Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quá trình xây dựng và phát triển của lực lượng vũ trang trong kháng chiến chống pháp (1945 – 1954).
PREMIUM
Số trang
75
Kích thước
2.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1833

Quá trình xây dựng và phát triển của lực lượng vũ trang trong kháng chiến chống pháp (1945 – 1954).

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

*****

Đề tài:

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TRONG KHÁNG CHIẾN

CHỐNG PHÁP (1945-1954)

- Đà Nẵng, 5/2014 -

SVTH: Lê Thị Phương

Lớp 10SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh Hồng

Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2

4. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................3

5. Các nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................3

6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................3

7. Cấu trúc đề tài .........................................................................................................3

NỘI DUNG ................................................................................................................4

Chương 1. SỰ RA ĐỜI CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN.............4

1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang .....................4

1.1.1 Cơ sở lý luận ......................................................................................................4

1.1.2 Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................9

1.2 Sự ra đời của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam .......................................12

1.2.1 Đội du kích Bắc Sơn ........................................................................................12

1.2.2 Các đội Cứu quốc quân ....................................................................................13

1.2.3 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ...................................................15

1.2.4 Việt Nam giải phóng quân ...............................................................................18

Chương 2. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH CỦA LỰC LƯỢNG

VŨ TRANG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP...................20

2.1 Lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam trong những năm đầu chống Pháp (

giai đoạn 1945-1946 ) ...............................................................................................20

2.1.1 Sự ra đời của ba thứ quân trong lực lượng vũ trang .......................................20

2.1.2. Hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang trong giai đoạn 1945-1946 .........23

2.2 Lực lượng vũ trang Việt Nam giai đoạn 1947-1950...........................................28

2.2.1 Lệnh tổng động viên nhân lực và vật lực cho cuộc kháng chiến .....................28

2.2.2 Sự ra đời của Đại đoàn quân Tiên Phong ........................................................32

2.2.3 Từ cách đánh du kích chuyển sang đánh vận động chiến................................37

2.3 Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam giai đoạn 1951-1954 ...........................42

2.3.1 Pháp – Mỹ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Việt Nam....................................42

2.3.2 Đại hội II của Đảng và nội dung xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt

Nam giai đoạn mới....................................................................................................43

2.3.3 Sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang về tổ chức và trang bị ............................45

2.3.4 Trận Điện Biên Phủ - Đỉnh cao của sức mạnh quân sự Việt Nam ..................51

KẾT LUẬN..............................................................................................................62

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................64

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Thế kỷ XX là thời kỳ đấu tranh hào hùng của dân tộc Việt Nam, cùng với

việc xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, nhân dân ta đã viết nên những trang sử

chói lọi trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Những chiến

công đó gắn với lực lượng vũ trang nhân dân, một đội quân từ nhân dân mà ra, vì

nhân dân mà chiến đấu, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc.

Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Chủ tịch

Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đặc biệt coi trọng việc phát triển lực lượng vũ

trang. Sau cách mạng tháng Tám, vượt qua những khó khăn ban đầu, cùng với sự

phát triển của chiến tranh cũng như yêu cầu khách quan của cuộc kháng chiến,

Đảng ta đã nhận thức yêu cầu cấp bách là phải xây dựng những đội quân chính

quy, chủ lực để đánh những trận tiêu diệt lớn. Thực hiện chủ trương đó, bên cạnh

việc xây dựng bộ đội địa phương, dân quân du kích thì việc xây dựng và phát

triển bộ đội chủ được đặc biệt coi trọng.

Khởi nghĩa Bắc Sơn tuy thất bại nhưng đã để lại cho cách mạng nước ta đội

du kích Bắc Sơn. Từ 34 chiến sĩ ban đầu của đội Việt Nam tuyên truyền Giải

phóng quân, đến chiến dịch Điện Biên Phủ thì lực lượng vũ trang của ta đã xây

dựng được 5 đại đoàn bộ binh, nhiều trung đoàn pháo binh, công binh,…với

hàng chục ngàn quân. Thực tế đó cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng

vũ trang nước ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của lực lượng vũ trang nhân

dân ta cũng là tìm hiểu về lịch sử dân tộc, tìm hiểu nội dung này là vấn đề có ý

nghĩa lý luận và thực tiển sâu sắc. Xuất phát từ ý nghĩa to lớn đó tôi chọn đề tài

“Quá trình xây dựng và phát triển của lực lượng vũ trang trong kháng chiến

chống Pháp (1945-1954)” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2

2. Lịch sử vấn đề

Vấn đề xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang đã thu hút nhiều nhà nghiên

cứu quan tâm tìm hiểu.

Trong cuốn 55 năm quân đội nhân dân Việt Nam miền đất khai sinh và quá

trình phát triển, xuất bản năm 1999 của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã tập hợp

một số bài viết về sự trưởng thành của lực lượng vũ trang, tư tưởng của Hồ Chí

Minh về xây dựng và vai trò cuả bộ đội chủ lực trong chiến tranh.

Trong cuốn Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam tập 1, xuất bản năm 1994 của

Ban nghiên cứu lịch sử quân đội thuộc tổng cục Chính trị Viện Lịch sử quân sự Việt

Nam cũng dành một phần nói về sự ra đời của các đại đoàn chủ lực trong kháng

chiến chống Pháp, cũng như các chiến dịch có sự tham gia của các đại đoàn chủ lực.

