Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan điểm của chủ nghĩa mác - lênin về quyền con người và sự vận dụng quan điểm ấy trong việc thực hiện quyền con người ở nước ta hiện nay.
MIỄN PHÍ
Số trang
77
Kích thước
676.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
843

Quan điểm của chủ nghĩa mác - lênin về quyền con người và sự vận dụng quan điểm ấy trong việc thực hiện quyền con người ở nước ta hiện nay.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

----------

PHẠM THỊ THẢO

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền

con người và sự vận dụng quan điểm ấy trong việc

thực hiện quyền con người ở nước ta hiện nay

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong toàn bộ các vấn đề của loài người, quyền con người là vấn đề có lịch sử

lâu đời cả về phương diện thực tiễn cũng như lý luận. Đó luôn luôn là mối quan tâm

của nhân loại ở mỗi thời điểm lịch sử của nó. Trong mỗi thời kỳ khác nhau, vấn đề

con người lại được đặt ra gắn liền với thành quả của những cuộc đấu tranh cách

mạng, đấu tranh xã hội, phản ánh trình độ tiến bộ, cấp độ của sự giải phóng con

người trong từng giai đoạn. Giai cấp, tầng lớp thống trị nào công nhận, đề cao

quyền con người sẽ luôn luôn giữ vững được vai trò lãnh đạo của mình. Chẳng thế

mà giai cấp tư sản trong thời kỳ khẳng định, xác lập địa vị thống trị đã luôn dương

cao ngọn cờ tự do, bình đẳng, bác ái nhằm tập hợp, lôi kéo nhân dân ủng hộ giai cấp

mình trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến. Đến lượt mình, giai cấp vô sản

khi bước lên vũ đài chính trị, khi tập hợp xây dựng lực lượng đấu tranh chống áp

bức, đòi các quyền lợi cơ bản, thực tiễn cho con người cũng đã đưa ra nhiều khẩu

hiệu, tư tưởng về bình đẳng, về xóa bỏ giai cấp - nền tảng để con người đạt được sự

tự do tuyệt đối. Đương nhiên, do những giới hạn lịch sử khách quan, mỗi giai cấp

thống trị ở một thời kỳ lịch sử chỉ có thể đáp ứng và đảm bảo quyền con người ở

một mức độ, một nấc thang nhất định.

Giải phóng con người và vì con người là tư tưởng cốt lõi của chủ nghĩa Mác -

Lênin, trong đó những quan điểm về quyền con người là sự thể hiện bản chất nhân

văn, nhân đạo của nó. Vì vậy nghiên cứu triết học Mác - Lênin về quyền con người

là một việc làm cần thiết để thấy rõ hơn tư tưởng nhân đạo cao cả của chủ nghĩa

này và thông qua đó đập tan những luận điệu xuyên tạc, không đúng sự thật về bản

chất, ý nghĩa, giá trị tốt đẹp của nó.

Trước chủ nghĩa Mác, đã có nhiều tư tưởng về quyền con người xuất hiện

nhất là vào thời kì Phục hưng và Khai sáng ở Tây Âu vào cuối thế kỉ XVI- XVIII.

Tuy vậy đa phần các học thuyết đó đều mang tính trừu tượng và bảo vệ cho những

đặc quyền, đặc lợi của chủ nghĩa tư bản. Vì vậy sự ra đời của chủ nghĩa Mác với

những quan điểm đúng đắn về quyền con người dựa trên phép biện chứng và chủ

nghĩa duy vật lịch sử đã khắc phục được những thiếu sót và sai lầm của các thuyết

nhân quyền trước đây đồng thời tạo ra một bước ngoặt lịch sử trong sự phát triển

của tư tưởng về quyền con người.

Ở nước ta khi nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mới được khai sinh,

vấn đề nhân quyền đã được đề cập và nhắc đến như một vấn đề có tính chất hiện

hữu, gắn chặt với độc lập tự do của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:

“Nếu có độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng

chẳng có nghĩa lý gì”. Quán triệt sâu sắc vấn đề này, trong suốt quá trình xây dựng

đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng và nhà nước ta luôn luôn có sự quan

tâm, chăm lo tới vấn đề quyền con người, quyền công dân của quảng đại quần

chúng nhân dân lao động.

Trải qua hơn 25 năm đổi mới, đất nước đã có nhiều thay đổi từng bước tiến

vững chắc lên Chủ nghĩa Xã hội, vấn đề chăm lo đời sống con người lại càng cấp

thiết hơn bởi có đảm bảo vững chắc quyền con người mới xây dựng được lòng tin

của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội.

