Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

phát triển và hoàn thiện thị trường chứng khoán việt nam trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống tài
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM TRONG BỐI CẢNH TÁI CẤU TRÚC
HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
Trong những năm vừa qua, kinh tế thế giới đã trải qua những giai đoạn hết sức khó
khăn và đối mặt với rất nhiều những thách thức như suy thoái kinh tế, lạm phát, thất
nghiệp... Không đi ngoài xu hướng chung đó, kinh tế Việt nam cũng đã trải qua những
thời điểm vô cùng khó khăn với kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn khi lạm phát vẫn ở mức
cao, thâm hụt ngân sách chưa giảm đáng kể, tỷ lệ nợ công vẫn chưa được kiểm soát ở mức
kỳ vọng, tỷ giá biến động khó lường và thâm hụt thương mại vẫn chưa được kiểm soát
hiệu quả, hệ thống tài chính ngân hàng kém bền vững, chưa hỗ trợ tốt cho nền kinh tế,...
Sự bất ổn kinh tế vĩ mô này không những xuất phát từ các yếu tố bên ngoài như nền kinh
tế thế giới gặp nhiều khó khăn, sự bất ổn chính trị của một số quốc gia trên thế giới mà còn
xuất phát từ chính những yếu tố nội tại của nền kinh tế Việt Nam. Các nhà kinh tế, các nhà
hoạch định chính sách trong và ngoài nước chỉ ra rằng những bất ổn này xuất phát từ cơ cấu
kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa hiệu quả và không hợp lý.
Vì vậy, việc tái cấu trúc nền kinh tế là một nhiệm vụ hết sức cấp bách và là ưu tiên
chính sách phát triển hàng đầu ở Việt Nam trong năm 2012 và những năm tiếp theo. Để
cụ thể hoá đường lối chính sách này, Quốc Hội đã giao cho Chính phủ khẩn trương hoàn
thành Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng
nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Trong đề án trình Quốc hội, Chính
phủ đã xác định việc tái cơ cấu nền kinh tế có 3 trọng tâm là: tái cấu trúc đầu tư công, tái cấu
trúc hệ thống ngân hàng thương mại và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước. Trong bối cảnh
này, tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam được coi như là một điều kiện quan trọng
để thực hiện có hiệu quả việc tái cấu trúc 3 lĩnh vực trên. Thực vậy, thị trường chứng khoán
phát triển bền vững thì mới phát huy kênh dẫn vốn trung và dài hạn để thay thế dần cho
đầu tư công, giảm áp lực cho tín dụng ngân hàng và rủi ro hệ thống của các ngân hàng;
mặt khác, việc tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước chỉ thành công khi thị trường chứng
khoán đủ hấp dẫn để tạo thuận lợi cho tiến trình cổ phần hóa, huy động vốn và tổ chức lại các
DNNN.
1
A. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TÁI CẤU TRÚC
I. Đánh giá hoạt động của TTCK (từ năm 2000 đến 2011).
1. Những kết quả đã đạt được:
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã được thành lập từ tháng 7/2000, qua hơn
11 năm hoạt động, thị trường chứng khoán (TTCK) đã từng bước trở thành kênh dẫn
vốn trung và dài hạn của nền kinh tế, hỗ trợ tiến trình cổ phần hoá và sắp xếp lại doanh
nghiệp nhà nước (DNNN) đồng thời góp phần huy động vốn cho ngân sách nhà nước
(NSNN) và cho đầu tư phát triển góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Kết quả hoạt động thị trường chứng khoán được thể hiện trên các phương diện
chủ yếu sau:
a) Thị trường chứng khoán đã tạo điều kiện cho Chính phủ, các doanh nghiệp huy
động vốn cho đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh. Thông qua thị
trường, Chính phủ đã huy động được 625 nghìn tỷ đồng trái phiếu; doanh nghiệp đã
huy động được 400 nghìn tỷ đồng thông qua đấu giá cổ phần hoá và phát hành cổ
phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư góp phần làm tăng quy mô vốn đầu tư xã hội
và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
b) Quy mô và tính thanh khoản của thị trường chứng khoán ngày một cải thiện, góp
phần thu hẹp thị trường tự do, thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong nước, nước
ngoài. Cho đến cuối năm 2010 đã có 642 công ty niêm yết, 05 loại chứng chỉ quỹ đầu
tư và 500 loại trái phiếu niêm yết trên các Sở giao dịch chứng khoán (GDCK) với giá
trị vốn hoá thị trường đạt 36,5% GDP năm 2010. Trong năm 2011, mặc dù yếu tố kinh
tế vĩ mô còn khó khăn, song vẫn có nhiều doanh nghiệp phát hành, niêm yết cổ phiếu
trên thị trường chứng khoán nâng tổng số công ty niêm yết lên 699 công ty và 450 loại
trái phiếu niêm yết. Tổng giá trị giao dịch giai đoạn 2006 – 2010 đạt 2.315 nghìn tỷ
đồng, gấp 45 lần so với giai đoạn trước đó.
c) Thị trường chứng khoán đã thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong nước và nước
ngoài. Cho đến nay có gần 1,2 triệu tài khoản giao dịch, trong đó có hơn 5.000 nhà
đầu tư có tổ chức (chiếm khoảng 4%). Việc tham gia của các nhà đầu tư đã làm
tăng khả năng luân chuyển vốn trong nước, đồng thời đã huy động một lượng vốn đầu
tư nước ngoài đáng kể. Tính đến cuối năm 2011, giá trị danh mục đầu tư nước ngoài
đạt 7 tỷ USD.
d) Hệ thống các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán đã có sự phát triển nhanh
về số lượng, quy mô vốn, nghiệp vụ và công nghệ với mạng lưới chi nhánh, phòng
giao dịch tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Cho đến nay TTCK đã có 105