Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan điểm của Lênin về phát huy vai trò của nông dân trong chính sách kinh tế mới và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi đổi mới đến nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TÔ MẠNH CƢỜNG
QUAN ĐIỂM CỦA LÊNIN VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
NÔNG DÂN TRONG CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI VÀ
SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TỪ KHI ĐỔI MỚI ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và
Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số: 62 22 03 02
LUẬN ÁN TIẾN SỸ TRIẾT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Hữu Đễ
2. TS. Nguyễn Khắc Chƣơng
HÀ NỘI, 2014
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền làm
nên cuộc cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại cũng như trong quá trình lãnh
đạo nước Nga Xô viết xây dựng chế độ xã hội mới, V.I.Lênin luôn đánh giá
cao vai trò của nông dân, coi liên minh với lực lượng này là một điều kiện
quan trọng để giai cấp vô sản Nga giành và giữ vững chính quyền. Việc
đánh giá đúng và phát huy tốt vai trò của nông dân chính là nền tảng cho
những thành công của Chính sách kinh tế mới (NEP) do V.I.Lênin khởi
xướng. Những tư tưởng táo bạo và những chủ trương đúng đắn bắt đầu từ
nông nghiệp, nông dân và nhanh chóng khôi phục lại nền kinh tế nước Nga
đã tạo cơ sở thực hiện kế hoạch nổi tiếng - điện khí hoá toàn nước Nga.
Trong các tác phẩm của mình, kể từ sau Cách mạng tháng Mười và đặc biệt
là giai đoạn thực hiện NEP, V.I.Lênin đã giành hàng nghìn trang để bàn về
vấn đề nông nghiệp, nông dân. Đó thực sự là một di sản quý báu cho các
thế hệ cách mạng đời sau tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi để kế thừa và phát
triển.
Giữa NEP và đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam có
nhiều điểm tương đồng, trong đó, đặc biệt là vấn đề đổi mới cơ chế quản lý
kinh tế nhằm giải phóng sức lao động cho một bộ phận lớn lực lượng sản
xuất của xã hội là giai cấp nông dân.
Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trong quá trình phát triển.
Trong lịch sử cũng như hiện tại, nông dân luôn giữ vai trò là lực lượng
đông đảo nhất, góp phần quan trọng nhất cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
tổ quốc.
3
Ngay từ khi ra đời, Đảng ta cũng đã sớm nhận thức được vị trí, vai
trò quan trọng của giai cấp nông dân. Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng,
giai cấp nông dân thực sự đã phát huy tốt vai trò là lực lượng cách mạng
quan trọng, cùng với giai cấp công nhân và nhân dân lao động hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt vấn đề
nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, bảo đảm
sự thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vận dụng sáng tạo
chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện nước ta, nhiều chủ trương, đường lối
đúng đắn của Đảng ra đời, góp phần giải phóng sức lao động của các tầng
lớp nhân dân nói chung, giai cấp nông dân nói riêng, tạo đà tăng trưởng
kinh tế và ổn định chính trị - xã hội. Bước đột phá cho sự nghiệp đổi mới
nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng là đường lối đổi mới của Đại
hội VI, và tiếp theo là “Nghị quyết 10” trong nông nghiệp. Các chỉ thị, nghị
quyết của các đại hội và hội nghị Trung ương Đảng khoá VII, VIII, IX, X,
XI sau này cũng luôn tập trung giải quyết những vấn đề then chốt trong
nông nghiệp.
