Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phong cách truyện ngắn Lê Văn Thảo
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
TRẦN THỊ HUYỀN
PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN LÊ VĂN THẢO
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
TRẦN THỊ HUYỀN
PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN LÊ VĂN THẢO
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS. Cao Thị Hồng
THÁI NGUYÊN - 2017
LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Văn – Xã hội, Trường Đại học Khoa học - Đại học
Thái Nguyên và được sự đồng ý của người hướng dẫn khoa học TS. Cao Thị Hồng, tôi
đã thực hiện đề tài: “ Phong cách truyện ngắn Lê Văn Thảo”.
Bản Luận văn được hoàn thành bằng sự nỗ lực và cố gắng của bản thân trong
suốt thời gian từ khi nhận đề tài tháng 6 năm 2016 và kết thúc vào tháng 6 năm 2017.
Trong suốt quá trình viết Luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và
hướng dẫn chu đáo của TS. Cao Thị Hồng.
Tôi cũng nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất của
các thầy giáo, cô giáo khoa Văn- Xã hội, trường Đại học Khoa học – Đại học Thái
Nguyên để Luận văn được hoàn thành đúng thời hạn.
Đồng thời, tôi cũng nhận được sự động viên, chia sẻ của gia đình, bạn bè đồng
nghiệp, hỗ trợ tôi rất nhiều về mặt tinh thần.
Đặc biệt Nhà văn Lê Văn Thảo, Nhà văn Phan Hoàng, Nhà văn - TS. Trần
Hoài Anh (Hội Nhà văn Việt Nam – Hội Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh) đã cung cấp
cho tôi văn bản và các tài liệu cần thiết giúp tôi tham khảo.
Cho phép tôi bày tỏ lòng tri ân tới Nhà văn - TS. Cao Thị Hồng và lời cảm ơn
sâu sắc tới các quý vị!
Bản Luận văn này chỉ mới là bước khởi đầu trong chặng đường học tập và
nghiên cứu của tôi. Tôi đã rất cố gắng nhưng luận văn vẫn còn hạn chế, tôi rất mong
nhận được sự góp ý và chỉ giáo của các thầy giáo, cô giáo, các bậc trí giả và đồng
nghiệp.
Thái Nguyên tháng 6 - 2017
Học viên: Trần Thị Huyền
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả được nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình khoa học nào.
Thái Nguyên tháng 6-2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Thị Huyền
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu: ........................................................................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ................................................................................. 8
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 9
6. Đóng góp của luận văn......................................................................................................... 9
7. Cấu trúc của luận văn.........................................................................................................10
Chương 1. PHONG CÁCH NHÀ VĂN, QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT, HÀNH
TRÌNH SÁNG TÁC CỦA LÊ VĂN THẢO........................................................... 11
1.1.Khái niệm về phong cách và phong cách nghệ thuật của nhà văn. .............. 11
1.1.1.Khái niệm phong cách ............................................................................. 11
1.1.2. Phong cách nghệ thuật............................................................................ 14
1.1.3. Phong cách nghệ thuật của nhà văn........................................................ 15
1.2.Cuộc đời và văn nghiệp Lê Văn Thảo........................................................................15
1.2.1.Cuộc đời .............................................................................................................................15
1.2.2.Văn nghiệp........................................................................................................................16
1.3. Hành trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật của Lê Văn Thảo.................18
1.3.1. Hành trình sáng tác......................................................................................................18
1.3.2.Quan niệm nghệ thuật ...............................................................................................23
Chương 2. PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN LÊ VĂN THẢO NHÌN TỪ PHƯƠNG
DIỆN ĐỀ TÀI, NHÂN VẬT. ............................................................................... 30
2.1. Đề tài và cách chọn đề tài trong truyện ngắn Lê Văn Thảo ...........................30
2.1.1. Cách chiếm lĩnh đề tài trong truyện ngắn Lê Văn Thảo. .............................32
2.2. Nhân vật................................................................................................................................47
2.2.1. Phương thức xây dựng hình tượng nhân vật người lính trong chiến
tranh và thời hậu chiến. .........................................................................................................48
2.2.2. Phương thức xây dựng hình tượng nhân vật người nông dân Nam Bộ. ...55
2.2.3. Phương thức xây dựng hình tượng người phụ nữ và những con người
bé nhỏ trong truyện ngắn Lê Văn Thảo. .........................................................................58
Tiểu kết chương 2..................................................................................................................63
Chương 3. PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN LÊ VĂN THẢO NHÌN TỪ PHƯƠNG
DIỆN NGHỆ THUẬT ........................................................................................ 66
3.1. Phương thức trần thuật.................................................................................................66
3.2. Cốt truyện ..........................................................................................................................68
3.2.1. Khái niệm cốt truyện................................................................................................68
3.2.2. Đặc điểm cốt truyện trong truyện ngắn Lê Văn Thảo ..................................70
3.3. Giọng điệu trong truyện ngắn Lê Văn Thảo..........................................................75
3.3.1. Giọng tâm tình, nhỏ nhẹ. ...........................................................................................76
3.3.2. Giọng triết luận, chiêm nghiệm. .............................................................................78
3.4. Ngôn ngữ trong truyện ngắn Lê Văn Thảo............................................................83
3.4.1. Ngôn ngữ mang dấu ấn Nam Bộ.............................................................................83
3.4.2. Ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ................................................................................85
Tiểu kết chương 3..................................................................................................................90
KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................92
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sau năm 1975 và đặc biệt ở thời kỳ đổi mới, trên văn đàn Việt Nam hiện
diện nhiều cây bút văn xuôi thuộc nhiều thế hệ - đó là một đội ngũ đã góp phần
quan trọng đổi mới và phát triển nền văn học nước nhà cả về số lượng và chất
lượng, có thể kể đến: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Chu Lai, Lê Minh
Khuê, Dạ Ngân, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Thị Thu
Huệ, Bích Ngân, Võ Thị Xuân Hà, Y Ban, Nguyễn Ngọc Tư, Võ Thị Hảo, Phạm Thị
Hoài... và trong đó có nhà văn Lê Văn Thảo.
