Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quá trình hình thành và phát triển xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
PREMIUM
Số trang
139
Kích thước
14.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
920

Quá trình hình thành và phát triển xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG VĂN NAM

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

XÃ SỦNG TRÁI, HUYỆN ĐỒNG VĂN,

TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN - 2020

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG VĂN NAM

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

XÃ SỦNG TRÁI, HUYỆN ĐỒNG VĂN,

TỈNH HÀ GIANG

Ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 8229013

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG THỊ MỸ HẠNH

THÁI NGUYÊN - 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết

quả nghiên cứu ở luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng ở trong

bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các tài liệu tham khảo có trích dẫn có nguồn gốc rõ

ràng.

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 8 năm 2020

Tác giả

Đặng Văn Nam

XÁC NHẬN CỦA

KHOA CHUYÊN MÔN

XÁC NHẬN CỦA

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. Hoàng Thị Mỹ Hạnh

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Chấp hành Đảng bộ, Hội đồng Nhân

dân, Ủy ban Nhân dân xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, các cơ quan ban

ngành ở địa phương cùng nhân dân xã Sủng Trái đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tế,

khảo sát tại địa phương.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Thị Mỹ Hạnh cùng

tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái

Nguyên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ, đông viên tôi trong quá trình học tập

và thực hiện luận văn.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè đã giúp đỡ

tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 8 năm 2020

Tác giả

Đặng Văn Nam

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. ii

MỤC LỤC ..................................................................................................................iii

DANH MỤC VIẾT TẮT........................................................................................... iv

DANH MỤC BẢNG, BIỂU........................................................................................ v

MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 2

3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................... 4

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 4

5. Đóng góp của luận văn ............................................................................................. 5

6. Cấu trúc của luận văn................................................................................................ 5

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ XÃ SỦNG TRÁI ....................................................... 8

1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .......................................................................... 8

1.2. Điều kiện kinh tế, dân cư - xã hội........................................................................ 10

1.2.1. Điều kiện kinh tế............................................................................................... 10

1.2.2. Điều kiện dân cư - xã hội.................................................................................. 14

1.3. Lịch sử hành chính............................................................................................... 17

1.4. Truyền thống lịch sử xã Sủng Trái ...................................................................... 21

Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 23

Chương 2: XÃ SỦNG TRÁI GIAI ĐOẠN 1944 - 1986......................................... 25

2.1. Vận động cách mạng, đấu tranh giành độc lập và xây dựng, bảo vệ chính quyền

cách mạng (1944 - 1946) ............................................................................................ 25

2.1.1. Vận động cách mạng, xây dựng, chuẩn bị lực lượng ....................................... 25

2.1.2. Đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng............ 28

2.2. Tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 -1954)................................. 30

2.3. Đẩy mạnh xây dựng CNXH ở miền Bắc và tích cực chi viện cho cuộc đấu tranh

giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 - 1975) ........................................ 39

2.3.1 Đấu tranh chống âm mưu phá hoại của các thế lực phản động, đẩy mạnh xây dựng

chủ nghĩa xã hội (1955 - 1960)................................................................................... 39

2.3.2. Tích cực xây dựng CNXH và chi viện cho miền Nam tiến tới đấu tranh giải

phóng, thống nhất đất nước (1961 - 1975) ................................................................. 45

2.4. Tích cực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN (1976 - 1986)............. 57

iv

2.4.1. Đẩy mạnh sản xuất, xây dựng CNXH, bảo vệ vững chắc khu vực biên giới của

Tổ quốc (1975 - 1982) ................................................................................................ 57

2.4.2. Phát triển sản xuất, góp phần xây dựng tuyến phòng thủ, phục vụ chiến đấu bảo

vệ biên giới của Tổ quốc (1982 - 1986)...................................................................... 65

Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 70

Chương 3: XÃ SỦNG TRÁI GIAI ĐOẠN 1986 - 2018......................................... 71

3.1. Bước đầu thực hiện đường lối Đổi mới (1986 - 2000)........................................ 71

3.1.1. Giai đoạn 1986 - 1991 ...................................................................................... 71

3.1.2. Giai đoạn 1991 - 2000 ...................................................................................... 79

3.2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội (2000 - 2018) ............................................ 86

3.2.1. Giai đoạn 2000 - 2010 ...................................................................................... 86

3.2.2. Giai đoạn 2010 – 2018...................................................................................... 91

Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 103

KẾT LUẬN.............................................................................................................. 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 107