Dưới tác động của những chính sách đó, nông nghiệp, nông dân và
nông thôn Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, góp phần quan trọng đưa nước ta
thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tạo tiền
đề đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Dù cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch nhưng giai cấp nông dân
nước ta hiện vẫn chiếm gần 73% dân số và 56% lực lượng lao động cả
nước. Trong bối cảnh hiện nay, ít quốc gia có lực lượng lao động trong lĩnh
vực nông nghiệp đông đảo như vậy. Theo kinh nghiệm của các quốc gia
phát triển trên thế giới đã từng trải qua giai đoạn CNH, nếu giải quyết tốt
4
vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì kinh tế nông nghiệp và xã hội
nông thôn sẽ đóng góp to lớn cho tiến trình CNH. Ngược lại, nông nghiệp,
nông thôn có thể trở thành gánh nặng của quá trình cất cánh, tăng trưởng
kinh tế, thậm chí trở thành khủng hoảng chính trị, thảm họa môi trường,
phá vỡ sự bền vững của quá trình phát triển [85; 18]. Việc tìm cách phát
huy vai trò của nông dân cũng chính là tìm ra biện pháp để thúc đẩy sự
phát triển kinh tế nông nghiệp, thực hiện CNH, giải quyết vấn đề xã hội,
hướng tới sự phát triển bền vững mà các quốc gia hiện nay đều rất quan
tâm.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về NEP nhưng chủ yếu tiếp cận
dưới góc độ kinh tế. Trong khi đó, vấn đề được Lênin đề cập nhiều trong
NEP là vấn đề vai trò nông dân trong phát triển kinh tế chưa được nghiên
cứu một cách đầy đủ, nhất là trên phương diện lý luận. Do đó, việc nghiên
cứu một cách có hệ thống quan điểm của V.I.Lênin về phát huy vai trò
nông dân trong NEP và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong
giai đoạn đổi mới sẽ giúp chúng ta có cơ sở lý luận phát huy tốt hơn nữa
vai trò của giai cấp nông dân nước ta hiện nay, góp phần đưa sự nghiệp
CNH, HĐH của chúng ta tiến nhanh và bền vững hơn nữa. Đây là việc làm
có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Đó là toàn bộ những lý do để tác giả lựa chọn vấn đề “Quan điểm
của Lênin về phát huy vai trò của nông dân trong Chính sách kinh tế mới
và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi đổi mới đến nay” làm
đề tài luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
5
Nghiên cứu quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về vai trò của nông dân,
các biện pháp phát huy vai trò đó trong NEP và quá trình Đảng Cộng sản
Việt Nam vận dụng, phát triển sáng tạo những quan điểm này vào việc phát
huy vai trò nông dân nước ta kể từ đổi mới đến nay. Từ đó, đề ra một số
phương hướng, giải pháp nhằm tiếp tục phát huy tốt hơn nữa vai trò giai
cấp nông dân nước ta trong giai đoạn tới.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
- Làm rõ những quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về nông dân, vai trò
của nông dân; một số biện pháp và nguyên tắc nhằm phát huy vai trò đó
trong NEP.
- Làm rõ quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng những quan
điểm của V.I.Lênin về phát huy vai trò nông dân vào việc phát huy vai trò
nông dân nước ta kể từ đổi mới đến nay.
- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm tiếp tục phát huy tốt
vai trò nông dân nước ta trong giai đoạn hiện nay theo quan điểm của
V.I.Lênin.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những quan điểm của V.I.Lênin về nông dân, về vai trò, biện pháp,
nguyên tắc phát huy vai trò của nông dân trong NEP và hệ thống quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện sự vận dụng sáng tạo và đúng đắn
những quan điểm mang tính phương pháp luận của V.I.Lênin về phát huy
vai trò nông dân.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Bao gồm những quan điểm của V.I.Lênin về nông dân, về vai trò,
biện pháp, nguyên tắc phát huy vai trò của nông dân trong giai đoạn thực
6
hiện NEP và những chủ trương, đường lối của Đảng thể hiện sự vận dụng
những quan điểm đó vào việc phát huy vai trò nông dân nước ta trong thời
kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay).
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
- Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy
vật biện chứng và duy vật về lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nguồn lực con
người nói chung, về nông dân, vị trí, vai trò của nông dân nói riêng…
Đồng thời, luận án cũng kế thừa những thành quả của những công trình
nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án trong thời gian gần đây.