Cuốn sách Quân đội nhân dân Việt Nam truyền thống và hiện đại, xuất bản

năm 2004 của Phan Ngọc Liên, Nghiêm Đình Vỳ, Nguyễn Minh Đức. Đã đề cập

đến vai trò của bộ đội chủ lực trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.

Trong cuốn Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân Đà Nẵng 1945- 2000 của

Quân khu V Bộ chỉ huy quân sự thành phố Đà Nẵng cũng có đề cập đến lực lượng

vũ trang của thành phố nói riêng và lực lượng vũ trang của đất nước ta nói chung.

Cuốn sách Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi và bài

học của Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh -Trực thuộc Bộ Chính trị cũng đã nói đến

quá trình phát triển của cuộc kháng chiến và sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh của

Đảng.

Các tài liệu trên đây đã đề cập một số khía cạnh liên quan đến đề tài. Kế thừa

kết quả của những công trình trên đây, tôi đã tập hợp, hệ thống các tư liệu nhằm làm

rõ sự ra đời, phát triển cũng như vai trò to lớn của lực lượng vũ trang trong kháng

chiến chống Pháp.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là sự ra đời, hoạt động, vai trò của lực lượng vũ trang

trong kháng chiến chống Pháp.

Phạm vi nghiên cứu: giai đoạn lịch sử 1945-195.

3

4. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu vấn đề: “Quá trình hình thành và phát triển của lực lượng vũ

trang trong kháng chiến chống Pháp” (1945-1954) của tôi nhằm thực hiện mục đích

nghiên cứu về sự ra đời, phát triển của lực lượng vũ trang trong kháng chiến chống

Pháp. Đồng thời tìm hiểu về những đóng góp của các lực lượng vũ trang đối với sự

nghiệp đấu tranh giành lại tự do, độc lập cho nhân dân ta.

Thực hiện đề tài này tôi mong muốn tìm hiểu sâu hơn về quá trình đấu tranh

của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

5. Các nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài này tôi sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau, bao gồm

các sách chuyên khảo, báo, tạp chí, tư liệu trên Internet.

Khi nghiên cứu đề tài này, tôi dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, quan

điểm của Đảng về nghiên cứu xem xét sự vật, hiện tượng. Tôi dựa vào các phương

pháp chuyên ngành lịch sử: Phương pháp lịch sử, phương pháp lôgich, phương pháp

tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu để làm sáng tỏ nội dung của đề tài.

6. Đóng góp của đề tài

Với đề tài này, tôi làm sáng tỏ sự ra đời, hoạt động cũng như vai trò của lực

lượng vũ trang trong kháng chiến chống Pháp. Đồng thời, đây cũng là nguồn tài liệu

quý báu cho tôi trong quá trình học tập và giảng dạy sau này. Thiết nghĩ còn là

nguồn tư liệu cho những ai quan tâm tìm hiểu về vấn đề lực lượng vũ trang.

7. Cấu trúc đề tài

Đề tài này ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần mục lục,

phần nội dung bao gồm 2 chương:

Chương 1: Sự ra đời của lực lượng vũ trang nhân dân

Chương 2: Qúa trình xây dựng và trưởng thành của lực lượng vũ trang trong

kháng chiến chống Pháp và can thiệp của Mỹ

4

NỘI DUNG

Chương 1

SỰ RA ĐỜI CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN

1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang

1.1.1 Cơ sở lý luận

Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt lịch sử

Việt Nam. Ngay khi mới thành lập, với bản “Chính cương vắn tắt”, “Sách lược vắn

tắt” được Hội nghị lần thứ nhất của Đảng thông qua, và bản “Luận cương chính trị”

của Hội nghị lần thứ nhất của Trung ương Đảng (10/1930), đường lối chiến lược

của Đảng đã được đề ra hết sức đúng đắn, đồng thời những quan điểm quân sự đầu

tiên của Đảng cũng đã hình thành.

Thực dân Pháp xâm lược và kết cấu với giai cấp phong kiến, địa chủ thống trị,

áp bức nhân dân ta không để nhân dân ta hưởng chút quyền tự do, dân chủ. Thực

dân Pháp là nước với nền kinh tế phát triển, quân sự mạnh và dựa vào sức mạnh

quân sự đó, đàn áp dã man các phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Ngay từ khi

mới ra đời đã sớm nhận thức một cách sâu sắc tư tưởng sử dụng bạo lực cách mạng

để chống lại bạo lực phản cách mạng, điều này thể hiện trong các văn bản có tính

chất cương lĩnh đầu tiên đã khẳng định quan điểm cách mạng bạo lực chỉ ra con

đường vũ trang để giành chính quyền và vạch rõ đường lối tổ chức lực lương để

thực hiện các mục tiêu cách mạng.

Trong bản “Chính cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt” đã xác định cách mạng

Việt Nam muốn giành thắng lợi thì không có con đường nào khác ngoài con đường

bạo lực cách mạng. Đó là phát động quần chúng đấu tranh giai cấp, lãnh đạo quần

chúng từ đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành

chính quyền về tay công nông, dựng nên nền chuyên chính dân chủ nhân dân và xây

dựng xã hội mới. Muốn thực hiện nhiệm vụ đó Đảng ta sớm nhận thức một cách sâu

sắc phải ra sức xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!