Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phức đơn hình có các nhóm đồng điều đẳng cấu với các nhóm abel hữu hạn sinh cho trước
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TOÁN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: PHỨC ĐƠN HÌNH CÓ CÁC NHÓM
ĐỒNG ĐIỀU ĐẲNG CẤU VỚI CÁC NHÓM
ABEL HỮU HẠN SINH CHO TRƢỚC
Giáo viên hướng dẫn : TS. Lƣơng Quốc Tuyển
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thu Nguyệt
Lớp : 13ST
-- Đà Nẵng, 05/2017 --
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
CHƯƠNG 1. ĐỒNG ĐIỀU ĐƠN HÌNH. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .4
1.1. CÁC PHỨC ĐƠN HÌNH VÀ CÁC ÁNH XẠ ĐƠN HÌNH . . . . . . . . . . . . . . . . .4
1.2. CÁC NHÓM ĐỒNG ĐIỀU VÀ ĐỒNG ĐIỀU RÚT GỌN . . . . . . . . . . . . . . . .15
CHƯƠNG 2. SỰ TỒN TẠI CỦA PHỨC ĐƠN HÌNH CÓ CÁC NHÓM ĐỒNG ĐIỀU ĐẲNG CẤU VỚI CÁC NHÓM ABEL HỮU HẠN SINH CHO TRƯỚC
27
2.1. SỰ TỒN TẠI CỦA MỘT PHỨC ĐƠN HÌNH CÓ NHÓM ĐỒNG ĐIỀU 1 - CHIỀU ĐẲNG CẤU VỚI MỘT NHÓM CYCLIC HỮU HẠN CHO TRƯỚC
27
2.2. SỰ TỒN TẠI CỦA MỘT PHỨC ĐƠN HÌNH CÓ NHÓM ĐỒNG ĐIỀU p - CHIỀU ĐẲNG CẤU VỚI MỘT NHÓM CYCLIC HỮU HẠN CHO TRƯỚC
30
2.3. SỰ TỒN TẠI CỦA PHỨC ĐƠN HÌNH CÓ CÁC NHÓM ĐỒNG ĐIỀU ĐẲNG CẤU VỚI CÁC NHÓM ABEL HỮU HẠN SINH CHO TRƯỚC
31
KẾT LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
2
MỞ ĐẦU
Bài toán phân loại topo là bài toán cơ bản nhất của ngành Topo :
“Tìm các điều kiện để hai không gian topo là đồng phôi hoặc không đồng
phôi với nhau”.
Để giải quyết một phần vấn đề này người ta đặt tương ứng mỗi không
gian topo, mỗi số nguyên p với một nhóm Abel (được gọi là nhóm đồng
điều p - chiều của không gian này) và mỗi ánh xạ liên tục giữa hai không
gian topo với một đồng cấu nhóm giữa các nhóm đồng điều p - chiều giữa
chúng. Khi hai không gian topo đồng phôi thì các nhóm đồng điều p -
chiều của chúng đẳng cấu, do đó để phân loại topo người ta thường tính
các nhóm đồng điều của nó và nếu các nhóm đồng điều của chúng không
đẳng cấu thì các không gian topo này không đồng phôi với nhau. Có hai
loại lý thuyết Đồng điều cơ bản là Đồng điều đơn hình và Đồng điều Kỳ
dị, ở đây chúng tôi chỉ xét đến Đồng điều đơn hình.
Ta biết rằng các nhóm đồng điều kỳ dị p - chiều (p ∈ Z) của một
không gian topo là một nhóm Abel; Như vậy phát sinh một vấn đề là liệu
đối với một nhóm Abel cho trước có tồn tại một không gian topo có nhóm
đồng điều kỳ dị p - chiều đẳng cấu với nhóm này không?
Vấn đề này được trả lời khẳng định bởi Moore (xem [5]): Với mỗi
p ≥ 1, với mỗi nhóm Abel G, tồn tại một CW - phức X có nhóm đồng
điều kỳ dị p - chiều đẳng cấu với nhóm G, người ta đã không nói rằng CW
- phức X có là một phức đơn hình hay không (lớp tất cả các phức đơn
hình được chứa trong lớp tất cả các CW - phức) và để tính nhóm đồng
điều kỳ dị của CW - phức người ta phải sử dụng đến lý thuyết đồng điều
của các CW - phức và bậc của các ánh xạ liên tục từ mặt cầu vào chính
nó.
Tương tự như vậy, ta biết rằng các nhóm đồng điều đơn hình p - chiều
(p ≥ 1) của một phức đơn hình hữu hạn là một nhóm Abel hữu hạn sinh;
3
Như vậy cũng phát sinh một câu hỏi là liệu đối với một nhóm Abel hữu
hạn sinh cho trước có tồn tại một phức đơn hình hữu hạn có nhóm đồng
điều đơn hình p - chiều đẳng cấu với nhóm này không? Nội dung chính
của Khóa Luận này là trả lời khẳng định cho câu hỏi trên; Ở đây ta giải
quyết Bài toán tổng quát hơn:
Cho G0, G1, G2, . . . là một dãy các nhóm Abel hữu hạn sinh
cho trước mà G0 tự do và tồn tại p0 ≥ 0: Gp = 0, ∀p > p0 thì tồn
tại một phức đơn hình hữu hạn K có nhóm đồng điều p - chiều
đẳng cấu với Gp, với mỗi p ≥ 0.
(Sở dĩ ta giả thiết G0 là nhóm Abel tự do vì nhóm đồng điều 0 - chiều
của mỗi phức đơn hình là một nhóm Abel tự do).
Trong khóa luận này, chúng tôi sử dụng kỹ thuật trong [7] tính toán
trực tiếp các nhóm đồng điều chiều thấp của các đơn hình; Đối với việc
tính toán các nhóm đồng điều chiều cao hơn chúng tôi sử dụng đến các
dãy khớp của Mayer - Vietoris.
Tác giả xin chân thành cám ơn các Thầy Giáo, Cô Giáo ở Khoa Toán
của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà nẵng đã giúp đỡ Tác giả trong
các năm qua, đặc biệt là các Thầy Giáo Lương Quốc Tuyển, Đặng Văn
Riền, Phan Đức Tuấn. Tác giả cũng cám ơn các bạn bè trong lớp đã động
viên trong suốt quá trình làm Khóa Luận này.