Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quá trình hình thành giáo trình hôn nhân gia đình và phương thức bảo vệ hạnh phúc gia đình p9 pot
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1
Khoa Luật- Đại học Cần Thơ
97
B. Quyền thăm viếng
Hình thức thực hiện quyền cha mẹ của người không trực tiếp nuôi con. Theo
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 94, sau khi ly hôn, người không trực tiếp
nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người dó thực hiện quyền
này. Quyền thăm viếng là một trong những điều kiện cơ bản bảo đảm cho việc thực
hiện quyền cha mẹ trong trường hợp cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con. Gắn chặt
với quyền cha mẹ, quyền thăm viếng bao hàm cả quyền giám sát việc trông nom, chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người trực tiếp nuôi con.
Quyền thăm viếng được thực hiện theo ý chí của người có quyền chứ không bị
ràng buộc vào các thoả thuận với người nuôi con. Người có quyền có thể thăm viếng
thường xuyên hoặc thăm viếng đột xuất; có thể thăm viếng trực tiếp hoặc qua điện
thoại và qua các phương tiện thông tin liên lạc khác. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền
thăm viếng phải phù hợp với lịch trình sinh hoạt bình thường của con và của người
nuôi con.
Quyền thăm viếng không thể bị hạn chế hoặc bị treo, bị đình chỉ chỉ vì người
không trực tiếp nuôi dưỡng không thực hiện đúng nghĩa vụ cấp dưỡng.
Tuy nhiên, trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm
nom con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục,
nuôi dưỡng con, thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền
thăm con của người đó (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 94). Có vẻ như
cũng sẽ bị hạn chế quyền thăm con, người bị Toà án hạn chế quyền của cha mẹ đối với
con.