Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phương pháp hạch toán tài sản cố định.docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
133 chênh lệch Số chênh lệch Số chênh Gtrị được đánh giá 412 Nguyên giá 218, 222 Giá trị hao mòn CP bất thường 214 (2141) 211thu nhập bất thường CP nhượng bán thanh lý Nếu có 133 VAT không có thuế Kết chuyển 111, 334, 152 TSCĐ nhượng bán thanh lý kết chuyển nhượng bán thanh lý Thu nhập Thu nhập từ 821 911 721phải nộp Giá trị hao mòn Thuế GTGT Ng. giá của
Đề án môn học
LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế quốc tế hóa và hội nhập kinh tế trên phạm vi toàn cầu là xu thế có
tính quy luật tất yếu. Trước tác động của nó, nhiều doanh nghiệp ra đời và suy
vong. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường tạo ra môi trường cạnh
tranh hết sức gay gắt buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền
vững phải đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Sản xuất ra
những sản phẩm có chất lượng cao nhưng giá thành phải được hạ thấp. Mặt
khác nhằm đáp ứng được nhu cầu quản lý thì chúng ta phải phản ánh được kịp
thời, đầy dủ, chính xác về tình hình biến động, tăng giảm của từng loại cũng
như toàn bộ tài sản cố định hiện có trong toàn doanh nghiệp và tại các bộ phận
sử dụng.
Nền kinh tế thị trường với bước đổi mới thực sự trong cơ chế quản lý kinh
tế đã khẳng định rõ hơn vai trò, vị trí của thông tin kế toán trong quản trị doanh
nghiệp. Là một trong các thành phần quan trọng của kế toán, hạch toán tài sản
cố định với chức năng giám sát và phản ánh trung thực, kịp thời các thông tin
về tình hình biến động tài sản cố định trong kỳ sẽ giúp cho các nhà quản trị chỉ
ra được phương án, biện pháp sử dụng hiệu quả tài sản cố định của doanh
nghiệp mình. Hạch toán tài sản cố định giúp các nhà quản trị lựa chọn phương
án sử dụng tài sản cố định tối ưu, xác định được tính khả thi của từng phương
án đề ra.
Xuất phát từ ý nghĩa cơ bản của công tác hạch toán tài sản cố định cũng
như tầm quan trọng của công tác hạch toán tài sản cố định, em chọn đề tài:
“Phương pháp hạch toán tài sản cố định” cho đề án môn học của mình với
mong muốn tìm hiểu cụ thể hơn cách vận dụng công tác hạch toán tài sản cố
định trong các doanh nghiệp nói chung, đồng thời có thể đóng góp một phần
đề xuất của mình nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tài sản cố định trong kế
toán tài chính Việt Nam.
Nội dung đề án môn học ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 2 phần chính
như sau:
Phần 1: Cơ sở lý luận về hạch toán tài sản cố định.
Phần 2: Một số nhận xét và đề xuất cho công tác hạch toán tài sản cố định
trong kế toán tài chính doanh nghiệp ở Việt Nam.
Trong phạm vi nghiên cứu của một đề án môn học, em xin đi sâu nghiên
cứu về phương pháp, trình tự hạch toán tài sản cố định trong kế toán tài chính
1
doanh nghiệp nói chung, chứ không nghiên cứu đối với một loại hình doanh
nghiệp cụ thể nào.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã hết sức cố gắng song không thể
tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy cô nhằm hoàn thiện hơn đề tài của mình.
Em xin chân thành cảm ơn.
2
Đề án môn học
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
I. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ PHÂN LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.
1. Khái niệm và đặc điểm tài sản cố định.
Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng
dài. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản bị hao mòn dần và
giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh. Khác với
đối tượng lao động, tài sản cố định tham gia nhiều chu kì kinh doanh và giữ
nguyên hình thái ban đầu cho đến lúc hư hỏng.
Bên cạnh các loại tài sản cố định hữu hình (có các hình thái vật chất cụ
thể như nhà cửa, máy móc, thiết bị…) trong doanh nghiệp còn có nhiều loại
TSCĐ vô hình, TSCĐ tài chính (các khoản đầu tư tài chính dài hạn). Mỗi một
loại mang tính chất, đặc điểm về hình thành, sử dụng và quản lí riêng song tất
cả chúng đều giống nhau ở chỗ thời gian đầu tư và thu hồi chi phí thường dài
(từ một năm trở lên)
2. Phân loại và tính giá tài sản cố định:
Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, cần sắp xếp tài
sản cố định vào từng nhóm, theo những đặc trưng nhất định. Có nhiều cách
phân loại TSCĐ khác nhau tùy theo từng mục đích song trong hạch toán
thường phân theo hình thái biểu hiện, theo cách phân loại này, tài sản cố định
của doanh nghiệp được chia làm 3 loại như sau:
+ Tài sản cố định hữu hình : Bao gồm toàn bộ nhung tư liệu lao động có hình
thái vật chất cụ thể, có đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng theo chế độ
quy định.
+ Tài sản cố định vô hình: Là tài sản cố định không có hình thái vật chất,
phản ánh một lượng giá trị mà doanh nghiệp đã thực sự đầu tư.
+ Tài sản cố định thuê tài chính : Là tài sản cố định mà doanh nghiệp đi thuê
dài hạn và được bên cho thuê giao quyền quản lý và sử dụng trong hầu hết
thời gian tuổi thọ hữu ích của TSCĐ. Tiền thu về cho thuê đủ cho người thuê
trang trải được chi phí của tài sản cộng với khoản lợi nhuận từ đầu tư cho
thuê.
Đánh giá tài sản cố định là việc xác định giá trị ghi số của tài sản.
Trong mọi trường hợp, tài sản cố định phải được đánh giá theo nguyên giá
và giá trị còn lại. Do vậy, việc ghi sổ phải bảo đảm phản ánh được tất cả 3
chỉ tiêu về giá trị của tài sản cố định là nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị
còn lại.
3