Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phương pháp Mann tìm nghiệm bài toán cân bằng và điểm bất động của ánh xạ không giãn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
PHẠM THỊ BÍCH THẢO
PHƯƠNG PHÁP MANN
TÌM NGHIỆM BÀI TOÁN CÂN BẰNG
VÀ ĐIỂM BẤT ĐỘNG CỦA ÁNH XẠ KHÔNG GIÃN
CHUYÊN NGÀNH: TOÁN ỨNG DỤNG
MÃ SỐ: 60.46.36
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN BƯỜNG
THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Mục lục
Mở đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
Một số ký hiệu và chữ viết tắt . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
Chương 1. Một số khái niệm và vấn đề cơ bản 7
1.1. Một số khái niệm cơ bản. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.1.1. Định nghĩa không gian Hilbert . . . . . . . . . . . . . . 7
1.1.2. Một số khái niệm liên quan . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.1.3. Định nghĩa ánh xạ không giãn . . . . . . . . . . . . . . 11
1.1.4. Định nghĩa nửa nhóm không giãn . . . . . . . . . . . . 11
1.2. Một số tính chất của toán tử . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.3. Bài toán tìm điểm bất động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.4. Bài toán cân bằng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.5. Phương pháp Mann . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
1.5.1. Đặt vấn đề . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
1.5.2. Nội dung của phương pháp Mann . . . . . . . . . . . . 14
Chương 2. Nghiệm chung của bài toán cân bằng và điểm bất
động của họ các ánh xạ không giãn trong không gian Hilbert 19
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.1. Phương pháp tìm điểm bất động của nửa nhóm các ánh xạ
không giãn và nghiệm bài toán cân bằng trong không gian
Hilbert. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
2.1.1. Các kết quả đã được công bố. . . . . . . . . . . . . . . 19
2.1.2. Các bổ đề cần sử dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
2.1.3. Các kết quả chính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
2.1.4. Hệ quả . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
2.2. Phương pháp lặp cho bất đẳng thức biến phân trên tập các
điểm bất động của họ các ánh xạ không giãn trong không gian
Hilbert . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
2.2.1. Bất đẳng thức biến phân và các kết quả liên quan. . . 35
2.2.2. Các bổ đề cần sử dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37
2.2.3. Những kết quả chính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
2.2.4. Áp dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
Kết luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
Tài liệu tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Lời cảm ơn
Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học - Đại học
Thái Nguyên dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Bường. Trong suốt quá
trình làm luận văn, thầy đã luôn dành cho tôi sự hướng dẫn, chỉ bảo rất tận
tình, truyền cho tôi nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu. Tác giả xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy.
Trong quá trình học tập và làm luận văn, thông qua các bài giảng, các
buổi hội thảo tác giả thường xuyên nhận được sự quan tâm giúp đỡ và đóng
góp những ý kiến quí báu của PGS. TS Lê Thị Thanh Nhàn, TS. Nguyễn
Thị Thu Thủy và sự quan tâm giảng dạy nhiệt tình của các thầy và các cô
công tác tại trường Đại học Khoa Học - Đại học Thái Nguyên, Viện Công
Nghệ Thông Tin và Viện toán học thuộc Viện khoa học và Công nghệ Việt
Nam. Từ đáy lòng mình tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy,
các cô.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy và các cô trong Ban giám hiệu,
Tổ Toán - Trường THPT Trại Cau - Đồng Hỷ - Thái Nguyên đã tạo điều
kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận
văn cao học.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, các anh chị em
học viên cao học toán K3 và bạn bè đồng nghiệp động viên và khích
lệ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn.
Tác giả
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Mở đầu
Bài toán tìm điểm bất động cho ánh xạ nói chung đã được rất nhiều nhà
toán học nghiên cứu như Định lý Brouwer được phát biểu năm 1912 bởi nhà
toán học Hà Lan Luizen Egbereis Jan Brouwer còn có tên Nguyên lý điểm
bất động Brouwer. Đây là một trong những định lý toán học quan trọng của
thế kỷ 20 và sau đó vẫn được nhiều nhà toán học tiếp tục nghiên cứu.
Nguyên lý điểm bất động Brouwer: Một ánh xạ liên tục f từ hình cầu
đóng trong Rn vào chính nó phải có điểm bất động, tức tồn tại x sao cho
f(x) = x.
Ví dụ 0.0.1. Trong mặt phẳng phức mọi ánh xạ liên tục của hình tròn đơn
vị vào chính nó sẽ có điểm bất động.
Sau đó, Schauder (1930), Tikhonov (1935) đã mở rộng nguyên lý này và ở
dạng tổng quát nó được gọi là nguyên lý Brouwer- Schauder- Tikhonov phát
biểu như sau: Một ánh xạ liên tục f từ một tập lồi compac trong một không
gian topo lồi địa phương Hausdorff vào chính nó phải có điểm bất động, tức
tồn tại x sao cho f(x) = x.
Cho đến nay các nhà toán học cả trong và ngoài nước vẫn đang tiếp tục
mở rộng định lý này cho các vấn đề như đối với ánh xạ đa trị, ánh xạ không
giãn hay đối với nửa nhóm không giãn. Trong khuôn khổ của luận văn này
chúng tôi xin được trình bày một đề tài: "Phương pháp Mann tìm nghiệm
của bài toán cân bằng và điểm bất động cho ánh xạ không giãn". Đây là vấn
đề gặp nhiều trong nhiều lĩnh vực khoa học và ứng dụng. Đã có rất nhiều
nhà toán học nghiên cứu vấn đề này như Martinet đưa ra để giải bài toán
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn