo... Những hạn chế của chƣơng trình đào tạo là một

trong những nguyên nhân dẫn đến chất lƣợng đào tạo thấp, nhiều học sinh, sinh

viên tốt nghiệp ra trƣờng khó tìm đƣợc việc làm, chậm thích ứng với môi

trƣờng làm việc, khó đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp... Những mặt hạn chế

bất cập của chƣơng trình đào tạo cần đƣợc tiếp cận một cách khoa học, thực

tiễn, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu quản lý chƣơng trình đào

tạo, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề.

Theo Chiến lƣợc phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 Thủ tƣớng

Chính phủ đã phê duyệt, đến năm 2020 dân số Việt Nam đạt khoảng 99 triệu

ngƣời, trong đó có 50 triệu ngƣời có việc làm. Khi đó nƣớc ta cơ bản trở thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại, do đó nền kinh tế cần có đội ngũ lao

động có kiến thức, kỹ năng nghề với cơ cấu và trình độ phù hợp, điều này đòi

hỏi dạy nghề phải thay đổi mạnh mẽ, phát triển nhanh mới đáp ứng nhu cầu

bức thiết của thị trƣờng lao động. Vì vậy Chiến lƣợc đã đề ra mục tiêu tổng

quát là: “Đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng lao động cả

về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lƣợng đào tạo

của một số nghề đạt trình độ cac nƣớc phát triển trong khu vực ASEAN và trên

thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực

cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho ngƣời lao động, góp phần thực hiện

chuyển dịnh cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm

bảo an sinh xã hội”. Về chƣơng trình đào tạo, Chiến lƣợc đề ra mục tiêu: “Đến

năm 2015 ban hành 130 chƣơng trình, giáo trình cho các nghề trọng điểm quốc

gia; sử dụng 49 chƣơng trình, giáo trình cấp độ khu vực và 26 chƣơng trình,

giáo trình quốc tế. Đến năm 2020 bổ sung, chỉnh sửa và ban hành 150 chƣơng

trình, giáo trình trọng điểm quốc gia; sử dụng 70 chƣơng trình, giáo trình cấp

độ khu vực và 35 chƣơng trình, giáo trình quốc tế; xây dựng 200 chƣơng trình,

giáo trình sơ cấp nghề và dƣới 3 tháng để dạy nghề cho lao động nông thôn.

Xây dựng khung trình độ nghề quốc gia...”.

Trƣờng dạy nghề tỉnh Bắc Kạn đƣợc thành lập năm 2002, theo Quyết

định số 454/QĐ-UBND ngày 04-4-2002 và đƣợc đổi tên thành Trƣờng Trung

cấp nghề Bắc Kạn theo Quyết định số 1305/QĐ-UBND ngày 03-8-2007 của

UBND tỉnh Bắc Kạn. Trƣờng là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động -

TB&XH tỉnh Bắc Kạn, đƣợc giao nhiệm vụ đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân

lực có trình độ đến trung cấp với đa ngành, lĩnh vực (công nghiệp, xây dựng,

nông lâm nghiệp, kinh tế, du lịch và dịch vụ). Với hơn 10 năm hình thành và

phát triển, Nhà trƣờng đã tích lũy đƣợc ít nhiều kinh nghiệm trong quản lý và

tổ chức đào tạo nghề. Đã đào tạo đƣợc một số lƣợng không nhỏ đội ngũ lao

động kỹ thuật thuộc các nghề: Cơ khí, Công nghệ ô tô, Điện- điện tử, Kỹ thuật

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!