Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quá trình hình thành giáo trình hôn nhân gia đình và phương thức bảo vệ hạnh phúc gia đình p5 ppsx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1
Khoa Luật- Đại học Cần Thơ
49
PHẦN THỨ HAI
CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH
******
Trong đa số trường hợp, kết hôn là bước khởi đầu của cuộc sống vợ chồng.
Không chỉ có thế, kết hôn còn được coi là bước khởi đầu của sự thành lập gia đình.
Theo một nghĩa nào đó, ta nói rằng gia đình là tập hợp (đúng ra là tổng hoà, tức là một
tập hợp có tổ chức và vận hành theo quy luật) những mối quan hệ giữa những con
người gắn bó với nhau do mối liên hệ huyết thống hoặc hôn nhân. Những mối quan hệ
ấy có thể được xếp thành hai nhóm: quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
MỤC I. QUAN HỆ NHÂN THÂN
******
I. Quan hệ nhân thân giữa vợ chồng
Quan hệ bình đẳng. Luật hiện hành không thiết lập tôn ti trật tự giữa vợ chồng,
trong đó người chồng giữ vị trí chủ gia đình, vị trí người bảo hộ đối với người vợ, như
trong luật cổ và tục lệ cổ. Vợ và chồng, trong khung cảnh của luật thực định, hoàn toàn
bình đẳng trong quan hệ hỗ tương và có những quyền và nghĩa vụ hỗ tương như nhau,
ngang nhau (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 19). Mặt khác, hôn nhân không
làm cho vợ và chồng hoà nhập thành một chủ thể duy nhất của quan hệ pháp luật: vợ,
chồng tiếp tục giữ lai lịch pháp lý cá nhân của riêng mình, có danh dự, nhân phẩm
riêng, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi của riêng mình cả trong quan hệ nội
bộ và trong quan hệ với người thứ ba. Với tư cách là những cá nhân - chủ thể của quan
hệ pháp luật - vợ, chồng có những quyền và nghĩa vụ nhân thân trong quan hệ hỗ
tương, đồng thời được luật trao những quyền mà họ thực hiện chung trong khuôn khổ
cuộc sống gia đình.
A. Nội dung các nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng
1. Nghĩa vụ chung sống
Sống với nhau và trong nhau. Hôn nhân trước hết là cuộc sống chung giữa
người đàn ông và người đàn bà: chung nhà, chung bàn ăn và chung chăn gối. Tất
nhiên, vợ và chồng không nhất thiết phải ở chung, ăn chung, ngủ chung một cách liên
tục, thường xuyên trong suốt thời kỳ hôn nhân; song, ít nhất giữa họ luôn phải có mối
liên hệ sâu đậm về phương diện sinh hoạt vật chất và thân xác. Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000 không ghi nhận một cách rõ ràng nghĩa vụ chung sống; tuy nhiên,
không thể nói rằng mục đích (lành mạnh) của hôn nhân đã đạt được một khi hai bên