Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phương pháp dạy học các mối quan hệ nhân quả trong chương trình địa lý 10 thpt - ban cơ bản.
PREMIUM
Số trang
91
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
790

Phương pháp dạy học các mối quan hệ nhân quả trong chương trình địa lý 10 thpt - ban cơ bản.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA ĐỊA LÝ

----------

NGUYỄN THỊ ANH

Phương pháp dạy học các mối quan hệ nhân quả

trong chương trình địa lí 10 THPT- Ban cơ bản

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM ĐỊA LÝ

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới Th.S Lê Thị

Thanh Hương – người đã trực tiếp hướng dẫn em trong

suốt quá trình thực hiện đề tài

Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô

giáo trong khoa Địa Lí – Trường đại học sư phạm Đà

nẵng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, chỉ bảo, đóng góp

những ý kiến quí báu để đề tài của em được hoàn thành

với kết quả tốt nhất.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu

cùng với các thầy cô giáo trường THPT Nguyễn Trãi đã

giúp đỡ em trong quá trình thực nghiệm sư phạm.

Cuối cùng em xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình,

người thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện

cho em trong quá trình làm đề tài.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2012

Sinh viên

Nguyễn Thị Anh

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Thống kê các mối quan hệ nhân quả cơ bản trong SGK địa lí 10 THPT –

Ban cơ bản

Bảng 3.1. Kết quả thực nghiệm sau khi tiến hành thực nghiệm bài 35

Bảng 3.2. Phân loại trình độ học sinh qua các lần kiểm tra trong quá trình thực

nghiệm đối với bài 35

Bảng 3.3. Kết quả thực nghiệm sau khi tiến hành thực nghiệm bài 36

Bảng 3.4. Phân loại trình độ học sinh qua các lần kiểm tra trong quá trình thực

nghiệm đối với bài 36

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

THPT : Trung học phổ thông

SGK : Sách giáo khoa

KT - XH : Kinh tế - xã hội

GV : Giáo viên

HS : Học sinh

TN : Thực nghiệm

ĐC : Đối chứng

NXB : Nhà xuất bản

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG

1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................................1

2. Mục đích của đề tài............................................................................................................1

3. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................................1

4. Phạm vi nghiên cứu: ..........................................................................................................2

5. Lịch sử nghiên cứu:............................................................................................................2

6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................2

6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết ..................................................................................2

6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn .................................................................................3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

CÁC MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ ĐỊA LÍ......................................................................4

1.1.Các mối quan hệ nhân quả trong dạy học địa lí ở trường THPT .....................................4

1.1.1. Khái niệm về mối quan hệ và mối quan hệ nhân quả ..................................................4

1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc dạy học các mối quan hệ nhân quả trong dạy học địa lí ..6

1.1.3. Phân loại các mối quan hệ nhân quả địa lí...................................................................7

1.2. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh lớp 10 ........................................................10

1.3. Cấu trúc và đặc điểm chương trình sách giáo khoa địa lí lớp 10 THPT – Ban cơ bản.11

1.4. Thực trạng dạy học địa lí tại một số trường THPT ở Đà Nẵng ....................................13

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ

TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 THPT – BAN CƠ BẢN...............................................15

2.1 Phân loại các mối quan hệ nhân quả trong chương trình địa lí lớp 10 THPT – Ban cơ

bản........................................................................................................................................15

2.1.1. Dựa vào cấu trúc ........................................................................................................16

2.1.2. Dựa vào nội dung.......................................................................................................20

2.1.3. Dựa vào mức độ .........................................................................................................31

2.2. Các phương pháp giảng dạy các mối quan hệ nhân quả trong chương trình địa lí 10

THPT – Ban cơ bản .............................................................................................................36

2.2.1. Những yêu cầu về mặt phương pháp .........................................................................36

2.2.2. Các phương pháp giảng dạy các mối quan hệ nhân quả trong chương trình địa lí 10

THPT – Ban cơ bản .............................................................................................................37

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM GIẢNG DẠY MỘT SỐ MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ

TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 10 THPT – BAN CƠ BẢN...............................44

1. Mục đích, yêu cầu của thực nghiệm ................................................................................44

1.1. Mục đích của thực nghiệm............................................................................................44

1.2. Yêu cầu thực nghiệm ....................................................................................................45

2. Tổ chức thực nghiệm .......................................................................................................45

2.1. Địa bàn thực nghiệm.....................................................................................................45

2.2. Cách tổ chức thực nghiệm ............................................................................................45

2.3. Cách thức đánh giá kết quả thực nghiệm......................................................................45

2.4. Kết quả thực nghiệm.....................................................................................................46

PHẦN KẾT LUẬN

1. Kết quả đạt được và hạn chế của đề tài............................................................................49

1.1. Kết quả đạt được ...........................................................................................................49

1.2. Hạn chế của đề tài.........................................................................................................50

2. Đề xuất, kiến nghị............................................................................................................50

