Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quá trình hình thành và phát triển thành phố Lạng Sơn từ năm 1925 đến 2012
PREMIUM
Số trang
178
Kích thước
2.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1215

Quá trình hình thành và phát triển thành phố Lạng Sơn từ năm 1925 đến 2012

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ THỊ HƯƠNG LIÊN

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

THÀNH PHỐ LẠNG SƠN TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 2012

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN - 2019

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ THỊ HƯƠNG LIÊN

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

THÀNH PHỐ LẠNG SƠN TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 2012

Ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM

Mã số: 9229013

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ

2. PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy

THÁI NGUYÊN - 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết

quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì

công trình nào khác.

Tác giả

Đỗ Thị Hương Liên

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tác giả luận án xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể các thầy cô

giáo trong tổ Lịch sử Việt Nam, khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái

Nguyên. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ, PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy đã chỉ bảo tận tình, ân cần,

động viên khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành

chương trình đào tạo tiến sĩ.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ

nhiệt tình của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, III, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lạng Sơn, cùng

các đơn vị trực thuộc quản lí và toàn thể các ban ngành, đoàn thể địa phương đã cung

cấp các tư liệu để tác giả hoàn thành luận án. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp

đỡ quý báu đó.

Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng

nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận án.

Thái Nguyên, ngày 14 tháng 10 năm 2018

Tác giả

Đỗ Thị Hương Liên

iii

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan................................................................................................................i

Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii

Mục lục...................................................................................................................... iii

Danh mục các chữ viết tắt..........................................................................................iv

Danh mục các bảng .....................................................................................................v

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do lựa chọn đề tài ...........................................................................................1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ......................................................2

3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu ................................................2

4. Đóng góp của luận án ..........................................................................................4

5. Bố cục Luận án ....................................................................................................4

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN TƯ LIỆU VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN

CỨU ĐỀ TÀI.............................................................................................................5

1.1. Tổng quan về nguồn tư liệu ..............................................................................5

1.1.1. Tư liệu thành văn........................................................................................5

1.1.2. Tư liệu tranh ảnh, bản đồ, hiện vật.............................................................7

1.1.3. Tư liệu điền dã............................................................................................7

1.2. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề ..........................................................7

1.2.1. Những nghiên cứu về đô thị và đô thị hóa ở Việt Nam .............................7

Những nghiên cứu trong nước..............................................................................7

1.2.2. Các nghiên cứu về tỉnh Lạng Sơn và thành phố Lạng Sơn......................14

1.3. Những kết quả nghiên cứu được luận án kế thừa và những vấn đề đặt ra

cần tiếp tục giải quyết............................................................................................21

Chương 2: THỊ XÃ LẠNG SƠN TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN NGÀY HÒA

BÌNH LẬP LẠI (1925 - 1954) ................................................................................23

2.1. Vùng đất Lạng Sơn trước năm 1925...............................................................23

2.2. Những điều kiện lịch sử tác động đến sự phát triển của thị xã Lạng Sơn

từ năm 1925 đến năm 1954....................................................................................26

2.3. Những chuyển biến về quy hoạch đô thị ........................................................28

2.3.1. Những thay đổi về diên cách....................................................................28

iv

2.3.2. Quy hoạch kiến trúc .................................................................................30

2.3.3. Môi trường đô thị .....................................................................................36

2.4. Những chuyển biến về quản lí đô thị của thị xã Lạng Sơn giai đoạn 1925

đến 1954.................................................................................................................37

2.4.1. Những thay đổi trong bộ máy chính quyền..............................................37

2.4.2. Về quản lí đô thị .......................................................................................42

2.5. Những chuyển biến về sinh hoạt đô thị ..........................................................52

2.5.1. Về dân cư đô thị .......................................................................................52

2.5.2. Về kinh tế .................................................................................................55

2.5.3. Về văn hóa - xã hội...................................................................................62

Chương 3: CHUYỂN BIẾN CỦA THỊ XÃ LẠNG SƠN TRONG NHỮNG

NĂM 1954 - 1975.....................................................................................................65

3.1. Những điều kiện lịch sử tác động đến sự phát triển của thị xã Lạng Sơn

giai đoạn 1954 đến 1975........................................................................................65

3.2. Những chuyển biến về quy hoạch đô thị ........................................................68

3.2.1. Chủ trương xây dựng và phát triển thị xã Lạng Sơn................................68

3.2.2. Quy hoạch kiến trúc .................................................................................69

3.2.3. Môi trường đô thị .....................................................................................72

3.3. Chuyển biến trong công tác quản lí đô thị......................................................73

3.4. Chuyển biến về sinh hoạt đô thị .....................................................................77

3.4.1. Dân cư đô thị ............................................................................................77

3.4.2. Các ngành kinh tế .....................................................................................80

3.4.3. Về văn hóa- xã hội....................................................................................86

Chương 4: CHUYỂN BIẾN CỦA THỊ XÃ LẠNG SƠN SAU NGÀY ĐẤT

NƯỚC THỐNG NHẤT VÀ SỰ THÀNH LẬP THÀNH PHỐ (1975- 2002).....92

4.1. Những điều kiện lịch sử tác động đến sự phát triển của thị xã Lạng Sơn

giai đoạn từ 1975 đến 2002....................................................................................92

4.2. Những chuyển biến về quy hoạch đô thị ........................................................93

4.2.1. Chủ trương của tỉnh Lạng Sơn về xây dựng và phát triển thị xã Lạng Sơn ...93

4.2.2. Sự thay đổi về diên cách...........................................................................95

4.2.3. Quy hoạch kiến trúc .................................................................................96

4.3. Về quản lý đô thị...........................................................................................101

4.3.1. Các cơ quan, bộ máy chính quyền .........................................................101

v

4.3.2. Chính sách quản lí đô thị........................................................................102

4.4. Sinh hoạt đô thị.............................................................................................106

4.4.1. Dân cư đô thị ..........................................................................................106

4.4.2. Về lao động, việc làm.............................................................................108

4.4.3.Kinh tế đô thị...........................................................................................110

4.5. Văn hóa - xã hội............................................................................................115

Chương 5: THÀNH PHỐ LẠNG SƠN TRONG 10 NĂM XÂY DỰNG VÀ

PHÁT TRIỂN (2002 - 2012).................................................................................118

5.1. Những điều kiện mới tác động đến quá trình đô thị hóa thành phố Lạng Sơn....118

5.1.1. Các yếu tố nội sinh .................................................................................118

5.1.2. Yếu tố ngoại sinh....................................................................................120

5.2. Đổi mới quy hoạch thành phố Lạng Sơn trong thời kì đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2002-2012.....................................121

5.2.1. Về quy hoạch kiến trúc...........................................................................122

5.2.2. Môi trường đô thị ...................................................................................125

5.3. Về quản lí đô thị ...........................................................................................127

5.3.1. Tổ chức bộ máy hành chính ...................................................................127

5.3.2. Về quản lí đô thị .....................................................................................128

5.4. Chuyển biến về sinh hoạt đô thị Lạng Sơn giai đoạn (2002-2012)..............132

5.4.1. Chuyển biến về kinh tế...........................................................................132

5.4.2. Chuyển biến trong lĩnh vực văn hóa - xã hội .........................................142

KẾT LUẬN............................................................................................................148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.......................................................................................153

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................154

PHỤ LỤC

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHND : Cộng hòa Nhân dân

CN : Công nghiệp

CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DV : Dịch vụ

GD : Giáo dục

HĐND : Hội đồng nhân dân

HTX : Hợp tác xã

LN : Lâm nghiệp

NN : Nông nghiệp

TCN : Thủ công nghiệp

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

UBHC : Ủy ban hành chính

UBND : Ủy ban nhân dân

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Biểu thuế nhà, đất tại trung tâm đô thị Lạng Sơn theo Nghị định

của Toàn quyền Đông Dương ............................................................46

Bảng 3.1. Bảng thống kê một số dân tộc chủ yêu sinh sống trên địa bàn thị xã

Lạng Sơn năm 1954 ...............................................................................77

Bảng 3.2. Tổng số học sinh các cấp tại thị xã Lạng Sơn tính đến năm 1955.........87

Bảng 4.1. Dân số thị xã Lạng Sơn từ năm 1989 đến năm 1999...........................107

Bảng 4.2. Tỉ lệ tăng dân số thị xã Lạng Sơn vùng nội thị và nông thôn..............108

Bảng 4.3. Tình hình lao động, việc làm các phường thị xã Lạng Sơn.................108

