Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan điểm của phụ nữ thành đạt hiện nay tại TP.HCM về tầm quan trọng của đời sống hôn nhân
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƢỞNG CẤP TRƢỜNG
QUAN ĐIỂM CỦA PHỤ NỮ THÀNH ĐẠT HIỆN NAY
TẠI TP.HCM VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỜI SỐNG
HÔN NHÂN: TRƢỜNG HỢP ĐIỂN CỨU
Mã số đề tài
Thuộc nhóm ngành khoa học: Xã hội học
TP.HCM, 03/2016
2
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƢỞNG CẤP TRƢỜNG
QUAN ĐIỂM CỦA PHỤ NỮ THÀNH ĐẠT HIỆN NAY
TẠI TP.HCM VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỜI SỐNG
HÔN NHÂN: TRƢỜNG HỢP ĐIỂN CỨU
Mã số đề tài
Thuộc nhóm ngành khoa học: Xã hội học
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Huê Nam, Nữ: Nữ
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: DH12XH02/ XHH- CTXH- DNA Năm thứ: 4 /Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Xã hội học
Người hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Bảo Thanh Nghi
TP.HCM, 03/2016
3
MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐỀ CƢƠNG NGHIÊN CỨU ..............................................................................11
I. Đặt vấn đề .............................................................................................................11
II. Tổng quan tƣ liệu ...............................................................................................13
1. Sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân....................................................................13
2. Hệ giá trị thay đổi...............................................................................................16
3. Vai trò ngƣời mẹ đang mất dần sức hấp dẫn đối với nhiều phụ nữ........................18
4. Sự nghiệp đối với phụ nữ hiện đại .......................................................................20
III. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu.........................................................22
1. Câu hỏi nghiên cứu:............................................................................................22
2. Mục tiêu nghiên cứu:..........................................................................................22
IV. Phƣơng pháp nghiên cứu:...................................................................................23
1. Phƣơng pháp chọn mẫu:.....................................................................................23
2. Quy mô mẫu.......................................................................................................23
3. Phƣơng pháp thâu thập thông tin:.......................................................................24
4. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ...........................................................................24
V. Khung nghiên cứu..................................................................................................25
VI. Các khái niệm chính và thuật ngữ liên quan:.......................................................25
1. Các khái niệm chính:..........................................................................................26
2. Các thuật ngữ liên quan......................................................................................27
VII. Cơ sở lý luận ......................................................................................................29
1. Thuyết tƣơng tác biểu tƣợng...............................................................................29
2. Thuyết lựa chọn duy lý .......................................................................................30
3. Lý thuyết cá thể hóa của Ulrich Beck ..................................................................31
4. Thuyết nữ quyền: Trƣờng phái nữ quyền đổi mới quan điểm giới ........................32
VIII. Vài nét về kinh tế- xã hội của địa bàn nghiên cứu .............................................34
1. Dân số, kinh tế....................................................................................................34
4
2. Tình trạng hôn nhân:..........................................................................................35
3. Những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện nghiên cứu .......................................36
PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................37
I. Tổng quan về đối tƣợng..........................................................................................37
II. Ý nghĩa của các yếu tố vốn quyết định về hôn nhân của phụ nữ thành đạt ............40
1. Vốn kinh tế: .......................................................................................................40
2. Vốn xã hội..........................................................................................................45
3. Vốn văn hóa .......................................................................................................63
III. Quan điểm về tầm quan trọng của đời sống hôn nhân..........................................66
1. Hôn nhân không còn quan trọng và cần thiết.......................................................66
2. Tầm quan trọng của con cái:...............................................................................77
3. Quan hệ hôn nhân gia đình- một mạng lƣới phức tạp...........................................79
IV. Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời- những thay đổi so với quá khứ. ..............................80
1. Tiêu chuẩn về kinh tế, trình độ giáo dục ..............................................................82
2. Tình yêu, sự chung thủy và hòa hợp tình dục.......................................................84
3. Các khả năng khác. ............................................................................................89
V. Suy nghĩ về cuộc sống độc thân hiện tại...................................................................91
1. Độc thân tự do....................................................................................................91
2. Độc thân có nhiều cơ hội.....................................................................................93
3. Độc thân cũng hạnh phúc....................................................................................93
VI. Kết luận và kiến nghị..........................................................................................94
1. Kết luận .............................................................................................................94
2. Kiến nghị ...........................................................................................................97
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................101
VIII. PHỤ LỤC.....................................................................................................103
5
Mẫu SV-06. Thông tin kết quả nghiên cứu của đề tài
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Quan điểm của phụ nữ thành đạt hiện nay tại Thành phố Hồ Chí
Minh về tầm quan trọng của đời sống hôn nhân: trƣờng hợp điển cứu.
- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Huê
Nguyễn Thị Thỏa
Phạm Thái Giáng Hƣơng
- Lớp: XH12 Khoa: XHH- CTXH- ĐNA
Năm thứ: 4 Số năm đào tạo: 4
- Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Bảo Thanh Nghi
2. Mục tiêu đề tài: Tìm hiểu phụ nữ thành đạt ngày nay tại Thành phố Hồ Chí Minh
quan niệm như thế nào về tầm quan trọng của đời sống hôn nhân.
3. Tính mới và sáng tạo:
Mới về đối tượng: Theo khảo cứu tài liệu, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu chính thức
về hiện tượng phụ nữ độc thân và trì hoãn kết hôn, ít có nghiên cứu liên quan tới phụ
nữ thành đạt.
Về cách tiếp cận: Để tìm hiểu quan điểm quyết định và chọn lựa của phụ nữ thành đạt
tại Thành phố Hồ Chí Minh đối với hôn nhân, chúng tôi tiếp cận từ các “vốn” (kinh tế,
xã hội, văn hóa theo P. Bourdieu) của cá nhân để giải thích cho hiện tượng. Ở Việt
Nam, các nghiên cứu về vốn xã hội chưa nhiều, được chia làm hai hướng: bàn luận về
lý luận chung và nghiên cứu thực nghiệm (Nguyễn Tuấn Anh, 2010). Tuy nhiên, trong
những nghiên cứu thực nghiệm chưa có nghiên cứu về “vốn” trên phương diện cá nhân
6
và đặc biệt liên quan đến hôn nhân. Chúng tôi muốn tiếp cận từ các yếu tố vốn trên
phương diện cá nhân để thấy được vai trò của nó đối với quan niệm và quyết định về
hôn nhân như là cơ sở cho kế hoạch cuộc đời.
Về kết quả: Ở Việt Nam hiện đã có một vài nghiên cứu về tình dục, tuy nhiên chưa có
nghiên cứu đề cập tới đồ chơi tình dục (Sextoy). Kết quả của bài nghiên cứu này cho
thấy Sextoy cũng là một lựa chọn cho những người phụ nữ thành đạt độc thân nói
riêng, họ muốn xã hội chấp nhận nó và coi nó như một dụng cụ thiết yếu trong cuộc
sống. Bên cạnh đó, trong tiêu chuẩn đối với người bạn đời, sự hòa hợp tình dục được
đặc biệt đề cao, đối tượng cho rằng phải “thử” với nhiều người để tìm được sự hòa
hợp. Đây cũng là điểm mới so với những nghiên cứu về tiêu chuẩn của người Việt
trước đó.
4. Kết quả nghiên cứu:
Các yếu tố vốn (kinh tế, xã hội, văn hóa) là cơ sở duy lý đối với quan điểm và quyết
định của phụ nữ thành đạt về hôn nhân, độc thân hay các lựa chọn khác.
Phụ nữ thành đạt không quan trọng đời sống hôn nhân, cho rằng hôn nhân không nhất
thiết phải có. Bởi vì: hôn nhân không là sự đảm bảo (vật chất, tinh thần); họ có thể làm
mẹ mà không cần làm vợ nhờ sự phát triển của công nghệ y khoa (thụ tinh nhân tạo)
hay nói cách khác, vai trò người mẹ thu hút cá nhân hơn vai trò người vợ, người con
dâu; họ có thể thỏa mãn nhu cầu tình dục mà không cần hôn nhân (sống với người bạn
tình), thậm chí không cần tới người đàn ông (sử dụng Sextoy), người đàn ông trở nên
kém quan trọng, Sextoy dẫn đến sự bình đẳng hơn giữa hai giới trong vấn đề tình dục.
Cá nhân cũng cho rằng Sextoy là một dụng cụ hoàn toàn có ích (đối với cá nhân, gia
đình và xã hội) và thiết yếu trong cuộc sống, do đó cần có sự nhìn nhận cởi mở từ xã
hội. Ngoài những trường hợp chọn độc thân có con cái (Single Mom), cũng có những
trường hợp không quan trọng việc có con cái hay một người đàn ông. Con cái hay hôn
nhân là sự ràng buộc, cản trở đối với kế hoạch cá nhân, hôn nhân là một sự rủi ro.
