Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp trên địa bàn Tp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ KIM OANH
PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NHÀ Ở CHO
NGƯỜI CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH VÀ
THẤP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM
TRẦN THỊ KIM OANH
PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NHÀ Ở CHO
NGƯỜI CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH VÀ
THẤP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.340201
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ THANH HÀ
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
**********
Tôi tên là: Trần Thị Kim Oanh
Sinh ngày: 29 tháng 05 năm 1988 – Tại: Phú Yên
Quê quán: Hòa Vinh, Đông Hòa, Phú Yên
Hiện đang công tác tại: Trường Cao đẳng Công thương Thành phố Hồ Chí
Minh – Số 20 đường Tăng Nhơn Phú, P. Phước Long B, Q. 9, TP. Hồ Chí Minh.
Là học viên cao học khóa 13 của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí
Minh
Mã học viên:
Cam đoan đề tài: Phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình
và thấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng. Mã số: 60.340201
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Thanh Hà
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có
tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ
nội dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú
thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
TP. HCM, ngày 15 tháng 11 năm 2013
Tác giả
TRẦN THỊ KIM OANH
ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT
TẮT
NGHĨA TIẾNG VIỆT
NGHĨA TIẾNG NƯỚC
NGOÀI
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á Asian Development Bank
BĐS Bất động sản
CPF Quỹ tiết kiệm nhà ở Central Provident Fund
EFA Phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment
GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product
KCN Khu công nghiệp
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NSNN Ngân sách nhà nước
NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần
TNTBT Thu nhập trung bình và thấp
NOTNT Nhà ở cho người có thu nhập
thấp
NOXH Nhà ở xã hội
NOTM Nhà ở thương mại
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Official Development Assistance
PPP Kết hợp nhà nước và tư nhân Public Private Parnerships
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TCTD Tổ chức tín dụng
UBND Ủy ban nhân dân
VietRees Thông tin – Nghiên cứu – Tư vấn
bất động sản
Real Estate Information –
Research – Consulting
XHCN Xã hội chủ nghĩa
iii
DANH MỤC BẢNG – BIỂU ĐỒ - HÌNH
Trang
Bảng 1.1: Các yếu tố trong mô hình định mức tín nhiệm thể nhân .......................... 13
Bảng 2.1: Danh sách 8 dự án NOTM diện tích 70m2
, giá bán 15triệu đồng/m2
32
Bảng 2.2: Cung – cầu nhà ở TNTBT trên địa bàn TP.HCM tháng 10/2013 ............ 33
Bảng 2.3: Thang đo các yếu tố vĩ mô ....................................................................... 53
Bảng 2.4: Thang đo các yếu tố thuộc về khả năng, năng lực của các NHTM .......... 54
Bảng 2.5: Thang đo các yếu tố thuộc về khách hàng ................................................ 54
Bảng 2.6: Thang đo các yếu tố thuộc về khoản vay ................................................. 55
Bảng 2.7: Thang đo xu hướng, phát triển tín dụng nhà ở TNTBT của các NHTM: 55
Bảng 2.8: Kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha .............................. 56
Bảng 2.9: Thang đo các yếu tố tác động đến xu hướng phát triển tín dụng nhà ở
TNTBT ...................................................................................................................... 57
Bảng 2.10: Độ phù hợp của mô hình ........................................................................ 59
Bảng 2.11: Kết quả các thông số hồi quy ................................................................. 59
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng GDP của Việt Nam và TP.HCM ..................................... 26
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng vốn đầu tư của Việt Nam và TP.HCM ............................ 26
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực BĐS của TP.HCM ................................. 27
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nhu cầu căn hộ của người dân trên địa bàn TP.HCM phân theo
thu nhập ..................................................................................................................... 34
Biểu đồ 2.5: Giá trị căn hộ trung bình người dân TP. HCM định mua..................... 34
Biểu đồ 2.6: Dư nợ tín dụng BĐS trên địa bàn TP.HCM ......................................... 41
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu dư nợ cho vay sửa chữa, mua nhà, xây nhà để ở trên dư nợ cho
vay BĐS của địa bàn TP.HCM ................................................................................. 42
Biểu đồ 2.8: Khả năng trả gốc và lãi hàng tháng của khách hàng vay mua nhà ....... 45
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu dự nợ cho vay sửa chữa, xây dựng, mua nhà ở tại một số chi
nhánh ......................................................................................................................... 49
iv
Hình 1.1: “Vòng luẩn quẩn” của sự nghèo đói, trong đó có “nghèo” về nhà ở .......... 5
Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 17
Hình 2.1: Vị trí địa lý 3 Trung tâm đô thị TP.HCM ................................................. 25
Hình 2.2: Các nút giao thông chính .......................................................................... 25
Hình 2.3: Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 47
Hình 2.4: Sau khi nghiên cứu định tính khung lý thuyết được điều chỉnh như sau: . 52
Hình 3.1: Biểu đồ tỷ lệ khách hàng có nhu cầu vay vốn để mua nhà ....................... 65
Hình 3.2: Mô hình tác động, hỗ trợ, khuyến khích các NHTM thông qua tổ chức
trung gian .................................................................................................................. 71
Hình 3.3: Quy trình quản lý, kiểm soát rủi ro của khoản vay ................................... 85
v
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NHÀ Ở CHO
NGƯỜI CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH VÀ THẤP ............................................ 1
1.1. NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH VÀ THẤP .................. 1
1.1.1. Khái niệm người có thu nhập trung bình và thấp .............................................. 1
1.1.1.1. Khái niệm về thu nhập.................................................................................... 1
1.1.1.2. Người có thu nhập trung bình và thấp ........................................................... 1
1.1.2. Nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp .............................................. 3