Bảng 4.4. Phân tích độ tuổi và trình độ chuyên môn đối tượng việc làm (1999) ......109

Bảng 4.5. Số cơ sở, lao động ngành thương mại, dịch vụ- du lịch ......................112

Bảng 5.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và GDP bình quân thành phố Lạng Sơn

so với tỉnh giai đoạn 2002-2012 ..........................................................135

Bảng 5.2. Một số chỉ tiêu ngành về thương mại, du lịch, khách sạn ...................136

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Lạng Sơn là một tỉnh nằm ở khu vực phía Bắc có đường biên giới tiếp giáp với

Trung Quốc, từ lâu đã được coi như cửa ngõ giao thương giữa Việt Nam với Trung

Quốc. Thành phố Lạng Sơn là đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Lạng Sơn, tỉnh miền núi Đông

Bắc của tổ quốc, là một đô thị cửa khẩu có chức năng quan trọng trong kinh tế đối

ngoại.

Thành phố Lạng Sơn - vùng đất đã trải qua thời kỳ Châu lỵ, Trấn lỵ và đến

năm 1925 được thành lập, trở thành thị xã tỉnh lỵ, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn

hóa - xã hội của tỉnh. Đây là nơi có nhiều di tích lịch sử như thành nhà Mạc, Đoàn

thành, Ải Chi Lăng... cùng các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc đã từng

hấp dẫn khách thập phương từ ngàn xưa. Sự hội tụ của các điều kiện tự nhiên và xã

hội đã tạo cho thành phố Lạng Sơn thế mạnh phát triển đô thị, trở thành trung tâm

chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh Lạng Sơn và vùng Đông Bắc Việt Nam.

Thành phố Lạng Sơn là loại hình đô thị thương mại ra đời từ khá sớm, được hình

thành theo phương thức "thị" có trước " đô " có sau. Ngày nay thành phố Lạng Sơn

là thành phố thương mại cửa khẩu đang trên đà phát triển, là cửa ngõ giao lưu kinh tế

- văn hoá của cả nước với Trung Quốc, là địa bàn có mối quan hệ với vùng tam giác

kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Với quá trình đổi mới diễn ra một cách toàn diện và sâu sắc từ sau Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của

thành phố Lạng Sơn, làm nảy sinh những vấn đề về quy hoạch phát triển đô thị, về tổ

chức đời sống kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng [66, 197], đồng thời những thay

đổi về cơ sở hạ tầng đô thị đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã

hội của thành phố.

Trong giai đoạn 2000 - 2002, thực hiện đề án thành lập thành phố, thị xã được

đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kiến thiết đô thị, diện mạo thay đổi. Năm 2000, thành

phố Lạng Sơn được công nhận là đô thị loại III, đến tháng 10/2002, Chính phủ đã ban

hành Nghị định thành lập thành phố Lạng Sơn. Quá trình đô thị hóa cùng với sự

chuyển mình ngày càng mạnh mẽ của thành phố Lạng Sơn trong những năm qua đã

khẳng định sự đúng đắn trong việc thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng

và nhà nước để thành phố Lạng Sơn trở thành thành phố cửa khẩu quan trọng vùng

biên giới Đông Bắc, với chức năng chủ yếu là kinh tế thương mại, chính trị, an ninh

quốc phòng của một tỉnh biên giới. Thông qua nghiên cứu thực tế thực hiện đường

2

lối đổi mới ở một địa phương miền núi biên giới như Lạng Sơn để thấy được sự lãnh

đạo và đường lối đúng đắn của Đảng và nhà nước ta, đồng thời với việc thực hiện đề

tài này, sẽ góp phần cung cấp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy

lịch sử địa phương cũng như góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp

của nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn.

Đến nay, cũng đã có khá nhiều nghiên cứu về quá trình đô thị hóa nói chung

của các tác giả ở trong và ngoài nước, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên,

lại chưa có nghiên cứu nào phản ánh về quá trình hình thành, phát triển và đô thị hóa

dưới góc độ lịch sử diễn ra tại thành phố của một tỉnh miền núi, nhất là một tỉnh miền

núi phía Bắc như Lạng Sơn. Chính vì vậy, tác giả đã chọn vấn đề: “Quá trình hình

thành và phát triển thành phố Lạng Sơn từ năm 1925 đến năm 2012” làm đề tài luận

án tiến sĩ của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu:

Thứ nhất: Trình bày một cách có hệ thống về quá trình hình thành và phát triển

của thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1925 đến năm 2012.