Những nguyên nhân của việc lựa chọn đời sống độc thân hay trì hoãn kết hôn chủ yếu
xuất phát từ sự “khủng hoảng lòng tin” đối với người đàn ông và hôn nhân. Bởi với
thành tích kinh tế và địa vị của mình, cá nhân cho rằng người đàn ông Việt Nam hiện
nay thiếu bản lĩnh, gia trưởng, chậm tiến và thiếu chung thủy...; hôn nhân cũng bị cho
7
là mang lại rủi ro nhiều hơn lợi ích. Do đó, đối tượng cảm thấy người đàn ông hay hôn
nhân không thể mang lại những lợi ích mà họ mong đợi nên sự lựa chọn độc thân hay
trì hoãn kết hôn được coi là giải pháp tốt hơn. Nguyên nhân khác làm cho cá nhân
chưa muốn hay thậm chí không muốn kết hôn bởi sức hút của đời sống độc thân (sự tự
do, cơ hội phát triển sự nghiệp, khẳng định bản thân, sự hạnh phúc của đời sống độc
thân…).
Cá nhân cũng suy nghĩ và phản ứng gay gắt đối với sự gia trưởng của nam giới, cho
rằng “Tam tòng, tứ đức” là công cụ áp bức phụ nữ và cổ súy tính gia trưởng ở nam
giới. “Tam tòng” đồng nghĩa với gia trưởng và gắn với hôn nhân. Sự lựa chọn độc thân
là cách để cá nhân thoát khỏi tư tưởng đó một cách hoàn toàn, hay ít ra để sự tự do
được kéo dài hơn bằng cách trì hoãn thời điểm kết hôn. Cá nhân cũng chủ trương loại
bỏ sự áp đặt chuẩn mực “Tam tòng, tứ đức” để giảm bớt gánh nặng cho phụ nữ và đạt
sự bình đẳng hơn đối với nam giới. Đối tượng nghiên cứu cũng đánh giá thấp sự chung
thủy của nam giới. Đặc biệt, người đàn ông bị cho là thiếu bản lĩnh bởi họ nhận thấy
sự chậm tiến của nam giới và cho rằng tỷ lệ người đàn ông hiện nay bị Gay nhiều nên
số đàn ông “thực sự là đàn ông” bị giảm đi.
Sự hòa hợp tình dục là yếu tố quan trọng, được đưa vào tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời.
Tuy nhiên, sự hòa hợp đó không dẫn đến hôn nhân mà là sống chung không hôn thú.
Với sự tự chủ kinh tế và tự do cá nhân, đối tượng nghiên cứu muốn trở thành những cá
thể tự điều tiết, không muốn sự can dự, điều tiết của bất kỳ thiết chế nào lên cuộc sống
của họ, dù đó là pháp luật (giấy đăng ký kết hôn). Hơn nữa, nhận thấy sự ràng buộc
của hôn nhân và tính phi hữu dụng của pháp luật trong hôn nhân, cùng với hiện trạng
dễ dàng ly hôn của các gia đình trẻ hiện nay làm cho cá nhân không tin vào sự bền
vững của hôn nhân, không tin vào tính hữu dụng của pháp luật. Điều này dẫn đến sự
xuất hiện của loại hình sống chung không hôn thú, diễn ra như một xu hướng khi nền
kinh tế ngày càng phát triển, vốn và sự tự do cá nhân ngày càng tăng cao.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
Đóng góp về mặt xã hội: Kiến nghị chính sách và gợi hướng nghiên cứu.