Trên thực tiễn vấn đề thực hiện quyền con người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số

hạn chế, yếu kém cần phải khắc phục. Nghiên cứu, đẩy mạnh và thực hiện tốt hơn

nữa quyền con người vừa giúp Đảng và Nhà nước có những quyết sách chính trị

đúng đắn về vấn đề này đồng thời cũng là cơ sở để chúng ta xác lập những quyền

con người cơ bản cho quần chúng nhân dân.

Trong những năm gần đây, tình hình nhân quyền ở Việt Nam tuy đã được

đảm bảo thực hiện rộng rãi trong đời sống xã hội, tuy vậy, vẫn bị một số những thế

lực thù địch, phản động, xuyên tạc và lợi dụng vấn đề này để có những tuyên truyền

sai trái về tình hình quyền con người của nước ta nhằm gây kích động bạo loạn và

làm mất niềm tin của nhân dân với Đảng, với Nhà nước. Đứng trước tình hình đó,

việc nghiên cứu và ứng dụng chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề quyền con người là

cần thiết, vừa nhằm phản bác lại những lập luận sai lầm, bóp méo sự thật về tình

hình nhân quyền ở nước ta của các thế lực thù địch, vừa là để khẳng định và làm

cho nhân dân thế giới hiểu rõ những thành tựu, những cố gắng của nước ta trong

việc thực hiện quyền con người trong bối cảnh hiện nay.

Vì những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề: “Quan điểm của chủ

nghĩa Mác - Lênin về quyền con người và sự vận dụng quan điểm ấy trong

việc thực hiện quyền con người ở nước ta hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt

nghiệp đại học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Ra đời và tồn tại gắn liền với sự xuất hiện của xã hội loài người và đặc biệt

được đề ra rõ nhất khi xã hội loài người có sự xuất hiện giai cấp, vì vậy vấn đề

quyền con người được coi là kim chỉ nam xuyên suốt chiều dài lịch sử loài người.

Trong những năm gần đây, quyền con người được nghiên cứu mở rộng trên nhiều

bình diện, ở nhiều quốc gia khác nhau trong đó có nước ta.

Ở ngoài nước chúng ta có thể kể tới một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về

quyền con người như Jacques Mourgon với cuốn “Quyền con người” (Nxb đại học

Pháp, 1993); Wolfgang Benedek (chủ biên) với cuốn “Tìm hiểu về quyền con người

- Tài liệu hướng dẫn về giáo dục quyền con người” (Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2008).

Dưới sự tiếp cận của các học giả nước ngoài, quyền con người được nhìn nhận,

nghiên cứu chủ yếu thông qua các văn kiện, các công ước quốc tế về vấn đề quyền

con người, đặc biệt là thông qua hai bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ (1776)

và Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền (1789) của cách mạng Pháp. Dưới góc độ

triết học, các tư tưởng của những nhà triết học, kinh điển chưa được chú trọng

nghiên cứu nhiều.

Ở trong nước, quyền con người cũng là một vấn đề được các học giả chú ý

tìm hiểu. Cuốn “Mác - Ăngghen về quyền con người” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội, 1998) là tác phẩm do trung tâm nghiên cứu về quyền con người tuyển chọn và

giới thiệu. Cuốn sách đã bao gồm những đoạn trích dẫn trong các tác phẩm của

Mác và Ăngghen đề cập đến một số chủ đề về quyền con người. Tuy vậy cuốn sách

cũng chỉ mới đề cập tới những tác phẩm trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa Mác mà

đã bỏ qua hàng loạt những tác phẩm quan trọng sau này của chủ nghĩa Mác có liên

quan trực tiếp đến các vấn đề nhà nước, pháp luật và nhân quyền.

Cuốn “Triết học chính trị về quyền con người” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội, 2005) của Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh đã đề cập đến khái niệm tư duy chính trị

về quyền con người dưới góc độ triết học, về sự vận dụng của tư duy chính trị về

quyền con người trong lịch sử phương Đông và phương Tây. Tác phẩm cũng đã

trình bày một cách khá hệ thống về quyền con người ở nước ta trong giai đoạn

trước và sau cách mạng tháng Tám đồng thời bước đầu có đề xuất một số giải pháp

nhằm đảm bảo quyền con người ở nước ta hiện nay.

Quyền con người trong hệ thống triết học của Lênin cũng rất được các nhà

nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Cuốn sách “Tư tưởng của V. I. Lênin về quyền con

người và giá trị thực tiễn ở Việt Nam” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010) của

tác giả Hoàng Mai Hương và Nguyễn Hồng Hải đã đề cập một cách khá toàn diện

và đầy đủ hệ thống quan điểm, tư tưởng của Lênin về vấn đề dân chủ, quyền dân

tộc tự quyết, quyền chính trị và quyền tham gia. Cuốn sách cũng đã làm sáng tỏ

nguồn gốc, cơ sở hình thành tư tưởng của V.I.Lênin về quyền con người cũng như

những ý nghĩa và giá trị thực tiễn của nó đối với nước ta trên các phương diện thực

hiện dân chủ, quyền tự quyết và quyền tham gia của quần chúng nhân dân.

