Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phong cách truyện ngắn nguyễn ngọc tư.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------
NGUYỄN THỊ LÊ THỦY
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Phong cách là sự độc đáo của nhà văn cả về tư tưởng và nghệ thuật. Tuy
nhiên không phải nhà văn nào cũng có phong cách, bởi phong cách là sự lặp đi lặp
lại trong sáng tác của nhà văn những đặc điểm riêng vừa có tính bền vững vừa
không ngừng đổi mới. Nghiên cứu phong cách, vì vậy, cũng là một hướng nghiên
cứu không bao giờ cũ, không bao giờ lạc hậu.
1.2. Cuộc sống vốn luôn vận động không ngừng và đời sống văn học cũng
không nằm ngoài quy luật ấy. Bằng chứng là văn chương nước ta đang từng ngày
từng giờ khởi sắc với sự đóng góp đặc biệt mạnh mẽ của các nhà văn trẻ. Nhưng
nếu chỉ xét riêng trong văn chương khu vực Nam Bộ, thì kể từ những nhà văn lớp
trước như Sơn Nam, Trang Thế Hy, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Dạ Ngân…;
khu vực này vẫn chưa có nhà văn trẻ nào xuất hiện như là một “hiện tượng” của văn
học nước nhà, mãi cho đến trường hợp tỏa sáng của cây bút nữ Nguyễn Ngọc Tư.
Hiếm có nhà văn nào mới sáng tác đã sớm khẳng định được vị trí, vùng sáng tác và
phong cách sáng tác chuyên biệt như Nguyễn Ngọc Tư. Từ nay chúng ta có Nguyễn
Ngọc Tư, một nhà văn của nông thôn và nông dân Nam Bộ, một nhà văn sáng tác
bằng ngôn ngữ Nam Bộ rặt ròng để bản thân tác giả và tác phẩm nghiễm nhiên trở
thành “đặc sản miền Nam”. Những tập truyện ngắn của chị đã để lại trong lòng
người đọc nhiều dư vị cũng như khiến cho các nhà phê bình tốn không ít giấy mực.
1.3. Vì vậy, chúng tôi chọn thực hiện đề tài Phong cách truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư nhằm khám phá những nét độc đáo trong truyện ngắn của cây bút
3
trẻ này, đồng thời góp thêm tiếng nói khẳng định vị trí của Nguyễn Ngọc Tư trong
dòng chảy văn chương Nam Bộ nói riêng và văn học Việt Nam đương đại nói
chung.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ có khối lượng tác phẩm xuất bản khá
lớn chỉ trong thời gian ngắn. Đồng thời chị đã được trao tặng nhiều giải thưởng văn
học có uy tín cũng như nhận được nhiều sự yêu mến và kì vọng lớn lao từ độc giả.
Do đó, có lẽ không quá võ đoán khi khẳng định Nguyễn Ngọc Tư đã đạt được
những thành công nhất định trên con đường định hình một phong cách Nam Bộ đặc
sắc trong sáng tác. Thế nhưng, hiện tại công việc nghiên cứu truyện ngắn của chị lại
có vẻ khá chậm chạp so với những bước tiến trong nghề nghiệp của nhà văn. Nó
không tương xứng với một hiện tượng văn học, chỉ dừng lại chủ yếu qua các bài
viết trên báo, tạp chí và các trang web. Qua quá trình khảo sát những bài viết, công
trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, chúng tôi tạm chia thành hai nhóm:
2.1. Nhóm công trình, bài viết liên quan gián tiếp đến đề tài
* Một số khuynh hướng nghiên cứu phong cách ở Việt Nam
Tôn Thảo Miên trong bài viết Một số khuynh hướng nghiên cứu phong cách
(Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 5 – 2006) chỉ ra bốn khuynh hướng nghiên cứu
phong cách chính, đó là:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản
- Nghiên cứu phong cách tác giả
- Nghiên cứu phong cách tác phẩm
- Nghiên cứu phong cách tác giả và tác phẩm [22,tr.75]
Ở Việt Nam chưa có một công trình khoa học chuyên biệt nào nghiên cứu
những vấn đề lý luận chung của phong cách. Cuốn sách lý thuyết phong cách được
tham khảo nhiều nhất ở Việt Nam vẫn là công trình của nhà nghiên cứu người Nga
M.B.Khrapchenko – Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học (NXB
Tác phẩm mới – 1978). Trong cuốn sách này, tác giả nghiên cứu phong cách dưới
4
nhiều hướng lí thuyết hiện đại như tự sự học, thi pháp học và các chủ nghĩa hiện
đại.
Nghiên cứu phong cách ở Việt Nam trước nay chủ yếu đi theo ba khuynh
hướng còn lại, hoặc nghiên cứu phong cách tác giả, hoặc nghiên cứu phong cách tác
phẩm, hoặc kết hợp nghiên cứu phong cách tác giả và tác phẩm.
Có thể nói người đầu tiên thực hành phê bình phong cách học ở Việt Nam
là Phan Ngọc với công trình Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều.