PHỤ LỤC

iv

DANH MỤC VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Cụm từ đầy đủ

BCH Ban Chấp hành

CCHC Cải cách hành chính

CNXH Chủ nghĩa xã hội

HĐND Hội đồng nhân dân

HTX Hợp tác xã

NXB Nhà xuất bản

THCS Trung học cơ sở

TW Trung ương

UBHC Ủy ban hành chính

UBND Ủy ban nhân dân

XHCN Xã hội chủ nghĩa

v

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng

Bảng 1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng năm 2018 ...............10

Bảng 1.2 Số lượng gia súc xã Sủng Trái qua các năm ............................................11

Bảng 1.3 Số liệu giáo dục xã Sủng Trái qua các năm học ......................................15

Biểu đồ

Biểu đồ 1.1 Cơ cấu sử dụng đất xã Sủng Trái năm 2018............................................8

Biểu đồ 3.1 Diện tích, năng suất và sản lưng một số cây trồng chủ yếu năm 1988........74

Biểu đồ 3.2 Tình hình chăn nuôi xã Sủng Trái 1989 -1990 ......................................75

Biểu đồ 3.3 Số lượng thực phẩm bán cho nhà nước năm 1990.................................75

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Việt Nam là một quốc gia có sự đa dạng về vùng miền. Mỗi tỉnh thành, khu vực

đều có những nét đặc trưng về kinh tế, xã hội, văn hóa… Việc nghiên cứu, tìm hiểu về

địa phương nói chung và lịch sử địa phương trong một giai đoạn nói riêng là cần thiết,

có ý nghĩa góp phần làm cụ thể hóa và sinh động lịch sử dân tộc, giáo dục niềm yêu

mến, trân trọng và hứng thú tìm hiểu, khám phá những nét đặc trưng của địa phương

cho nhân dân. Qua đó, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, tinh thần nhiệt tình tham gia góp

phần xây dựng, phát triển địa phương.

Xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang hiện nay được thành lập trên cơ

sở tách ra từ xã Lũng Phìn của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang theo Quyết định số

91/QĐ-TTg vào ngày 5/7/1961 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Việt Nam Dân

chủ Cộng hòa. Ngày 15/12/1962, theo Quyết định số 211- CP Hội đồng Chính phủ

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về thành lập các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên

Minh và Quản Bạ của tỉnh Hà Giang, xã Sủng Trái được điều chỉnh thuộc sự quản lý

của huyện Mèo Vạc. Ngày 21/10/1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa

XHCN Việt Nam ra Quyết định số 179 - HĐBT về việc phân định địa giới một số xã

của các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn và Yên Minh, xã Sủng Trái tiếp tục được điều

chỉnh từ huyện Mèo Vạc sang huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Tuyên. Đến năm 1991, xã

Sủng Trái thuộc sự quản lý huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang cho tới nay.

Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, nhân dân các dân tộc xã Sủng Trái,

luôn phát huy truyền thống của địa phương trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Việt Nam XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong công cuộc Đổi

mới đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay, xã Sủng Trái luôn quyết tâm thực hiện nhiệm

vụ xóa đói, giảm nghèo, phát triển trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội...; xây dựng,

củng cố tổ chức Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể, giữ vững quốc phòng - an ninh và đối

ngoại. Đảng bộ, nhân dân các dân tộc xã Sủng Trái đang ra sức quyết tâm phấn đấu xây

dựng Sủng Trái từ một địa phương còn khó khăn để phát triển, vươn lên trở thành một xã

động lực ở cửa ngõ phía nam của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Khôi phục lại bức tranh

lịch sử xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang trước và sau khi thành lập, tổng kết

lại chặng đường lịch sử với những thành tựu mà xã Sủng Trái đã đạt được, nhất là từ khi

Đảng Cộng sản Việt Nam phát động, thực hiện công cuộc Đổi mới đất nước năm 1986 là

2

việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Qua đó, làm cơ sở cho việc khẳng định sự đúng đắn,

kịp thời trong chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước, chính quyền

địa phương.