8
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy hiện tượng phụ nữ sống độc thân có thể trở
thành một xu hướng trong tương lai. Một số nghiên cứu tại một số quốc gia, trong đó
có Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ đã chỉ ra xu hướng này, bắt đầu từ
những người phụ nữ có điều kiện về kinh tế. Thực trạng về hiện tượng này và những
hệ quả của nó tại Nhật Bản, Trung Quốc là bài học đáng quan tâm. Vì vậy, cần nhìn
nhận một cách nghiêm túc vào vấn đề và nguyên nhân của vấn đề để có chính sách phù
hợp cho sự phát triển, lường trước sự biến đổi bởi gia đình là một thành tố vô cùng
quan trọng của xã hội. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là cách người phụ nữ nhìn về
họ (với những gì họ đạt được: sự tự chủ kinh tế, trình độ giáo dục, sự tự do, bản lĩnh)
và cách họ nhìn về người đàn ông Việt Nam hiện nay (quá gia trưởng, chậm tiến và
chậm thay đổi, thiếu sự chung thủy…). Điều đó làm cho cá nhân cảm thấy chán hôn
nhân, chán đàn ông. Do đó, nam giới phải thay đổi và loại bỏ tính gia trưởng. Nguồn
gốc của điều này nằm ở sự bất bình đẳng trong xã hội hóa về giới với những ảnh
hưởng của chuẩn mực giới. Do đó, cần xóa bỏ hàng rào bất bình đẳng giới và tư tưởng
gia trưởng, bằng cách lồng ghép bình đẳng giới vào trong tất cả các hoạt động và lĩnh
vực. Đặc biệt trong giáo dục, tạo môi trường xã hội hóa bình đẳng ngay từ trong gia
đình, nhà trường và xã hội.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự thay đổi của giá trị truyền thống thông qua sự
đánh giá tính không phù hợp của “Tam tòng, tứ đức”, chuẩn mực do cá nhân đặt ra và
thực hiện dựa trên việc bản thân cảm thấy đúng và phù hợp. Như vậy, giá trị cộng
đồng dần được thay bằng những giá trị cá nhân, điều này được gọi là tính sáng tạo giá
trị của cá nhân, dựa trên sự tự do cá nhân. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là tính sáng tạo giá
trị của cá nhân có tạo nên một sự “hỗn mang” trong xã hội? Những vấn đề trong xã hội
ngày nay (trộm cướp, tham nhũng…) có phải là hệ quả của sự sáng tạo giá trị?
Với việc chỉ ra xu hướng của hiện tượng sống chung không hôn thú như là hệ quả của
sự phát triển kinh tế và chủ nghĩa cá nhân và đặc biệt là từ việc cá nhân cảm thấy mất
lòng tin đối với sự bền vững của hôn nhân cũng như tính hữu dụng của pháp luật.
Thực trạng này có ảnh hưởng không nhỏ tới xã hội, gây ra một số vấn đề xã hội: khó
khăn trong kiểm soát và kê khai nhân khẩu, dân số. Từ đó cho thấy cần sớm có nghiên
cứu cụ thể đối với vấn đề này và những chính sách phù hợp.
9
Qua thông tin từ đối tượng nghiên cứu đối với Sextoy, theo chúng tôi, đúng là xã hội
cần có sự cởi mở hơn đối với Sextoy, bởi sự phát triển của sản phẩm này là một
“khuynh hướng tất yếu” theo sự phát triển của công nghệ và tự do cá nhân, nó gắn liền
với tình dục- một nhu cầu thiết yếu của con người. Do đó, xã hội không nên phủ nhận
mà cần nhìn nhận vào thực tế “đã phát triển” của tình dục ở Việt Nam để có thể định
hướng và có giải pháp phù hợp, không nên hoài niệm những giá trị cũ không còn phù
hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại. Do vậy, cần có sự nhìn nhận cởi mở, “bình
thường hóa” đối với Sextoy, đưa ra những chính sách và thực thi chính sách một cách
hiệu quả: kiểm duyệt xuất xứ và chất lượng sản phẩm, địa điểm được phép kinh doanh
sản phẩm, độ tuổi được sử dụng, phổ biến kiến thức về sản phẩm và cách sử dụng...
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp
chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu
có):
Ngày 09 tháng 03 năm 2016
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)
Nhận xét của ngƣời hƣớng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
Ngày 09 tháng 03 năm 2016
Xác nhận của đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
Ngƣời hƣớng dẫn
(ký, họ và tên)
10
Mẫu SV-07. Thông tin về sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƢỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: Nguyễn Thị Huê
Sinh ngày: 04 tháng 03 năm 1993
Nơi sinh: Kim Mỹ- Kim Sơn- Ninh Bình
Lớp: DH12XH02 Khóa: 2012
Khoa: XHH- CTXH-DNA
Địa chỉ liên hệ: 102/43 Tô Hiến Thành- P15- Q10- TP. HCM
Điện thoại: 01686547535 Email: [email protected]
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Xã hội học Khoa: XHH- CTXH- ĐNA
Kết quả xếp loại học tập: TBK
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Xã hội học Khoa: XHH- CTXH- ĐNA
Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:
*Năm thứ 3:
Ngành học: Xã hội học Khoa: XHH- CTXH- ĐNA
Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích
Ngày 09 tháng 03 năm 2016
Xác nhận của đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)
Ảnh 4x6