Bản thảo cuốn sách Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều được
Phan Ngọc hoàn thành năm 1965, hai mươi năm sau (1985) cuốn sách mới được
ra mắt bạn đọc ở nhà xuất bản Khoa học xã hội. Ở công trình nghiên cứu này,
GS. Phan Ngọc đã nghiên cứu đánh giá vấn đề phong cách Nguyễn Du trong
Truyện Kiều trên nhiều khía cạnh: vấn đề tư tưởng, phương pháp tự sự, bố cục theo
yêu cầu của kịch, ngôn ngữ, câu thơ, ngữ pháp...
Một nguời nổi tiếng với khuynh hướng nghiên cứu phong cách tác giả ở Việt
Nam là GS.Nguyễn Đăng Mạnh với các công trình Con đường đi vào thế giới nghệ
thuật của nhà văn (NXB Giáo dục, in lần thứ hai năm 1996) và Nhà văn Việt Nam
hiện đại – Chân dung và phong cách (NXB Trẻ, 2000). Phương pháp nghiên cứu
của giáo sư là phối hợp thật nhuần nhuyễn giữa dựng chân dung văn học và đi tìm
phong cách nhà văn.
Ngoài ra có thể kể đến một số chuyên luận nghiên cứu về phong cách tác giả
như Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu của Tôn Phương Lan (NXB Khoa
học xã hội – 2001), Phong cách văn xuôi Nguyễn Khải của Tuyết Nga (NXB Hội
nhà văn – 2004), Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam của Nguyễn Thành
Thi (NXB Khoa học xã hội – 2005),…Và mới đây có một chuyên luận nghiên cứu
về phong cách thời đại, đó là công trình Phong cách thời đại nhìn từ một thể loại
văn học của Nguyễn Khắc Sính (NXB Văn học – 2006).
* Một số bài viết về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
Đây là những bài viết nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Tư và truyện ngắn của
chị được đăng trên các báo và website, tuy chưa đi sâu vào nghiên cứu các bình
5
diện phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhưng chứa đầy tâm huyết của
người viết và cũng khá giá trị về mặt khoa học. Đặc biệt có rất nhiều bài viết nghiên
cứu về “hiện tượng” Cánh đồng bất tận trong thời điểm truyện ngắn này gây tiếng
vang lớn trên văn đàn.
Tiêu biểu, có thể kể đến bài viết “Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam” của
GS.Trần Hữu Dũng. Ông đã xem xét truyện ngắn của chị một cách tường tận và
thấu đáo trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Trần Hữu Dũng đặc biệt
đề cao tài năng sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ của Nguyễn Ngọc Tư, ông đánh giá đó
là một nét riêng đặc sắc không thể trộn lẫn với bất kì nhà văn nào khác, như là một
“đặc sản miền Nam”. Bằng tất cả sự yêu mến chân thành, Trần Hữu Dũng cũng
không quên cảnh báo những nguy cơ có thể khiến tác giả trẻ này đi vào lối mòn
trong sáng tác bên cạnh sự nhìn nhận và tán thưởng tài năng của chị.
Đoàn Ánh Dương trong bài viết “Cánh đồng bất tận nhìn từ mô hình tự sự và
ngôn ngữ trần thuật” in trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 2 năm 2007 đặc biệt
chú trọng đến ngôn ngữ của tác phẩm. Khen ngợi truyện ngắn mang phong cách của
một tiểu thuyết, tác giả khẳng định: “Lựa chọn cấu trúc tự sự bao gồm: chuỗi sự
kiện nhân- quả, thời gian tuyến tính và dòng chảy tâm lí nhân vật cùng với cách sử
dụng ngôn ngữ trần thuật và phương ngữ chính là cách xử lí rất k héo léo của
Nguyễn Ngọc Tư trong tác phẩm này”. Điều này khẳng định sự bứt phá về bút pháp
cũng như sự trưởng thành của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư: “Tác phẩm kết thúc một
bước quá độ dài để khẳng định sự trưởng thành của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư”.[3]
Trong bài viết “Không gian sông nước trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc
Tư” của Thụy Khuê đăng trên trang web viet-studies.info, người viết đánh giá cao
việc Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng được một không gian Nam Bộ với ruộng đồng
sông nước đặc sắc trong tác phẩm của mình, góp phần to lớn vào việc phục vụ cho
ý đồ nghệ thuật của tác giả. Còn trong bài viết “Thời gian huyền thoại trong truyện
ngắn “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư” của Mai Hồng đăng trên cùng
trang web, người viết chỉ ra nét đặc sắc của kiểu thời gian huyền thoại trong truyện
6
ngắn “Cánh đồng bất tận”. Đây cũng là một góc nhìn mới lạ trong việc tìm hiểu về
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Nguyên Ngọc trong bài viết “Không gian… của Nguyễn Ngọc Tư” in trên
báo Sài Gòn tiếp thị năm 2008 đã không ngần ngại đánh giá về Nguyễn Ngọc Tư và
tập truyện “Cánh đồng bất tận” như sau: “Với cánh đồng bất tận, văn chương ta
bước vào toàn cầu hóa hiện nay một cách đàng hoàng và ngang bằng với những giá
trị nghệ thuật và nhân văn của toàn cầu, chẳng phải nể ai hết. Nó đưa vă n chương,
và như thế cũng là con người của toàn cầu, để cho toàn cấu biết rằng ta cũng là
con người chẳng hề thua kém họ”. [ 23]
Hay bài nghiên cứu Bi kịch hóa trần thuật- Một phương thức tự sự (Trên cứ
liệu Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư) của Nguyễn Thanh Tú được in trên
Tạp chí Nghiên cứu văn học số 5 năm 2008, tác giả đi vào nghiên cứu bi kịch hóa
trần thuật trong Cánh đồng bất tận trên các phương diện: bi kịch hóa tình huống, bi
kịch hóa không gian- thời gian, bi kịch hóa hoàn cảnh, tâm lí, tính cách nhân vật.
