Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

''Phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền KTTT định hướng
MIỄN PHÍ
Số trang
32
Kích thước
259.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1996

''Phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền KTTT định hướng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI MỞ ĐẦU

Quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và phép

biện chứng duy vật khẳng định rằng: mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên đều tồn tại mâu

thuẫn bên trong. Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật và hiện tượng của giới tự nhiên,

đời sống xã hội và tư duy con người. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện đến khi sự vật kết

thúc. Trong mỗi một sự vật có thể có nhiiêù mâu thuẫn và sự vật trong cùng một lúc có rất nhiều

mặt đối lập. Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành...

Nền kinh tế nước ta đang ở giai đoạn quá độ, chuyển tiếp từ nền kinh tế tập trung, quan

liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trưòng (KTTT). Một trong những luận điểm rất quan trọng phản

ánh tư duy mới của Đảng ta thể hiện trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI là: Chính sách cơ

cấu kinh tế nhiều thành phần. Từ đó, Đảng ta từng bước khẳng định chủ trương xây dựng ở nước

ta một nền KTTT theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Trải qua thực tiễn đổi mới, chính

sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà

nước theo định hướng XHCN đã đưa lại hiệu quả, góp phần to lớn vào thành công của sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhờ đó đã tạo nên những thành tựu to lớn đưa nước ta vào thời kỳ

đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, nền KTTT định hướng XHCN là một nền

kinh tế quá độ với điểm xuất phát và bản chất của chế độ cũ nên nó không tránh khỏi những mâu

thuẫn quá độ của nó. Những mâu thẫn đó luôn chứa đựng những mặt tiêu cựu mang tính nội tại

và kìm hãm, gây trở ngại cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế. Đòi hỏi phải được giải

quyết những vấn đề ấy nếu được giải quyết chính là tạo điều kiện cho sự phát triển một cách vững

chắc và ổn định theo đúng định hướng đã đặt ra.

Với mong muốn tìm hiểu thêm về phép biện chứng về mẫu thuẫn và những mâu thuẫn

thực tế đang xảy ra trong nền kinh tế nước ta hiện nay cũng như những vướng mắc trong các vấn

đề chính trị xã hội có liên quan đến quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, em đã chọn đề tài :

''Phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền KTTT

định hướng XHCN ở nước ta" để từ đó có được cái nhìn đúng đắn hơn về nền kinh tế Việt Nam

trong thời kì đổi mới và hoàn thiện vốn kiến thức của mình.

Em xin chân thành cảm ơn thầy Đoàn Quang Thọ, giảng viên chính , đã giúp đỡ em trong

quá trình tìm kiếm nguồn tư liệu và hoàn thiện để tài, em mong muốn có được sự giúp đỡ của thầy

nhiều hơn.

NỘI DUNG

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÂU THUẪN.

Phép biện chứng ra đời từ thời cổ đại. Trong lịch sử triết học có ba hình thức cơ bản của

phép biện chứng: phép biện chứng chất phác (thơ ngây), phép biện chứng duy tâm và phép biện

chứng duy vật.

Điển hình phép biện chứng chất phác là phép biện chứng cổ đại Hy Lạp. Thời kỳ này

khoa học chưa phát triển nên khi phác họa về bức tranh chung của thế giới, các nhà triết hoc chỉ

dựa trên những quan sát có tính chất trực quan cảm tính.. Vì vậy phép biện chứng duy vật chất

phác có ý nghĩa vô thuần, chống lại các quan niệm tôn giáo thế giới, song còn thiếu căn cứ khoa

học. Phép biện chứng chất phác đã bị phép siêu hình sau này phủ định. Tiêu biểu cho phép biện

chứng duy tâm là phép biện chứng duy tâm khách quan của Hê-ghen, một đại biểu suất xắc của

nền triết học cổ điển Đức thế kỷ XIX. Chống lại phương pháp siêu hình, Hê-ghen là người đầu

tiên có công xây dựng tương đối hoàn chỉnh phép biện chứng với một hệ thống các khái niệm,

phạm trù và những quy luật cơ bản. Song, do thế giới quan là duy tâm cho rằng "Ý niệm tuyệt

đối" là cái có trước thế giới, giới tự nhiên và xã hội chỉ là cái biểu hiện ra bên ngoài của "Ý niệm

tuyệt đối" nên Hê-ghen mắc sai lầm có tính nguyên tắc là cho rằng biện chứng của ý niệm sản

sinh ra biện chứng của sự vật. Do đó, phép biện chứng của Hê-ghen là phép biện chứng duy tâm

khách quan, phép biện chứng của ý niệm, thần bí, thiếu triệt để, thiếu khoa học. Mác và Ăng￾ghen sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng vào giữa thế kỷ XIX và đã được Lênin phát triển

hơn nữa vào đầu thế kỷ XX đã đem lại cho phép biện chứng một hình thức mới về chất. Đó là

phép biện chứng duy vật.

Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương

pháp luận biện chứng. Nhờ đó đã khắc phục được những hạn chế trước đây của phép biện

chứng chất phác và phép biện chứng duy tâm và thực sự trở thành khoa học.

