Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

QUAN HỆ CÔNG CHÚNG (PUBLIC RELATIONS - PR) CÔNG CỤ HỮU HIỆU XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨCTRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
QUAN HỆ CÔNG CHÚNG (PUBLIC RELATIONS - PR)
CÔNG CỤ HỮU HIỆU XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨC
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
TS. Nguyễn Thị Hồng Nam∗
Trong những năm gần đây, cùng với tiến trình đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường, ở Việt
Nam đã xuất hiện nhiều ngành nghề mới, như ngành quảng cáo, marketing, tiếp thị, quan hệ công chúng
(public relations - PR)... Khoa học quan hệ công chúng có thể ví như chiếc la bàn định hướng cho các cơ
quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp vào những thời điểm phải đưa ra những quyết định quan trọng khi lựa
chọn chiến lược phát triển, tạo dựng hình ảnh, xây dựng thương hiệu, tiến hành các chiến dịch truyền
thông, PR hoặc quảng cáo.
Văn hóa của tổ chức (organizational culture) là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thương
hiệu của một cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp. Văn hoá của tổ chức chính là tài sản vô hình của mỗi cơ
quan, tổ chức. Cùng với sự phát triển của xã hội, sự hội nhập của thế giới, việc xây dựng văn hoá của tổ
chức là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng không ít khó khăn. Làm thế nào để xây dựng và phát
triển văn hóa của tổ chức? Lý thuyết và thực tiễn luôn coi đây là một vấn đề quan trọng, cần được tìm
hiểu, bàn luận để có thể rút ra những cách tiếp cận mới và hữu ích .
Trên cơ sở khẳng định tầm quan trọng của văn hoá cơ quan, tổ chức, đưa ra các khái niệm PR, vai trò
của PR, tác giả bài tham luận muốn bàn về việc ứng dụng PR như một công cụ hữu hiệu trong lĩnh vực xây
dựng văn hóa của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp (gọi tắt là văn hóa của tổ chức).
1. Văn hóa của tổ chức - các khái niệm và vai trò
Đề cập đến khái niệm "văn hoá tổ chức", các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau.
Trước khi hai khái niệm "văn hoá" và "tổ chức" được ghép lại với nhau, đã có hàng trăm định nghĩa khác
nhau về "văn hoá". Cụ thể là năm 1952, hai nhà nhân loại học Kroeber và Kluckhohn đã phân loại ra 164
nghĩa của từ "văn hoá"1
. Khi kết hợp "văn hóa" và "tổ chức" với nhau thì nghĩa của chúng đã được khu
biệt, hẹp lại rất nhiều nhưng chắc chắn cụm từ "văn hoá tổ chức" vẫn có rất nhiều định nghĩa khác nhau.
∗
Học viện Ngoại giao
1
/ Kroeber, A. L. and C. Kluckhohn, 1952. Culture: A Critical Review of Concepts and Definitions.