Trần Việt Thường trong bài viết Khát vọng nhân văn trong cánh đồng bất
tận in trên báo Quân đội ngày 4 tháng 5 năm 2006 đã nói về khả năng đào sâu hiện
thực cũng như sự dũng cảm của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư khi cho ra đời tập
truyện ngắn Cánh đồng bất tận, tập truyện đã phản ánh bằng văn học những điều
mà lẽ ra không còn tồn tại nữa đối với người nông dân trong thời kỳ đổi mới để “từ
đó, làm cơ sở xã hội học mà hoạch định chính sách giúp nông dân thoát đói giảm
nghèo, để có sự thay đổi tốt đẹp hơn cho đời sống của nông dân”. [28]
2.2. Nhóm công trình, bài viết liên quan trực tiếp đến đề tài
Đây là nhóm công trình, bài viết có đề cập trực tiếp đến phong cách truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ một phương diện cụ thể nào đó, có thể là nội dung tự
sự hay phương thức nghệ thuật.
Chẳng hạn, Nguyễn Trọng Bình với bài viết Phong cách truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư nhìn từ nội dung tự sự trên trang web viet-studies ngày 26-9-2010. Tác giả
đi sâu nghiên cứu phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trên phương diện nội
dung tự sự, và đặc biệt chú ý đến những câu chuyện về thân phận con người ở miền
7
quê Nam Bộ. Những phân tích của bài viết mới dừng lại ở sự khai mở bước đầu,
nhưng cũng trở thành tư liệu quý báu cho người viết khi nghiên cứu phong cách
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Cũng tác giả này, trong bài Những dạng tình huống thường gặp trong truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư trên trang web viet-studies ngày 30-9-2010, đã cho rằng
điểm chung trong các dạng tình huống của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là nêu bật
lên được phẩm chất tốt đẹp của những con người nghèo khổ, đồng thời khẳng định
“những dạng tình huống trên chính là sự đảm bảo chất lượng cho một “thương
hiệu”, một phong cách truyện ngắn độc đáo – phong cách Nguyễn Ngọc Tư”. [40]
Sau đó, Nguyễn Trọng Bình tiếp tục đăng tải bài viết Phong cách truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương diện quan niệm nghệ thuật về con người trên
trang web viet-studies vào ngày 3 tháng 3 năm 2011. Tác giả đã đưa ra những nhận
xét khẳng định phong cách Nguyễn Ngọc Tư: “Có thể nói, kế thừa truyền thống về
quan niệm nghệ thuật về con người của các thế hệ đi trước, bằng sự trải nghiệm và
sự sáng tạo của bản thân, Nguyễn Ngọc Tư đã đưa ra một “cái nhìn”, một cách “lí
giải” về con người rất mới mẻ và độc đáo, đem đến cho người đọc một sự thích thú
và ngày một yêu mến truyện ngắn của chị hơn. Đây chính là dấu ấn riêng góp phần
làm nên phong cách truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư”. [ 41]
Hay trên báo Văn nghệ quân đội tháng 6 năm 2006 có bài viết Thị hiếu thẩm
mĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư của tác giả Trần Phỏng Diều. Ông cho rằng:
“đi tìm thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thực chất là đi tìm
những hình tượng văn học trong sáng tác của tác giả. Các hình tượng văn học này
cứ trở đi trở lại và trở thành một ám ảnh khôn nguôi, buộc người viết phải thể hiện
ra tác phẩm của mình” [2]. Ở đây, tác giả đi sâu vào phân tích hình tượng người
nông dân, hình tượng người nghệ sĩ và hình tượng dòng sông để làm rõ thị hiếu
thẩm mĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Huỳnh Công Tín với bài viết “Nguyễn Ngọc Tư, một nhà văn trẻ Nam Bộ”
trên trang web “Văn nghệ Sông Cửu Long” cũng dành cho Nguyễn Ngọc Tư những
lời khen tặng xứng đáng với tài năng của chị. Ông đánh giá cao khả năng xây dựng