1

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Khoa học địa lí nói chung và bộ môn địa lí trong nhà trường nói riêng mang

tính chất tổng hợp bao gồm nhiều kiến thức khác nhau như các khái niệm, các mối

quan hệ nhân quả, các quy luật, các quan điểm, … Trong đó các mối quan hệ nhân

quả chiếm một vị trí và vai trò khá lớn, hiểu và xác định được các mối quan hệ nhân

quả sẽ góp phần hình thành được các khái niệm cho học sinh và đó cũng chính là

con đường để phát triển tư duy địa lí cho học sinh. Thật vậy, chỉ khi các em đã hiểu

và xác định được các mối quan hệ nhân quả thì kiến thức trong bài mới được khắc

sâu, cũng từ đó các em có thể vận dụng để giải thích các hiện tượng trong cuộc

sống. Vì vậy, môn địa lí ở nhà trường trung học cần hình thành cho các em có được

kiến thức vững chắc, niềm tin khoa học và khả năng tìm hiểu các mối quan hệ nhân

quả giữa các vấn đề tự nhiên và kinh tế - xã hội.

Việc hình thành mối quan hệ nhân quả là một trong những nhiệm vụ hàng đầu

mà giáo viên địa lí phải thực hiện, vì mối quan hệ không gian của các hiện tượng là

vấn đề quan trọng nhất đối với phương pháp luận địa lí với tư cách là một môn học

ở nhà trường .

Để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả dạy học môn địa lí ở nhà trường

THPT, em chọn đề tài “Phương pháp dạy học các mối quan hệ nhân quả trong

chương trình địa lí 10 THPT- Ban cơ bản” để nghiên cứu.

2. Mục đích của đề tài

Nghiên cứu, vận dụng một số phương pháp thích hợp để dạy học các mối quan

hệ nhân quả trong chương trình địa lí 10 THPT – Ban cơ bản nhằm góp phần nâng

cao chất lượng dạy học ở trường THPT.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu của đề tài đặt ra nhiệm vụ cần nghiên cứu như sau:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của phương pháp dạy học các mối

quan hệ nhân quả.

- Nghiên cứu đặc điểm chương trình và nội dung SGK địa lí lớp 10 cơ bản.

2

- Xác định được các mối quan hệ nhân quả cơ bản trong SGK địa lí 10 THPT –

Ban cơ bản. Vận dụng một số phương pháp để dạy các mối quan hệ nhân quả trong

SGK lớp 10 THPT – Ban cơ bản.

- Soạn một số giáo án mẫu để dạy học các mối quan hệ nhân quả trong chương

trình địa lí lớp 10 THPT – Ban cơ bản.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm, kiểm chứng giả thuyết đưa ra.

4. Phạm vi nghiên cứu:

- Nghiên cứu các mối quan hệ nhân quả và phương pháp dạy học các mối quan

hệ nhân quả trong chương trình địa lí 10 THPT – Ban cơ bản.

- Nội dung thực nghiệm một số bài trong chương trình địa lí 10 của học kì II.

5. Lịch sử nghiên cứu:

Phương pháp dạy học các mối quan hệ nhân quả địa lí đã được một số tác giả đề

cập tới như:

- “ Lí luận dạy học địa lí phần đại cương”, Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc,

nhà xuất bản giáo dục năm 2006. Tác giả có nhắc tới phương pháp dạy học các mối

quan hệ nhân quả địa lí nhưng rất sơ sài và đơn giản.

- “ Một số vấn đề trong dạy học địa lí ở trường phổ thông”, Nguyễn Trọng Phúc,

nhà xuấ bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2004. Tác giả đã phân loại khá rõ các

mối quan hệ nhân quả trong địa lí KT – XH ở THPT, chú trọng thiết lập các mối

quan hệ nhân quả và sử dụng phương pháp sơ đồ để xác định mối quan hệ nguyên

nhân – kết quả.

- Điểm mới của đề tài là xác lập các mối quan hệ nhân quả và đưa ra một số

phương pháp để giảng dạy mối quan hệ nhân quả trong chương trình địa lí 10 THPT

– Ban cơ bản.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài, đọc, phân tích và lựa chọn tài liệu từ

các nguồn khác nhau như: SGK, sách tham khảo, các luận văn, các thông tin trên

các nguồn khác. Từ đó chọn lọc các thông tin thu được để phục vụ cho đề tài.

3

6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Quan sát các phương pháp dạy học như phương pháp sơ

đồ, phương pháp giảng giải, phương pháp sử dụng bản đồ.

- Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra để điều tra hiện trạng việc dạy và

học địa lí và việc thiết kế các phương pháp dạy học mối quan hệ nhân quả trong dạy

học địa lí.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm

chứng và khẳng định tính chất đúng đắn các phương pháp đã lựa chọn.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Phương pháp dạy học các mối quan hệ nhân quả trong chương trình địa lý 10 thpt - ban cơ bản. | Siêu Thị PDF