Cụ thể đó là:
- Quan điểm triết học của DVBC và DVLS về mối quan hệ biện
chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về nguồn lực con
người.
- Quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách
của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn.
- Thành tựu, kết quả nghiên cứu của khoa học xã hội như sử học, xã
hội học, kinh tế học, thống kê học trên lĩnh vực nông nghiệp, nông dân,
nông thôn cả trong nước và trên thế giới.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học xã
hội như: phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử, so sánh và đối chiếu, hệ
thống hóa và khái quát hóa… Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp liên
ngành như: sử học, thống kê…
7
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Nghiên cứu làm rõ những quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về vai
trò của nông dân, một số biện pháp và nguyên tắc nhằm phát huy vai trò đó
trong NEP.
- Luận án bước đầu phân tích và làm rõ quá trình Đảng Cộng sản
Việt Nam vận dụng những quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về phát huy vai
trò nông dân trong NEP vào việc phát huy vai trò nông dân nước ta kể từ
đổi mới đến nay.
- Trên cơ sở vận dụng quan điểm của V.I.Lênin và nghiên cứu kinh
nghiệm trong nước cũng như ngoài nước, luận án đề ra một số phương
hướng, giải pháp nhằm phát huy tốt vai trò nông dân nước ta trong giai
đoạn cách mạng hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận: Góp phần vào việc nghiên cứu quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin về phát huy vai trò của giai cấp nông dân trong cách
mạng XHCN nói chung và trong NEP nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm
tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề liên quan đến
giai cấp nông dân và hoạch định đường lối, chính sách đối với giai cấp
nông dân nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ
lục, luận án gồm 4 chương 12 tiết.
8
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những công trình nghiên cứu vai trò nông dân và vấn đề
phát huy vai trò nông dân trong Chính sách kinh tế mới
Nông dân có vai trò vô cùng quan trọng trong toàn bộ tiến trình cách
mạng XHCN nói chung và trong giai đoạn thực hiện NEP nói riêng. Cho
tới nay, có một số công trình nghiên cứu về vai trò của nông dân và vấn đề
phát huy vai trò nông dân trong NEP.
* Các công trình ngoài nước
Công trình “Chính sách kinh tế mới qua lăng kính của thời đại hiện
nay” (1990) của tác giả Epghênhi Ambaraxumốp đã trình bày tính tất yếu
ra đời của NEP và quan điểm về một số vấn đề trong chính sách kinh tế ở
Liên Xô. Công trình bước đầu đã phân tích về vai trò của giai cấp nông dân
trong giai đoạn thực hiện NEP. Tác giả đã chỉ ra, so với giai đoạn trước khi
tiến hành NEP, V.I.Lênin đã nhận thức và khẳng định vai trò ngày càng
quan trọng của nông dân. Tác giả nhấn mạnh: “Để tiến hành Chính sách
kinh tế mới và phát triển nó, V.I.Lênin coi trọng tính độc lập của thành
phần nông dân trong xã hội Xôviết và trong nhà nước hơn lúc trước rất
nhiều” [1; 40]. Công trình còn có nhận định quan trọng, có giá trị trong
việc nghiên cứu giải pháp phát huy vai trò nông dân, đó là “việc kìm hãm
hoặc phá bỏ nông dân cá thể, hoặc phản đối việc kinh doanh của họ, sẽ
dẫn tới những cuộc khủng hoảng lương thực và sau đó là cuộc tổng khủng
hoảng kinh tế - chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa” [1; 41]. Công trình
cũng đã bước đầu cũng phân tích về một số vấn đề quan trọng trong NEP
có tác động to lớn tới người nông dân như vấn đề thuế lương thực, vấn đề
9
HTX và thực tiễn việc thực hiện vấn đề này trong giai đoạn sau NEP ở
Liên Xô.