Thứ hai: Nêu đặc điểm của quá trình đô thị hóa nói chung và ở thành phố Lạng

Sơn nói riêng.

Thứ ba: Tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến sự phát

triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn từ năm 1925 đến năm 2012.

Thứ tư: Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả chỉ ra đặc trưng của đô thị Lạng Sơn.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận án sẽ tập trung vào các vấn đề

- Phân tích những điều kiện lịch sử tác động đến sự phát triển của thị xã Lạng

Sơn và thành phố Lạng Sơn qua các giai đoạn lịch sử.

- Sự thay đổi về diên cách (quy mô) thành phố Lạng Sơn qua các thời kì, trong

đó tập trung vào quy hoạch kiến trúc và cảnh quan; đồng thời tập trung làm rõ cơ chế,

chính sách quản lí đô thị của bộ máy chính quyền qua các thời kì.

- Phác họa bức tranh sinh hoạt đô thị được thể hiện qua các mặt như dân cư

kinh tế đô thị, chính trị, văn hóa, xã hội của đô thị Lạng Sơn qua gần một thế kỉ.

3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thành phố Lạng

Sơn. Trọng tâm nghiên cứu của đề tài là về quá trình đô thị hóa ở thành phố Lạng

Sơn.

3

Về không gian: Không gian nghiên cứu của đề tài là không gian lịch sử - kinh

tế - văn hóa - xã hội Lạng Sơn với trung tâm là thành phố Lạng Sơn. Trong quá trình

trình bày luận án, thuật ngữ “thị xã Lạng Sơn nay là thành Phố Lạng Sơn” sẽ có những

cách gọi khác tương ứng được sử dụng trong các văn bản hành chính cuả các chính

quyền đương thời cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử. Trong một số nội dung về

phạm vi nghiên cứu, luận án còn mở rộng ra địa bàn toàn tỉnh để thấy được sự liên

quan mật thiết giữa thành phố Lạng Sơn với tỉnh Lạng Sơn ở những thời đoạn cụ thể.

Về thời gian: Đề tài giới hạn trong thời gian từ năm 1925 đến năm 2012. Trong

đó, năm 1925 là năm chính quyền thực dân Pháp đã ra Nghị định số 30431 về việc

thành lập thị xã Lạng Sơn là trung tâm đô thị của tỉnh Lạng Sơn (theo công điện của

Chánh văn phòng Phó Thống sứ Bắc Kỳ về Nghị định thiết lập Lạng Sơn - Thất Khê

thành thị xã ngày 23/9/1925). Năm 2012, thành phố Lạng Sơn đã trải qua 10 năm xây

dựng và phát triển kể từ khi được công nhận là thành phố (giai đoạn 2002 - 2012).

Việc lấy mốc năm 2012 có thể chưa thật sự chính xác nhưng sẽ giúp NCS thuận lợi

hơn khi khai thác nguồn tư liệu.

Phương pháp nghiên cứu: Để tiếp cận đề tài “Quá trình hình thành và phát

triển thành phố Lạng Sơn từ năm 1925 đến năm 2012” là một đề tài rộng, cần nguồn tư

liệu khá lớn, đa dạng bởi vậy để thực hiện chúng tôi đã sử dụng các phương pháp

nghiên cứu sau:

Phương pháp đầu tiên được sử dụng nghiên cứu ở đây là khai thác triệt để những

tư liệu gốc như các tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, III, Chi cục Văn thư Lưu trữ

Lạng Sơn.

Phương pháp chủ đạo được sử dụng là phương pháp lịch sử và phương pháp

logic. Bằng phương pháp lịch sử, chúng tôi đã tìm kiếm nguồn tư liệu một cách chính

xác và đầy đủ nhất có thể để mô tả quá trình hình thành và phát triển thành phố Lạng

Sơn từ năm 1925 đến năm 2012 qua 4 giai đoạn. Bằng phương pháp logic chúng tôi

sử dụng nhằm phân tích và rút ra một số đặc trưng của quá trình đô thị hóa ở thành

phố Lạng Sơn.

Các phương pháp đa ngành, liên ngành: kết hợp giữa phương pháp lịch sử với

phương pháp điều tra xã hội học để xử lí các số liệu và thông tin liên quan.

