Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quá trình thực hiện chiến lược CNH hỗn hợp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
Phần I: Tình hình CNH ở Hàn Quốc trước năm 1980.
1.Chiến lược CNH.
2.Thực trạng nền kinh tế.
2.1.Thành tựu.
2.2.Hạn chế.
Phần II:Quá trình thực hiện chiến lược CNH hỗn hợp.
1.Nội dung của chiến lược CNH hỗn hợp.
2.Quá trình thực hiện.
2.1.Phát triển công nghệ.
2.2.Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của những ngành
CNcó kỹ thuật cao.
2.3.Khắc phục tình trạng tụt hậu của CN vừa và nhỏ.
2.4.Tự do hóa có điều tiết.
3. Những vấn đề đặt ra sau giai đoạn 1980-1990.
3.1.Khủng hoảng mô hình công nghiệp hóa.
3.2.Khủng hoảng mô hình phân phối thu nhập.
3.3.Sự suy thoái môi trường sinh thái.
3.4.Quá trình CNH của Hàn Quốc gắn liền với mức tiết kiệm thấp
và nợ nước ngoài cao.
Phần III:Một số kinh nghiệm với Việt Nam.
1.Hàn Quốc-Việt Nam những nét tương đồng.
2.Một số kinh nghiệm từ chiến lược CNH của Hàn Quốc với Việt Nam.
2.1.Liên tục nâng cấp cơ cấu công nghiệp theo các ngành có lợi thế so sánh
hoặc có cơ hội phát triển.
2.2.Sử dụng các quan hệ kinh tế đối ngoại, trọng tâm là XK làm đòn bẩy cho
quá trình CNH.
2.3.Vai trò của chính phủ.
2.4.Kinh nghiệm về đầu tư phát triển nguồn nhân lực và chính sách khoa học
công nghệ.
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo.
1
MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, Hàn Quốc được các nhà phân tích kinh tế trên thế
giới thừa nhận là một điển hình của một nền kinh tế phát triển thành công, đặc
biệt là từ khi xuất phát từ đặc thù địa lý, Hàn Quốc là một quốc gia không được
ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên. Từ một nước công nghiệp nghèo, Hàn Quốc
mau chóng trở thành một nước công nghiệp mới (NICs/NIEs). Đến tháng
10/1996, Hàn quốc được chính thức kết nạp làm thành viên thứ 25 của OECD.
Trở thành một nước công nghiệp mới và là một trong 4 con rồng Châu Á,
rồi tham gia vào OECD, Hàn quốc có một quá trình công nghiệp hóa được rút
ngắn một cách tối đa (chỉ còn 30 năm) so với Mỹ, các nước EU và Nhật Bản do
có được chiến lược công nghiệp hóa đúng đắn, tận dụng được lợi thế của
“người đi sau”, tiếp thu được kinh nghiệm của cả ba nhóm nước phát triển trên.
Trong 30 năm công nghiệp hóa của Hàn Quốc, giai đoạn 1980-1990 giữ
một vai trò nổi bật, được các nhà kinh tế coi là giai đoạn “cất cánh lần thứ hai”
của nền công nghiệp Hàn Quốc, giúp Hàn Quốc nhanh chóng hoàn thành quá
trình công nghiệp hóa. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng GDP của Hàn Quốc
được coi là cao nhất thế giới, bình quân từ 8%-10%/ năm. Đặc biệt là năm 1988
là năm có Thế Vận Hội Olympic lần thứ 24 tổ chức tại Seoul, tốc độ tăng
trưởng của GDP đã lên tới mức kỷ lục, hơn 40% so với năm trước.
Việt Nam và Hàn Quốc là hai nước Châu Á có nhiều nét tương đồng về
lịch sử, địa lý và văn hóa, cơ sở kinh tế xã hội. Sau khi thực hiện công cuộc đổi
mới (từ 1986) Việt Nam đã đạt được một số thành tựu, tuy nhiên nếu xét theo
các tiêu chuẩn quốc tế thì Việt Nam vẫn là một quốc gia kém phát triển. Để có
thể vươn lên đạt trình độ ngang hàng với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam
tất yếu phải lựa chọn con đường CNH-HĐH. Đây thực sự là một thách thức đối
với chúng ta. Vì thế, người viết muốn tìm hiểu về “CNH ở Hàn Quốc giai đoạn
1980-1990” từ đó rút ra “Một số kinh nghiệm với Việt Nam”.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo; bài tiểu
luận được chia thành ba phần:
*Phần I:Tình hình công nghiệp hóa ở Hàn Quốc
trước năm 1980.
*Phần II:Quá trình thực hiện chiến lược CNH hỗn
hợp.
*Phần III:Một số kinh nghiệm từ chiến lược công
nghiệp hóa của Hàn Quốc đối với Việt Nam.
2