Công trình “Chủ nghĩa Lênin và vấn đề cải tạo nông nghiệp” (1967)
của S.Xanacoep, I.Đuđinxki, X.Tơrapedơmicốp.... đã cho thấy sự quan tâm
của V.I.Lênin tới người nông dân kể từ sau cách mạng tháng Mười. Công
trình đã chỉ ra nông dân có vai trò rất quan trọng đối với việc hoàn thiện
hoạt động của bộ máy nhà nước. Việc tăng cường mối quan hệ của bộ máy
Nhà nước đối với quần chúng lao động (trong hoàn cảnh nước Nga lúc này
đa số là nông dân) có ý nghĩa vô cùng to lớn, là “phương tiện quan trọng
để hoàn thiện sự hoạt động của các bộ máy Nhà nước Xôviết. Về vấn đề
phát huy vai trò nông dân, công trình đã phân tích và đưa ra nhiều giải
pháp quan trọng nhằm phát huy vai trò này. Tác giả đã khẳng định “hợp tác
hóa là con đường đi tới nền sản xuất quy mô đơn giản nhất, dễ nhất và
người nông dân dễ tiếp thu nhất” [113; 18]. Kế hoạch hợp tác hóa của
V.I.Lênin là sự phát triển sáng tạo cương lĩnh của Đảng, học thuyết về vấn
đề ruộng đất. Theo V.I.Lênin, mục đích cải tạo nông thôn là nhằm dần dần
đưa hàng chục triệu nông dân lên con đường sản xuất tập thể lớn XHCN.
Công cụ quan trọng nhất để đạt tới mục đích đó đã được công nhận là hợp
tác xã. Ngoài ra, công trình còn phân tích và làm rõ sự cần thiết phải thay
đổi chính sách kinh tế, coi cần thiết phải có thuế nông nghiệp như là một
biện pháp tạm thời, qua đó tới sự lưu thông hàng hóa mở rộng giữa công
nghiệp và nông nghiệp. Công trình cũng đã nhận định: “Quá độ đi tới
đường lối kinh tế mới thể hiện sự khuyến khích kinh tế với nông dân” [113;
99]. Tác giả còn nhấn mạnh vai trò của công nghiệp đối với sự phát triển
nông nghiệp. Đó là: “Trong thời kỳ đầu của đường lối kinh tế mới hoàn
toàn không có cơ sở công nghiệp để đảm bảo nhu cầu về kỹ thuật nông
10
nghiệp của nền kinh tế tập thể. Để thực hiện kế hoạch hợp tác hóa cần thiết
phải công nghiệp hóa đất nước, trang bị cho nông nghiệp cơ sở kỹ thuật
hiện đại” [113; 100].
Một số công trình nghiên cứu khác như “Vấn đề nông dân ở các xứ
thuộc địa và bán thuộc địa” (1953) (Trích tác phẩm kinh điển của
V.I.Lênin, J.Stalin, Mao Trạch Đông), “Nông dân và vấn đề nông dân”
(1958) của Nhà xuất bản Sự thật, đã chọn lọc, trích dẫn tác phẩm kinh điển
và luận bàn về những nội dung xung quanh vấn đề về nông dân ở các xứ
thuộc địa và bán thuộc địa: vấn đề lập trường giai cấp, liên minh công
nông, dân tộc, dân chủ dân sinh, vấn đề liên quan đến quân đội cách mạng.
Các công trình trên đã cho thấy, chủ nghĩa Mác - Lênin quan tâm tới
vấn đề nông dân và khẳng định nông dân giữ vai trò quan trọng trong giai
đoạn thực hiện NEP. Ở các nước có nền kinh tế còn lạc hậu, giai cấp nông
dân chiếm số đông thì việc phát huy vai trò nông dân có ý nghĩa rất quan
trọng. Các công trình cũng bước đầu đưa ra một số giải pháp quan trọng
nhằm phát huy vai trò nông dân trong tiến trình cách mạng XHCN như việc
cho phép nông dân được tự do kinh doanh, buôn bán sản phẩm sau khi đã
thực hiện nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước, vấn đề hợp tác hóa, vấn đề sở
hữu ruộng đất, vấn đề phát huy dân chủ trong bộ máy nhà nước… Qua
nghiên cứu, tác giả luận án đã kế thừa và chỉ ra tính hệ thống của các giải
pháp mà V.I.Lênin đã đưa ra nhằm phát huy vai trò nông dân trong NEP.