4

Phương pháp khu vực học: Căn cứ vào thực tế khách quan của lịch sử và điều

kiện xã hội của địa phương để nghiên cứu.

Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Đối tượng chính của luận án là tập

trung nghiên cứu về thành phố Lạng Sơn nhưng việc nghiên cứu đặt trong mối quan

hệ với cả các huyện khác và cả tỉnh Lạng Sơn cũng là rất cần thiết, do đây là một

công việc hết sức quan trọng nên cần được tiến hành bằng các bảng câu hỏi điều tra

và phỏng vấn mà tác giả đưa ra.

4. Đóng góp của luận án

1. Luận án đã khái quát các kết quả và xu hướng nghiên cứu về Lạng Sơn, đánh giá

khách quan về các nghiên cứu trước đó. Đồng thời trình bày quá trình hình thành và phát

triển thành phố Lạng Sơn nói riêng cũng như mảnh đất Lạng Sơn nói chung.

2. Phân kì và phân tích khá chi tiết, bao quát các khía cạnh của đô thị Lạng

Sơn qua các giai đoạn chính: 1925-1954; 1954-1975; 1975-2002; 2002-2012. Trong

đó, tập trung vào các khía cạnh quy hoạch đô thị, quản lí đô thị, sinh hoạt đô thị…

3. Phục dựng lại bức tranh toàn cảnh về thành phố Lạng Sơn trên các mặt chính

trị, hành chính, cũng như về kinh tế, văn hóa, xá hội của thành phố trong gần 90 năm

(từ năm 1925 đến 2012), để thấy được những tác động và ảnh hưởng của quá trình đô

thị hóa đến kinh tế - xã hội của thành phố Lạng Sơn.

4. Bước đầu đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về đặc điểm phát

triển của đô thị Lạng Sơn. Đặt ra những suy nghĩ về phương diện chính sách cũng

như quản lí…

5. Luận án còn cung cấp nguồn tư liệu mới, đáng tin cậy về thành phố Lạng Sơn từ

năm 1925 đến năm 2012, phục vụ việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương.

5. Bố cục Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận án được chia

thành 5 chương chính:

Chương 1. Tổng quan về nguồn tư liệu và tình hình nghiên cứu đề tài

Chương 2. Thị xã Lạng Sơn từ khi thành lập đến ngày hòa bình lập lại

(1925-1954)

Chương 3. Chuyển biến của thị xã Lạng Sơn trong những năm 1954-1975

Chương 4. Chuyển biến của thị xã Lạng Sơn sau ngày thống nhất đất nước và

sự thành lập thành phố (1975-2002)

Chương 5. Thành phố Lạng Sơn qua 10 năm xây dựng, phát triển (2002-2012)

5

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ NGUỒN TƯ LIỆU VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI

1.1. Tổng quan về nguồn tư liệu

Để hoàn thiện luận án, tác giả đã sử dụng một số nguồn tư liệu liên quan trực

tiếp và gián tiếp đến đề tài như: tư liệu thành văn; tư liệu tranh ảnh, bản đồ, hiện vật;

tư liệu điền dã.

1.1.1. Tư liệu thành văn

Nguồn tư liệu là các văn kiện của các kì Đại hội Đảng, các nghị quyết, quyết

định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật; báo cáo và nghị quyết triển

khai, tổng kết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn và

của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Lạng Sơn, Ủy ban hành chính thị xã Lạng

Sơn cùng một số các báo cáo, quyết định của chính phủ Pháp thi hành trên địa bàn

tỉnh Lạng Sơn giai đoạn trước năm 1945. Ngoài ra còn có các số liệu, báo cáo thống

kê của chi cục thống kê và của các cơ quan, ban ngành của Trung ương và địa phương

có liên quan đến đề tài luận án.

Nguồn tư liệu là các công trình nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài

nước, trong đó có các chuyên khảo đề cập đến vấn đề kinh tế, văn hóa của thành phố

Lạng Sơn; các kỷ yếu Hội thảo khoa học cùng các bài viết trên các tạp chí chuyên

ngành có liên quan đến đề tài luận án nghiên cứu.