Với mục đích trân trọng, giữ gìn những giá trị truyền thống, đồng thời kế thừa,

phát huy những thành quả đạt được của các thế hệ trước, tạo cơ sở cho công tác giáo

dục tư tưởng cho cán bộ, nhân dân, góp phần hun đúc truyền thống yêu quê hương, đất

nước cho các thế hệ sau. Đồng thời, làm cơ sở để rút ra những bài học kinh nghiệm quý

báu, sâu sắc, phục vụ công tác xây dựng và phát triển địa phương, hoạch định, triển

khai các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở khai thác những

lợi thế, nguồn lực trong tình hình mới. Tác giả đề xuất, lựa chọn đề tài “Quá trình hình

thành và phát triển xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang”. Đây là một việc

làm quan trọng, góp phần chứng minh lịch sử địa phương là một bộ phận quan trọng,

không thể tách rời của lịch sử dân tộc, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt

Nam XHCN của nhân dân cả nước, trong đó có sự đóng góp của nhân dân xã Sủng

Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong quá trình thu thập, sưu tầm tư liệu cho luận văn, học viên đã tiếp thu thành

quả nghiên cứu của các công trình đi trước có nội dung liên quan trực tiếp hoặc gián

tiếp đến luận văn như sau:

Công trình “Hà Giang 110 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển (1891 - 2001)”

của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Hà Giang xuất bản năm 2001 đã trình bày một cách

khái quát, toàn diện và hệ thống trên các lĩnh vực tiêu biểu như điều kiện tự nhiên, kinh

tế, chính trị, văn hóa, xã hội, dân tộc… của tỉnh Hà Giang từ khi thành lập đến năm

2001.

Công trình Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang gồm tập I (1944 -

1975) và tập II (1975 - 2005) đã trình bày khá toàn diện về tự nhiên; kinh tế - xã hội,

lịch sử - văn hóa, an ninh - quốc phòng; xây dựng Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ

quốc, các đoàn thể của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang qua các thời kỳ lịch sử.

Cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời (2005) của Đào Duy Anh là công trình

nghiên cứu về lịch sử, địa lý nước ta qua các thời kỳ. Đây được coi như là một bức

tranh tổng quan về địa lý hành chính, cương vực của nước ta từ thuở sơ khai cho đến

quá trình mở rộng lãnh thổ và bảo vệ biên giới. Trong đó, đề cập tới khu vực huyện

Đồng Văn, tỉnh Hà Giang hiện nay.

3

Công trình Đại Nam nhất thống chí do tập thể Quốc sử quán triều Nguyễn biên

soạn, là bộ tổng tập đầy đủ về địa chí các tỉnh và các đơn vị hành chính tương đương

của nước Đại Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Nội dung bao gồm tổng

hợp những ghi chép tường tận về các mặt lãnh thổ, cương vực, hình thế, cổ tích, phong

tục... đến ruộng đất, hộ khẩu, nhân vật lịch sử tiêu biểu của từng địa phương.

Lê Quý Đôn (2007) với Kiến văn tiểu lục (Chép vặt những điều thấy nghe), gồm

12 quyển, có tựa của tác giả đề năm 1777, là tập bút ký về lịch sử, địa lý, văn hóa Việt

Nam từ đời Trần đến đời Lê. Tác giả đề cập tới nhiều lĩnh vực từ thành quách, núi sông,

đường sá, thuế, phong tục tập quán, sản vật... của nước ta. Trong đó, quyển số 6 mang

tên Cương vực (bờ cõi) đã tìm hiểu về trấn Tuyên Quang, bao gồm khu vực xã Sủng

Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang ngày nay.

Các tư liệu văn kiện, quyết định của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau này

là Cộng hòa XHCN Việt Nam về việc điều chỉnh, phân chia địa giới hành chính một

số khu vực thuộc tỉnh Hà Giang là cơ sở cho tác giả có thể tìm hiểu, nghiên cứu về lịch

sử, quá trình hình thành xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Các báo cáo chính trị đại hội Đảng bộ xã Sủng Trái, Báo cáo chính trị, Nghị

quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Đồng Văn; các báo cáo chuyên đề, các quyết

định và tài liệu tham khảo khác lưu trữ tại Văn phòng Huyện ủy, HĐND, UBND xã

Sủng Trái và huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã giúp tác giả có những thông tin về

tình hình trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội… qua các thời kỳ.

Từ những kết quả nghiên cứu trên, tác giả trong quá trình tìm hiểu đã thấy rằng

các nhà nghiên cứu, tác giả đi trước đã bước đầu hình thành cơ sở, phát triển hệ thống

tư liệu, dữ liệu khi nghiên cứu về lịch sử địa phương ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Khẳng định rằng, công tác nghiên cứu về địa phương, nhất là trên lĩnh vực lịch sử là

thật sự cần thiết trong bối cảnh Đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế như hiện nay.