Cùng chung nghiên cứu về chủ đề này chúng ta có thể kể tới cuốn “Tư tưởng

về quyền con người: tuyển tập tư liệu thế giới và Việt Nam” của tập thể các tác giả

hiện đang công tác tại khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội biên soạn do Nxb Lao

động - Xã hội ấn hành năm 2011. Tuyển tập đã giới thiệu một cách toàn diện, bao

trùm tư tưởng về quyền con người trong lịch sử nhân loại xuyên suốt từ thời kỳ cổ

đại, trung đại, thời kỳ khai sáng cho tới tư tưởng nhân quyền của nhân loại trong

thế kỷ XX. Cũng trong tuyển tập, tư tưởng về nhân quyền, quyền con người trong

lịch sử Việt Nam cũng được chỉ ra một cách cặn kẽ, cụ thể với những đại biểu,

những nhà tư tưởng lớn như Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Phan Bội Châu, Phan

Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc.

Tiếp diễn dòng chảy chung của việc nghiên cứu vấn đề quyền con người, tập

thể các tác giả làm việc tại khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã biên soạn

và cho xuất bản cuốn “Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người” (Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009); “Hỏi đáp về quyền con người” (Nxb Công an

nhân dân, 2010) đề cập và nghiên cứu vấn đề quyền con người trên rất nhiều bình

diện và ý nghĩa khác nhau.

Ngoài ra còn có nhiều bài viết của nhiều tác giả đăng tải trên các báo, tạp chí

cũng đề cập tới vấn đề quyền con người như: Tiến sĩ Phạm Ngọc Anh “Quyền con

người ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp đảm bảo phát triển” (Tạp chí

Bảo hiểm xã hội số 8/2007); “Nhân quyền ở Việt Nam - nhìn từ sự phát triển, tiến

bộ xã hội” (Tạp chí Cộng sản số 53/2004); “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con

người” (Tạp chí Khoa học pháp lý, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh).

Các tác phẩm, bài báo, bài viết tuy có đề cập, nghiên cứu tới vấn đề quyền con

người nhưng hầu hết chưa đề cập, xây dựng được một hệ thống những quan điểm

của chủ nghĩa Mác – Lênin về quyền con người, đồng thời, chưa chỉ rõ sự vận dụng

của Đảng và nhà nước ta về vấn đề này trong thực tiễn đời sống chính trị của đất

nước hiện nay mà chỉ mới dừng lại ở việc xem xét một cách riêng lẻ từng khía cạnh

trong vấn đề quyền con người của chủ nghĩa Mác.

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

* Mục đích: Trên cơ sở nêu bật lên các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin

về quyền con người, đề tài soi rọi, phân tích vào thực tiễn việc thực hiện quyền con

người ở nước ta hiện nay và từ đó đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm thực

hiện tốt và đầy đủ hơn nữa vấn đề quyền con người.

* Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích đã đề ra, đề tài tập trung giải quyết

các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu, làm rõ bối cảnh lịch sử ra đời các quan điểm của chủ nghĩa Mác

– Lênin về quyền con người.

- Làm rõ nội dung các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền con

người.

- Xem xét tình hình thực hiện quyền con người ở nước ta hiện nay thông qua

việc nêu lên một vài thành tựu cũng như hạn chế của nó.

- Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn nữa quyền con

người.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Với điều kiện nghiên cứu và năng lực có hạn, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu,

làm sáng tỏ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền con người và thực tiễn

quyền con người ở nước ta hiện nay. Vấn đề bối cảnh lịch sử ra đời cho sự ra đời

các quan niệm về quyền con người của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng được đề cập

nhưng chỉ là cơ sở, tiền đề để tìm hiểu sâu sắc và đầy đủ hơn những quan điểm của

chủ nghĩa Mác.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận là những quan điểm

của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng với quan điểm

đổi mới tư duy của Đảng cộng sản Việt Nam tròn bối cảnh hiện nay.

* Phương pháp luận nghiên cứu: Để hoàn thành khóa luận, chúng tôi đã sử

dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử với việc nắm vững và vận

dụng các nguyên tắc lịch sử cụ thể và toàn diện. Đồng thời đề tài cũng sử dụng

phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Đề tài đã cố gắng trình bày một cách tương đối có hệ thống quan điểm của

chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền con người và thực tiễn quyền con người ở nước ta

hiện nay. Vì vậy, kết quả của đề tài nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu học tập,

tham khảo cho các bạn sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu triết học Mác -

Lênin, cho những ai quan tâm đến vấn đề này.

- Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã có sự tích lũy được kiến thức

của mình về vấn đề nghiên cứu, đồng thời mong muốn với những giải pháp đề tài

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!