Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phương thức ứng xử với ngôn ngữ dân tộc của Trần Nhân Tông
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Hoàng Thị Tuyết Mai Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 99 - 104
99
PHƯƠNG THỨC ỨNG XỬ VỚI NGÔN NGỮ DÂN TỘC
CỦA TRẦN NHÂN TÔNG
Hoàng Thị Tuyết Mai*
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thế kỷ XIII được coi là mốc quan trọng của nền văn hoá Việt và cũng là mốc phát triển của riêng
chữ Nôm. Trong giai đoạn mới hình thành thứ chữ riêng có của dân tộc này, các chính thể hành
chính quan phương có những nỗ lực khác nhau trong việc khích lệ sự hưng thịnh và hoàn thiện của
chữ Nôm. Đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa đặc thù giai đoạn đầu độc lập, vua Trần
Nhân Tông có cách ứng xử hết sức đặc biệt với chữ Nôm. Đấng minh quân sáng suốt của nhà Trần
đã đặc biệt hóa vị thế của chữ Nôm như là cách để định vị mình giữa chúng sinh và thần dân.
Từ khóa: Phương thức ứng xử, chữ Nôm, Văn học Nôm, thơ Nôm Trần Nhân Tông, văn học Lý Trần.
NƠI “GÁC NGỌC LẦU VÀNG” DỤNG CHỮ
NÔM ĐỂ CỦNG CỐ VƯƠNG QUYỀN
*
1.Vinh danh người đuổi cá sấu bằng Văn
Nôm
Sách Đại Việt sử kí toàn thư quyển V, Kỉ nhà
Trần viết: “Bấy giờ (năm 1282) Có cá sấu
đến sông Lô. Vua sai thượng thư Hình bộ là
Nguyễn Thuyên làm văn ném xuống sông, con
cá sấu tự đi mất. Vua cho việc này giống như
việc của Hàn Dũ, cho đổi họ là Hàn Thuyên.
Thuyên lại giỏi làm thơ phú quốc âm. Nước ta
thơ phú dùng nhiều quốc âm, thực bắt đầu từ
đấy”. [3, 301]. Và chú thích: Hàn Dũ – Danh
sĩ đời Đường ở Trung Quốc, làm quan ở Triều
Châu, ở đấy có nhiều cá sấu, Hàn Dũ làm bài
văn vứt xuông nước, cá sấu bỏ đi.
Đóng vai trò như một bề trên sáng suốt, Trần
Nhân Tông có thái độ đặc biệt với sự kiện
chính trị - xã hội và văn hóa nêu trên. Sự kiện
có màu sắc huyền thoại về thi sĩ họ Hàn được
nhắc tới như những ý kiến được đưa ra bởi
một tầm hiểu biết hạn hẹp đã bị lấn át bởi tầm
hiểu biết có phần rộng hơn là niềm tin vào
khả năng sáng tạo gần như vô hạn của trí
tưởng tượng con người. Tám thế kỉ đã qua, sự
kiện cũ chỉ được ghi lại vài dòng lạnh lùng
trên trang giấy, nhưng kí ức tiềm ẩn của các
bậc thức giả vẫn thao thức, trở trăn cho những
gì thuộc về bản ngã văn hóa dân tộc. Câu
chuyện về thi sĩ họ Hàn đuổi “ngặc ngư”
* ĐT: 0986222413; Email: [email protected]
bằng văn Nôm được Trần Nhân Tông phủ
màn sương huyền thoại có giá trị như những
nỗ lực tạo dựng bản sắc văn hóa và tinh thần
quốc gia dân tộc bởi “Huyền thoại là một
trong những thành tố chính yếu trong việc tạo
dựng tinh thần quốc gia, nhất là tinh thần
quốc gia tôn giáo (religions nationalism)”1
.
Các thế hệ sau luôn nhắc tới sự kiện này với
những lăng kính và cách lí giải khác nhau.
Vua Tự Đức từng làm thơ ca ngợi:
Quốc ngữ văn chương thùy nhiễm hàn
Bất vong đôn bán bị nham khan
Lư giang di ngạc hà thần tốc
Bác đắc quân vương tứ tính Hàn
Dịch:
Quốc ngữ văn chương mới nhúng tay
Chẳng quên tiếng mẹ khá khen thay
Sông Lư đuổi sấu in Hàn Dũ
Nên được nhà vua đổi họ ngay. [4, 654]
Sử gia nước ngoài A.B Pôliacốp cũng ghi
nhận: “Trên cơ sở chữ tượng hình Trung
Quốc, hệ thống chữ viết dân tộc – “chữ Nôm”
được phổ biến rộng rãi. Một trong những nhà
thơ chữ Nôm tiêu biểu nhất thời gian này là
Nguyễn Thuyên” [2, 204]
Bàn luận về đoạn sử trên Nguyễn Khắc Thuần
viết: “Về sự chuẩn xác của đoạn văn này thì
chúng ta có thể ngờ vực, nhưng, việc Nguyễn
Thuyên được Trần Nhân Tông ban cho họ
Hàn là điều có thật và thơ chữ Nôm kể từ đó
được gọi là thơ Hàn luật cũng là điều hoàn
toàn có thật”. [5, 451]