Lê Văn Thảo là một trong những nhà văn tiêu biểu trưởng thành từ thời
chống Mỹ cứu nước. Ông là một trong số ít nhà văn Nam Bộ vinh dự được nhận
giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Với lối viết dung dị, nhẹ nhàng,
các sáng tác của ông đã để lại những dấu ấn sâu sắc, khó quên trong lòng bạn
đọc. Các tác phẩm của Lê Văn Thảo đã dần khẳng định vị trí xứng đáng của ông
trong nền văn học nước nhà.
Là một nhà văn Nam bộ xuất sắc, Lê Văn Thảo đã thể nghiệm ngòi bút của
mình qua nhiều thể loại như: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí... và ở thể loại nào ông
cũng đạt được những thành tựu đáng được ghi nhận. Để có được điều đó, Lê
Văn Thảo đã tìm được một con đường, một lối viết riêng không giống với các
nhà văn khác. Trong các thể loại trên, truyện ngắn là một ưu thế của ngòi bút
Lê Văn Thảo - đó là những trang văn tinh tế mang đầy cá tính sáng tạo và có sức
lay động, cảm hóa lòng người. Với thể loại này, ông đã khẳng định được tên tuổi
của mình bởi lối viết với phong cách nghệ thuật độc đáo.
Luận văn chọn vấn đề: “Phong cách truyện ngắn Lê Văn Thảo” làm đề tài
nghiên cứu, hy vọng sẽ góp phần xác định rõ vị trí nhà văn trên văn đàn và
khẳng định những đóng góp không nhỏ của tác giả Lê Văn Thảo đối với văn xuôi
Nam bộ nói riêng và văn xuôi Việt Nam nói chung. Và đây đồng thời cũng là
công trình thể hiện tấm lòng tri âm của chúng tôi với một Nhà văn có nhiều
2
công sức, bền bỉ, âm thầm lặng lẽ cống hiến vì sự phát triển của nền văn học
nước nhà.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong quá trình sáng tác của mình, Lê Văn Thảo đã cho ra đời nhiều tác phẩm
có giá trị, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Tuy nhiên, số lượng các
công trình nghiên cứu về cuộc đời và sáng tác của Lê Văn Thảo chưa nhiều, chủ
yếu chỉ là các bài viết trên tạp chí chuyên ngành hoặc điểm sách trên các trang
web. Xem xét nội dung các bài viết, các công trình nghiên cứu, có thể chia thành
hai nhóm cơ bản sau:
2.1. Những bài viết, công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp văn
chương của Lê Văn Thảo.
Trong sự nghiệp cầm bút của mình, Lê Văn Thảo đã dành cả cuộc đời để viết
về miền Nam, về vùng đất chứa chan tình người. Hơn 50 năm cầm bút, Lê Văn
Thảo đã cho ra đời 20 đầu sách hầu hết đều mang dáng dấp con người và vùng
đất Nam Bộ. Con số này chưa phải là nhiều so với các nhà văn khác nhưng nó đã
đủ để ghi lại những dấu ấn, tình cảm khó phai trong lòng người tiếp nhận, đặc
biệt là giới phê bình văn học.
Hàng loạt các bài viết mang tính giới thuyết về cuộc đời và sự nghiệp văn
chương của Lê Văn Thảo đã được các nhà nghiên cứu cho ra đời như: Lê Tiến
Dũng với bài Lê Văn Thảo: nhà văn của xứ sở Nam Bộ, Phạm Phan Trung với bài
Từ tiểu thuyết “Cơn giông” nghĩ về sự nghiệp Lê Văn Thảo, Phan Hoàng với bài
Nhà văn Lê Văn Thảo: Hành trình sáng tạo bền bỉ, tác giả Triệu Xuân có bài Lê Văn
Thảo với những tác phẩm giàu lòng nhân ái,... Và một số luận văn thạc sĩ về tác
phẩm Lê Văn Thảo, có thể kể như: Truyện ngắn và tiểu thuyết Lê Văn Thảo của
Nguyễn Thị Nga, Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Thành Phố Hồ Chí Minh,
2007; Đặc điểm truyện ngắn Lê Văn Thảo của Nguyễn Quốc Đại, Đại Học Cần Thơ,
2011.
Trong Tuyển tập truyện ngắn Lê Văn Thảo, Triệu Xuân với bài Lê Văn Thảo với
những tác phẩm giàu lòng nhân ái đã khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của Lê Văn