Ngay từ thời cổ đại đã có những phỏng đoán thiên tài về sự tác động qua lại của các mặt

đối lập và xem xét sự tác động qua lại đó là cơ sở vận động của thế giới. Nhiều đại biểu triết học

cổ đại phương Đông đã xem vận động do sự hình thành những đối lập và các đối lập ấy cũng

luôn vận động. Nhà triêt học Hy Lạp cổ đại Hê-ra-clít- người được Lênin coi là ông tổ của phép

biện chứng cho rằng sự trong sự vận động biện chứng vĩnh viễn của mình, các sự vật đều có

khuynh hướng chuyển sang các mặt đối lập ... Tư tưởng biện chứng về những đối lập đạt được

đỉnh cao nhất trong sự phát triển của phép biện chứng trước Mácxít là trong học thuyết biện

chứng của các nhà triết học cổ điển Đức, tiêu biểu là G.V.Hê-ghen- nhà biện chứng, đồng thời là

nhà triết học duy tâm khách quan. Ông là người sớm nhận ra vai trò của mâu thuẫn trong quá

trình vận động và phát triển :" Mâu thuẫn là nguồn gốc của tất cả mọi sự vận động và của tất cả

mọi sự sống. Chỉ trong chừng mực một vật chứa đựng trong bản thân nó một mâu thuẫn thì nó

mới vận động, mới có xung lực và hoạt động".

Kế thừa một cách có phê phán tất cả những thành tựu tư tưởng về mâu thuẫn, bằng việc

tổng kết từ thực tể lịch sử loài người, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã cho rằng chúng ta

phải tìm xung lực vận động và sự phát triển của sự vật trong chính sự vật đó, trong những mâu

thuẫn của bản thân sự vật. Quan điểm lý luận đó được thể hiện trong quy luật thống nhất và đấu

tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn) - hạt nhân của phép biện chứng.

. 2

Muốn tiến hành bất cứ một nghiên cứu khoa học nào ta cũng phải nắm vững cơ sở lý

luận về những vấn đề cần nghiên cứu. Như Prikhoto đã từng nói : "Những ý nghĩ và tư tưởng

của ta không xuất hiện một cách bất ngờ từ một điểm vô căn cứ". Nếu không có lý luận soi

đường chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Bác Hồ đã từng nói : "Làm mà không có lý

luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp, vừa hay vấp váp. Có lý luận thì mới

hiểu được mọi sự việc trong xã hội... để chủ trương cho đúng, làm cho đúng".

1. Kháí quát chung về quy luật mâu thuẫn .

a. Các khái niệm chung.

* Mâu thuẫn: từ trước đến nay đã có nhiều hình thức định nghĩa khác nhau về mâu

thuẫn, nhưng ta chỉ xét trên cơ sở khái niệm của phép biện chứng duy vật: Mâu thuẫn là mối liên

hệ thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

* Mặt đối lập: là sự khái quát những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng ...trái

ngược nhau trong một chỉnh thể làm nên sự vật và hiện tượng, chúng luôn có xu hướng loại trừ

nhau nhưng lại là điều kiện tồn tại của nhau.

* Thống nhất của các mặt đối lập :Nghĩa là các mặt đối lập nương tựa vào nhau, tạo ra sự

phù hợp, cân bằng nhưng liên hệ phụ thuộc, quy định và ràng buộc, mặt đối lập này lấy mặt đối

lập kia làm tiền đề cho sự tồn tại của chính mình và ngược lại.

* Đấu tranh của các mặt đối lập :là sự bài trừ gạt bỏ phủ định lẫn nhau, chuyển hóa lẫn

nhau của các mặt đối lập.

b. Vị trí và vai trò của quy luật:

* Quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là

hạt nhân của phép biện chứng duy vật.

* Quy luật chỉ ra nguồn gốc bên trong, động lực của mọi sự vận động và phát triển của

thế giới khách quan.

2. Nội dung của quy luật mâu thuẫn:

a. Tính khách quan và phổ biến của mâu thuẫn.

Những người theo quan điểm siêu hình đều phủ nhận mâu thuẫn bên trong của các sự

vật và hiện tượng. Theo họ, sự vật là một cái gì đồng nhất thuần túy, không có mâu thuẫn trong

bản thân nó. Tư duy của người ta về sự vật có thể có mâu thuẫn, song như vậy thì tưy duy đó là

sai lầm, không đáng tin cậy. Những người theo quan điểm siêu hình chỉ thừa nhận có những sự

đối kháng, sự xung đột giữa các sự vật và hiện tượng với nhau, nhưng không cho đó là có tính

quy luật.

Đối lập với các quan điểm triết học cũ, phép biện chứng duy vật khẳng định rằng, mọi sự

vật và hiện tượng trong thế giới đều tồn tại mâu thuẫn bên trong. Mỗi sự vật và hiện tượng đều là

một thể thống nhất của các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập nhau. Những mặt này

đối lập với nhau nhưng lại liên hệ ràng buộc nhau tạo thành mâu thuẫn. Sự hình thành và phát

triển của mâu thuẫn là do cấu trúc tự thân vốn có bên trong của sự vật, hiện tượng quy định.

Mâu thuẫn trong mỗi sự vật- hiện tượng và trong các lĩnh vực khác nhau cũng khác nhau

và trong bản thân mỗi sự vật- hiện tượng cũng lại bao hàm nhiều mâu thuẫn. Mỗi mâu thuẫn và

mỗi mặt của mâu thuẫn lại có đặc điểm, vai trò tác động lẫn nhau đối với sự vận động và phát

triển của sự vật.

Sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan bao giờ cũng có kết cấu, tổ chức nhất định

nghĩa là sự vật được tạo thành từ nhiều yếu tố, bộ phận khác nhau. Và theo nguyên lý về mối liên

. 3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!