Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan điểm lịch sử cụ thể với công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tiểu luận Triết học
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
A – Đặt vấn đề
B – Nội dung
1. Sự cần thiết xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta
1.1. Tình hình kinh tế Việt Nam trước thời kỳ đổi mới (1976-1985)
1.2. Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam
1.3. Kinh tế thị trường là gì? Vai trò của nền kinh tế thị trường
2. Quan điểm lịch sử cụ thể với công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
2.1. Những điều kiện để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở nước ta (điều kiện thế giới và trong nước)
2.2. Bản chất, đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam
3. Những giải pháp phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta
C – Kết luận
D – Danh mục tài liệu tham khảo
Học viên: Đặng Thị Thu Hường - CH200522 2
Tiểu luận Triết học
A – ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước nghèo, kinh tế – kỹ thuật lạc hậu, trình độ xã hội còn thấp,
lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Đi lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu lý tưởng của
những người cộng sản và nhân dân Việt Nam, là khát vọng ngàn đời thiêng liêng của
cả dân tộc Việt Nam. Nhưng đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào ? Đó là câu hỏi
lớn và cực kỳ hệ trọng, muốn trả lời thật không đơn giản. Suốt một thời gian dài,
Việt Nam, cũng như nhiều nước khác, đã áp dụng mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Xôviết, mô hình kinh tế kế hoạch tập trung mang tính bao cấp. Mô hình này đã thu được
những kết quả quan trọng, nhất là đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đất nước có
chiến tranh. Nhưng về sau mô hình này bộc lộ những khuyết điểm; và trong công tác
chỉ đạo cũng phạm phải một số sai lầm mà nguyên nhân sâu xa của những sai lầm đó
là bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động đơn giản, nóng vội,
không tôn trọng quy luật khách quan, nhận thức về chủ nghĩa xã hội không đúng với
thực tế Việt Nam.
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn hơn và đầy đủ hơn về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam
(tháng 12-1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước nhằm thực hiện có
hiệu quả hơn công cuộc xây dựng CNXH. Đại hội chủ trương phát triển nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước. Đảng ta không ngừng tìm tòi, đổi mới, tổng kết lý luận
thực tiễn để có nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về CNXH và con đường lên
CNXH ở nước ta và ngày càng hoàn thiện qua các kì đại hội. Để thực hiện tốt đường
lối đổi mới, chúng ta đã rút ra kinh nghiệm từ mô hình kinh tế của Trung Quốc, của
các “con rồng châu á”. Trải qua hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới này, chúng
ta đă đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng có ý nghĩa lịch sử : đưa đất nước
thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, tăng cường cơ sở vật
chất tạo tiền đề cho giai đoạn mới, chính trị xã hội ổn định,mở rộng quan hệ đối
ngoại, chủ động hội nhập kinh tế thế giới, đời sống nhân dân không ngừng được cải
thiện…là cơ sở biện chứng hùng hồn để đưa ra những quan niệm mang tính đột phá,
Học viên: Đặng Thị Thu Hường - CH200522 3