Các tư liệu này vẫn có giá trị vô cùng hữu ích và là nguồn tư liệu tham khảo đáng tin

cậy cho tác giả. Trên cơ sở này, luận văn sẽ làm rõ hơn về quá trình hình thành và phát

triển của xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang từ trước đến nay, qua đó góp

phần vào công tác nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử địa phương ở huyện Đồng Văn nói riêng

và tỉnh Hà Giang nói chung.

4

3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của xã Sủng Trái,

huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang trong lịch sử.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả thực hiện một số nhiệm vụ như sau:

Nghiên cứu, tìm hiểu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; quá trình

hình thành, truyền thống lịch sử của xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Nghiên cứu, tìm hiểu sự phát triển của xã Sủng Trái trong lịch sử trên một số

lĩnh vực tiêu biểu như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục…

3.3. Đối tượng nghiên cứu

Quá trình hình thành và phát triển của xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

3.4. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang ngày nay.

Phạm vi thời gian: Tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ năm 1944 đến 2018.

Phạm vi đối tượng: Quá trình hình thành và phát triển của Xã Sủng Trái, huyện Đồng

Văn, tỉnh Hà Giang.

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1. Nguồn tài liệu

Trong quá trình thu thập tài liệu, tư liệu và thực hiện luận văn, tác giả khai thác,

sử dụng tài liệu từ một số nguồn như sau:

Nguồn tư liệu thành văn: Các Chính sách, Nghị quyết, Văn kiện của Đảng bộ các

cấp, Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội được lưu trữ tại Văn phòng Đảng ủy và UBND

xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; các công trình, giáo trình, ấn phẩm, bài

viết trong tạp chí khoa học, các đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành, các tin tức,

bài viết liên quan được đăng tải trên internet có liên quan tới luận văn của tác giả.

Nguồn tư liệu điền dã: Được tác giả thu thập được trong quá trình khảo sát điều

tra, thực tiễn.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu như sau:

Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Bao gồm lịch sử và phương pháp logic.

Phương pháp lịch sử: Tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của xã Sủng Trái, huyện

5

Đồng Văn, tỉnh Hà Giang qua các giai đoạn lịch sử. Phương pháp logic: Tìm hiểu, phân

tích, so sánh, đối chiếu những tư liệu, số liệu liên quan, hệ thống, khái quát hóa thông

tin bằng bảng, biểu, sơ đồ hỗ trợ trong việc thực hiện luận văn của tác giả.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Chủ yếu sử dụng phương pháp điền

dã thông qua biện pháp phỏng vấn, ghi âm, ghi hình tại địa điểm nghiên cứu.

Nhóm phương pháp nghiên cứu chuyên ngành: Các phương pháp nghiên cứu

chuyên ngành được sử dụng là phương pháp đồng đại, lịch đại và phân kỳ. Phương

pháp đồng đại: nghiên cứu mặt những sự kiện và hiện tượng khác nhau xảy ra trong

cùng một thời gian, chỉ ra bản chất của quá trình phát triển. Phương pháp lịch đại:

nghiên cứu các sự kiện và hiện tượng lịch sử trong sự vận động và biến đổi của chúng

theo quá trình lịch sử, giúp tác giả tái hiện lịch sử theo trình tự thời gian. Phương pháp

phân kỳ: nghiên cứu những giai đoạn phát triển nhất định hoặc những hiện tượng hay

quá trình riêng lẻ, hay còn gọi là phân chia thời kỳ.

5. Đóng góp của luận văn

Góp phần tìm hiểu lịch sử địa phương, giáo dục truyền thống cho xã Sủng Trái

nói riêng và huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang nói chung.

Qua nghiên cứu, rút ra một số bài học kinh nghiệm góp phần xây dựng xã Sủng

Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và

nghiên cứu về lịch sử địa phương. Đồng thời, sẽ góp phần vào cơ sở lý luận cho việc

giải quyết các vấn đề trong thực tiễn ở địa phương hiện nay.

6. Cấu trúc của luận văn

Chương 1: Khái quát về xã Sủng Trái.

Chương 2: Xã Sủng Trái giai đoạn 1944 - 1986.

Chương 3: Xã Sủng Trái giai đoạn 1986 - 2018.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!