* Các công trình trong nước
Có một số công trình của tác giả trong nước nghiên cứu về NEP đã ít
nhiều đề cập tới vị trí, vai trò của nông dân cũng như chỉ ra giải pháp phát
huy vai trò đó trong NEP như: “Chính sách kinh tế mới của Lênin và công
cuộc đổi mới của chúng ta” (1990) của tác giả Đào Xuân Sâm, Luận án
11
Tiến sĩ triết học của Nguyễn Ngọc Thành “Tính biện chứng trong Chính
sách kinh tế mới của V.I.Lênin và ý nghĩa của nó đối với công cuộc đổi mới
hiện nay ở Việt Nam” (1995), “Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin với
công cuộc đổi mới ở Việt Nam” (2000) của Lê Thanh Sinh. Nội dung chính
mà các công trình trên đề cập tới là phân tích bối cảnh ra đời, nội dung, và
giá trị của NEP. Theo đó, nội dung cơ bản của NEP là chuyển từ chế độ
trưng thu lương thực sang chế độ thuế lương thực, cho phép nông dân tự do
buôn bán, trao đổi hàng hóa trên cơ sở đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế
với nhà nước. Đồng thời, gắn kết và đưa các hộ tiểu nông lên sản xuất tập
thể dưới các hình thức KTHT, gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp với nông
nghiệp… Về vấn đề phát huy vai trò nông dân, các công trình đều nhận
định những nội dung trên của NEP đã tác động trực tiếp tới nông dân Nga,
giải phóng mạnh mẽ sức lao động của lực lượng này và đưa nước Nga
thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng sâu sắc. Qua đó, có thể thấy NEP ra đời
hướng tới đối tượng là nông dân và giúp phát huy vai trò nông dân.
Tác giả Đào Xuân Sâm trong “Chính sách kinh tế mới của Lênin và
công cuộc đổi mới của chúng ta” (1990) đã khẳng định NEP giải quyết vấn
đề lớn là con đường đưa những người tiểu sản xuất hàng hóa, trong đó
quan trọng nhất là tiểu nông đi lên sản xuất lớn XHCN… “Sự quan tâm
thiết thân của cá nhân có tác dụng nâng cao sản xuất… Thương nghiệp bán
buôn có thể liên kết, về mặt kinh tế, hàng triệu tiểu nông lại với nhau, bằng
cách lấy lợi ích mà khuyến khích họ, bằng cách làm cho họ có quan hệ gắn
bó với nhau, dẫn dắt họ lên giai đoạn cao hơn, tức là: các hình thức hợp tác
xã và liên hợp chính ngay trong sản xuất” [81; 19]. Như vậy, ở đây, vấn đề
phát huy vai trò nông dân thể hiện ở chỗ tác giả đã chỉ ra một số biện pháp
và mối quan hệ giữa các biện pháp nhằm phát huy sức sản xuất của những
12
người nông dân tiểu nông. Tác giả cũng khẳng định “Những vấn đề của
đường lối chính sách và cơ chế quản lý kinh tế mà Đảng và Nhà nước ta đã
và đang đề cập đều đặt trên cơ sở vận dụng học thuyết Mác – Lênin về thời
kỳ quá độ, mà Chính sách kinh tế mới là một bộ phận rất quan trọng” [81;
5].
“Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin với công cuộc đổi mới ở Việt
Nam” (2000) của Lê Thanh Sinh lại chỉ ra: thuế lương thực là cơ sở kinh tế
để phát triển nền kinh tế tiểu nông và khuyến khích người nông dân phát
triển sản xuất, tăng sản phẩm trao đổi. Từ sự phân tích những nội dung cơ
bản của NEP, tác giả công trình đã nhận định: “Có thể nói, khi ban hành và
thực hiện NEP, V.I.Lênin đã nhìn thấy ở nó khả năng đem lại những đòn
bẩy kinh tế cho công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế ở nước Nga tiểu
nông trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” [82; 63].
Luận án Tiến sĩ triết học “Tính biện chứng trong Chính sách kinh tế
mới của V.I.Lênin và ý nghĩa của nó đối với công cuộc đổi mới hiện nay ở
Việt Nam” (1995) của Nguyễn Ngọc Thành lại phân tích và chỉ ra “NEP là
biểu hiện mối quan hệ biện chứng giữa mục tiêu và bước đi (các giải pháp
tình huống, tình thế và chiến lược)” [89; 11]. Các bước đi đó là: Thực hiện
tốt chính sách thu thuế lương thực; Khôi phục phát triển hàng hóa trong
nông nghiệp; Khôi phục và tổ chức lại nền sản xuất công nghiệp; Củng cố
và mở rộng thương nghiệp XHCN; Củng cố nền tài chính Xôviết và ổn
định tiền tệ. Đồng thời, công trình cũng phân tích làm rõ “NEP là biểu hiện
mối quan hệ biện chứng giữa kích thích vật chất và tinh thần”. Công trình
cũng đi tới một số kết luận quan trọng, trong đó khẳng định một nhóm giải
pháp quan trọng nhằm khôi phục và phát triển nền kinh tế nước Nga trong
hoàn cảnh bấy giờ là phải “Bắt đầu từ nông nghiệp, nông dân, trở lại với
13
quan hệ hàng hóa, tiền tệ, với thương nghiệp tự do buôn bán, thừa nhận
nhiều thành phần kinh tế, quan tâm tới lợi ích cá nhân, thừa nhận lợi ích
cá nhân” [89; 24].
Tác giả Lâm Quang Huyên trong “Kinh tế hộ và kinh tế hợp tác
trong nông nghiệp Việt Nam” (2004) (Nxb Trẻ) cũng đã nghiên cứu những
quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về kinh tế nông hộ và kinh tế hợp
tác trong nông nghiệp. Tác giả có trình bày tư tưởng của V.I.Lênin về kinh
tế hộ và HTX, từ đó đi đến khẳng định: “Chính sách Kinh tế mới và những
tư tưởng của V.I.Lênin về hợp tác hóa kinh tế nông dân đã chỉ ra biện
chứng của quá trình phát triển: phục hồi, củng cố và phát triển kinh tế tiểu
nông, đồng thời thu hút quần chúng tiểu nông vào công cuộc xây dựng
CNXH thông qua con đường Hợp tác hóa tự nguyện vì lợi ích của người
nông dân, thông qua lợi ích của họ để gắn bó với lợi ích xã hội chứ không
phải con đường tập thể hóa phi kinh tế” [31; 47]. Tác giả cũng nhận định:
“Sự hình thành các hình thức hợp tác do nhu cầu của hộ nông dân gắn liền
với sự phát triển sản xuất và các quan hệ thị trường [31; 47].
Bên cạnh đó, luận văn Thạc sỹ “Quan điểm của V.I.Lênin về vai trò
của nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và việc phát huy vai trò
của nông dân ở nước ta hiện nay” của tác giả luận án cũng đã nghiên cứu
quan điểm của V.I.Lênin về vai trò của nông dân trong cách mạng XHCN.
Tuy nhiên, luận văn mới chủ yếu nghiên cứu quan điểm của V.I.Lênin về
vai trò, đặc điểm của nông dân ở mức sơ lược chứ chưa có sự phân tích sâu
sắc mang tính hệ thống và mới bước đầu chỉ ra một số biện pháp cũng như
nguyên tắc phát huy vai trò nông dân trong toàn bộ tiến trình cách mạng
XHCN.