Tư liệu lưu trữ

Nguồn tư liệu có liên quan trực tiếp đến đề tài được lưu giữ tại Trung tâm Lưu

trữ quốc gia. Trước tiên là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, tập trung chủ yếu ở ba

phông tài liệu lưu trữ là Fonds de la residenee Superieure au tonkin (Phủ Thống sứ

Bắc Kỳ), Phủ Toàn quyền Đông Dương và Nha kinh lược Bắc kì. Trong đó có nhiều

tư liệu quan trọng về lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, sự thay đổi địa giới

hành chính của thành phố Lạng Sơn. Do đó có thể khai thác chủ yếu ở một số dãy tài

liệu sau: ở dãy tài liệu kí hiệu E (về tổ chức chính quyền địa phương) có dãy tài liệu

E2 (sự thay đổi địa giới hành chính với 68 hồ sơ), trong đó có một số hồ sơ liên quan

đến Lạng Sơn như hồ sơ 33306 có tiêu đề “Modificcations dans lescirconsciptions

administratius de la provice de LangSon” (sửa đổi các đơn vị hành chính của tỉnh

Lạng Sơn); hay tài liệu số 01025913, hồ sơ số 4049 với tiêu đề “Asorganisation

administrative et Suppession de la delegation de la provice de LangSon” (về việc

6

thay đổi hành chính và xóa bỏ địa lí tỉnh Lạng Sơn hay E02 (bảng tiểu dẫn các điều

kiện kinh tế - xã hội). Ngoài ra tác giả luận án cũng tiến hành khai thác tài liệu lưu

trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, với các phông Văn phòng Chính phủ, là phông

tài liệu lưu trữ có giá trị trong thành phần phông lưu trữ quốc gia Việt Nam. Đa số các

tài liệu tác giả khai thác được đều là tài liệu gốc, hình thành trong quá trình hoạt động

của các cơ quan nhà nước trung ương và địa phương. Có thể kể tới một số hồ sơ như

708/17589, “Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng về việc đổi tên các xã, huyện thuộc

tỉnh Lạng Sơn”; hồ sơ 9420: “Báo cáo về tình hình lũ lụt ở Lạng Sơn năm 1986”. Phông

Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Hồ sơ số 2054, “Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng

Sơn về việc phê duyệt đồ án thiết kế quy hoạch chung xây dựng thị xã Lạng Sơn năm

1986-2000”……

Xuất phát từ nhu cầu phục vụ công tác sưu tầm nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn

các giá trị văn hóa lịch sử của tỉnh. Thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh

và thành phố Lạng Sơn cũng như sự quản lí trực tiếp của Sở văn hóa Thể thao và Du

lịch Lạng Sơn nên trong những năm gần đây Thư viện và Bảo tàng tổng hợp tỉnh đã

tiến hành dịch, sưu tầm, khai thác các tư liệu về tất cả các mảng đời sống kinh tế,

chính trị, văn hóa, xã hội…. Việc bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử đã tạo sự thuận

lợi hơn cho các nhà nghiên cứu nói chung và tác giả luận án nói riêng trong công tác

sưu tầm tư liệu.

Ngoài những tư liệu ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, tác giả luận án đã khai

thác thêm những tư liệu lưu trữ khác tại Chi cục văn thư Lưu trữ tỉnh Lạng Sơn và

Phòng lưu trữ thành ủy thành phố Lạng Sơn, qua đó đã giúp cho tác giả những tư liệu

cần thiết liên quan đến nội dung luận án.

Nguồn tư liệu báo chí

Các tờ báo của Trung ương và Địa phương:

Trước hết là một số tờ báo dưới hình thức thông tin như Báo Bắc Kạn - Ty

thông tin Bắc Kạn số 83 (12/6/1950); Báo Hà Giang - Ty thông tin Hà Giang số 22,

28…; một số bản tin của Ty thông tin Thanh Hóa hay Ty thông tin Tuyên Quang; Ty

thông tin Thái Nguyên; Bản tin - tin tức - cơ quan của Quận chính thành phố Hà Nội

số 3 ngày 22/10/1954; hay Báo Cứu quốc - Cơ quan tuyên truyền kháng chiến của

tổng bộ Việt Minh; báo Liên khu I; báo Ninh Thuận; Báo Liên hiệp kháng chiến - cơ

quan tuyên truyền kháng chiến tỉnh hội Thanh Hóa; báo Việt Minh độc lập - cơ quan

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!