Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

PHƯƠNG PHÁP bồi DƯỠNG HSG và rèn kỹ NĂNG tự học CHO học SINH
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VÀ RÈN KỸ NĂNG TỰ HỌC
CHO HỌC SINH
Qua thực tế giảng dạy kết hợp tiến hành nghiên cứu các em học sinh THCS
nhà trường rút ra được một số bài học học kinh nghiệm:
- Để có những giờ học có chất lượng, đòi hỏi ở mỗi Giáo viên rất nhiều
điều.Trước hết GV phải có tay nghề vững vàng, phải yêu nghề, mến trẻ, tức là
phải có năng lực sư phạm. (Năng lực sư phạm gồm: Năng lực khoa học; hiểu
học sinh; ngôn ngữ; tổ chức; phân phối, chú ý; trình bày bài giảng; óc tưởng
tượng sư phạm). Ngoài ra GV muốn phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập
của học sinh cần phải biết lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức thích
hợp, trong đó có các phương pháp thuyết minh; đàm thoại; quan sát; thảo
luận; thí nghiệm; hỏi đáp; nêu vấn đề…
Ngoài ra các thầy cô còn phải gần gũi, động viên, khuyến khích tạo không khí
thoải mái giúp các em học tập tích cực, năng động và hoà nhập với các bạn
hơn.
Với học sinh THCS, phương pháp dạy học phù hợp với lứa tuổi của các em là
rất quan trọng. đàm thoại trò chuyện là một hình thức tốt nhất để giáo viên
(GV) có thể gần gũi các em, đồng thời thăm hỏi trò chuyện với một số phụ
huynh học sinh. Qua đó chúng ta có thể biết tâm sự, tình cảm, nguyện vọng
của các em về việc học ở lớp cũng như việc học ở nhà của các em như thế
nào? Để từ đó, GV có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thích hợp
nhằm đạt kết quả tốt nhất.
Để kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập của học sinh và tạo hứng thú học
tập cho học sinh, đòi hỏi ở người GV rất nhiều điều.Trước hết GV phải có tay
nghề vững vàng, phải biết yêu nghề, mến trẻ, tức là phải có năng lực sư
phạm. (Năng lực sư phạm gồm: Năng lực khoa học; hiểu học sinh; ngôn ngữ;
tổ chức; phân phối chú ý; trình bày bài giảng; óc tưởng tượng sư phạm).
Ngoài ra GV muốn phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập của học sinh cần
phải biết lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức thích hợp, trong đó có
các phương pháp thuyết minh; đàm thoại; quan sát; thảo luận; thí nghiệm; hỏi
đáp; nêu vấn đề…
Việc đổi mới phương pháp giáo dục tất yếu phải đổi mới hình thức tổ chức
dạy học để tạo một sự tương ứng cần thiết. Sự đa dạng của phương pháp
dạy học trong sự phối hợp đòi hỏi phải có một số hình thức tổ chức dạy học
thích hợp. Mỗi hình thức tổ chức dạy học đều có tác dụng tích cực phát triển
học sinh một khía cạnh nào đó. Vì vậy, chúng ta cần biết kết hợp nhiều hình
thức tổ chức để phát huy thế mạnh của mỗi hình thức tổ chức dạy học.
Phương pháp dạy học mới, đòi hỏi phải có hình thức tổ chức dạy học tạo cơ
hội cho học sinh suy nghĩ làm việc, trao đổi thảo luận với nhau nhiều hơn.
Có ba hình thức dạy học, trong đó hình thức, dạy học cá nhân là chú ý phát
triển năng lực riêng của từng học sinh. Đồng thời rèn cho các em có thói quen
tự học, tự làm việc, hình thức dạy học cá nhân rất đa dạng, có thể làm việc
với phiếu học tập, ngoài ra còn có một số hình thức khác như: Làm bài tập
trong sách giáo khoa. vở bài tập, làm các trò chơi, tiến hành các thí nghiệm,
sự thể hiện tài năng, các hoạt động độc lập như: Sưu tầm tranh ảnh, thu tập
tài liệu, khảo sát thực tế nơi mình ở. Hình thức dạy học theo nhóm đề cao vai