14
Tóm lại, các công trình nghiên cứu về NEP kể trên đã giúp tác giả
luận án nhận thức được NEP hướng tới đối tượng là nông dân cũng như
một số nội dung của NEP có ý nghĩa thiết thực đối với việc phát huy vai trò
giai cấp nông dân Nga đầu thế kỷ XX.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về khía cạnh vai
trò nông dân trong NEP cũng như chỉ ra hệ thống những biện pháp, nguyên
tắc để phát huy vai trò đó. Trong luận án của mình, tác giả đã cố gắng
nghiên cứu khía cạnh này.
1.2. Những công trình nghiên cứu quan điểm, đƣờng lối của
Đảng về vấn đề nông dân và vấn đề phát huy vai trò nông dân trong sự
nghiệp đổi mới
1.2.1. Tập hợp quan điểm, đường lối của Đảng về vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn
Có thể kể đến một số công trình như: “Một số văn kiện của Đảng về
phát triển nông nghiệp” (1993) của Đảng Cộng sản Việt Nam, “Chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp – nông dân –
nông thôn thời kỳ 1997 – 2007” (2008) của Ban chỉ đạo Đề án nông nghiệp
– nông dân – nông thôn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia và “Văn kiện
Đảng về phát triển nông nghiệp” (2009) của Nguyễn Duy Hùng chủ biên.
Các công trình trên đã tập hợp những văn kiện của Đảng về chủ trương,
định hướng chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân của Đảng ta trong
suốt quá trình lịch sử từ năm 1955 cho tới năm 2008; giới thiệu những quan
điểm đổi mới của Đảng trong quá trình phát triển nông nghiệp và giới thiệu
một số bài nói quan trọng về định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân,
nông thôn của các đồng chí Tổng Bí thư qua các thời kì. Các công trình
giúp tác giả luận án nhận thấy trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn coi
15
trọng vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Tuy nhiên, các công
trình này mới chỉ tập hợp văn kiện Đảng theo tiến trình thời gian và đề cập
tới cả ba vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn chứ chưa đề cập tới
riêng lĩnh vực nông dân, chưa phân tích tác động của đường lối đó tới việc
phát huy vai trò nông dân. Kế thừa thành quả của các công trình, tác giả
luận án đã chọn lọc, phân loại các văn kiện đó trên một số lĩnh vực mà
mình quan tâm nghiên cứu như đường lối về phát triển nền nông nghiệp
sản xuất hàng hóa; về gắn kết công nghiệp với nông nghiệp, về phát triển
kinh tế hộ nông dân và kinh tế hợp tác, về dân chủ hóa. Đường lối đó đã
thể hiện sự vận dụng sáng tạo những quan điểm của V.I.Lênin về phát huy
vai trò nông dân.
Đường lối của Đảng đã được thể chế hóa thành hệ thống các chính
sách, luật pháp đa dạng, phong phú. Đến nay, có nhiều công trình nghiên
cứu, tập hợp và phân tích hệ thống chính sách của Nhà nước về Tam nông
như “Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau nghị quyết 10
của Bộ Chính trị” (2000) của Lê Đình Thắng (Chủ biên), “Một số chủ
trương chính sách mới về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và
phát triển nông thôn” (2001) của Nhà xuất bản Nông nghiệp; “Chính sách
nông nghiệp nông thôn Việt Nam nửa cuối thế kỉ XX và một số định hướng
đến năm 2010” (2002) của Trần Ngọc Bút, “Chính sách nhà nước đối với
nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc
tế” (2008) của Nguyễn Cúc. Các công trình trên đã nghiên cứu và hệ thống
hóa nhiều chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân nước ta từ năm
1945 và đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới. Trong số các chính sách đó, có
những chính sách quan trọng tác động trực tiếp tới việc phát huy vai trò
nông dân như chính sách đất đai, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