1.1.3. Đặc điểm nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp .............................. 4
1.1.4. Ý nghĩa của việc phát triển nhà ở cho người thu nhập trung bình và thấp ....... 5
1.2. PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP TRUNG
BÌNH VÀ THẤP ......................................................................................................... 6
1.2.1. Tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp ............................... 6
1.2.1.1. Khái niệm tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp ........... 6
1.2.1.2. Đặc điểm tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp ............ 7
1.2.2. Phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp ................ 8
1.2.2.1. Khái niệm phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và
thấp .............................................................................................................................. 8
1.2.2.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu
nhập trung bình và thấp .............................................................................................. 8
1.2.2.3. Tính tất yếu cần phải phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung
bình và thấp ................................................................................................................. 9
1.2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu
nhập trung bình và thấp tại các ngân hàng .............................................................. 10
1.2.2.5. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng nhà ở cho người có
TNTBT của ngân hàng .............................................................................................. 16
vi
1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NHÀ Ở VÀ TÀI CHÍNH NHÀ Ở CHO
NGƯỜI CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH VÀ THẤP TẠI MỘT SỐ NƯỚC .......... 17
1.3.1. Tại một số nước Châu Á ................................................................................. 17
1.3.1.1. Tại Singapore ............................................................................................... 17
1.3.1.2. Tại một số nước Châu Á khác ...................................................................... 18
1.3.2. Tại một số nước phát triển .............................................................................. 20
1.3.3. Bài học phát triển tài chính nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp
đối với Việt Nam ....................................................................................................... 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NHÀ Ở CHO
NGƯỜI CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH VÀ THẤP TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................... 25
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................ 25
2.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 25
2.1.2. Đặc điểm kinh tế ............................................................................................. 25
2.1.3. Đặc điểm xã hội .............................................................................................. 27
2.2. THỰC TRẠNG NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH VÀ
THẤP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................................... 28
2.2.1. Chính sách phát triển Chính phủ và Ủy ban nhân dân Thành phố ................. 28
2.2.1.1. Chính sách của Chính phủ ........................................................................... 28
2.2.1.2. Chính sách của Ủy ban nhân dân Thành phố .............................................. 30
2.2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp
trên địa bàn Thành phố .............................................................................................. 31
2.2.2.1. Thực trạng hoạt động đầu tư nhà ở cho người có thu nhập trung bình và
thấp ............................................................................................................................ 31
2.2.2.2. Đánh giá ....................................................................................................... 33
2.2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại và bất cập ................................................. 35
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU
NHẬP TRUNG BÌNH VÀ THẤP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................ 38
vii
2.3.1. Chính sách hỗ trợ của Chính phủ .................................................................... 38
2.3.2. Chính sách hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước .................................................. 39
2.3.3. Thực trạng hoạt động tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và
thấp tại các Ngân hàng thương mại hoạt động trên địa bàn Thành phố.................... 41
2.3.3.1. Thực trạng hoạt động tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và
thấp ............................................................................................................................ 41
2.3.3.2. Đánh giá ....................................................................................................... 42
2.3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại và bất cập ................................................. 43
2.4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN TÍN
DỤNG NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH VÀ THẤP TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...................................................................... 46
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 46
2.4.2. Nghiên cứu định tính ....................................................................................... 47
2.4.3. Nghiên cứu định lượng: .................................................................................. 52
2.4.4. Xây dựng thang đo .......................................................................................... 53
2.4.5. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 55
2.4.5.1. Đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach’s Alpha ...................................... 56
2.4.5.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................................. 56
2.4.5.3. Phân tích hồi quy ......................................................................................... 59
2.4.5.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu định lượng: ................................................... 60
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NHÀ Ở CHO NGƯỜI
CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH VÀ THẤP TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................... 63
3.1. DỰ BÁO NHU CẦU TÍN DỤNG NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP
TRUNG BÌNH VÀ THẤP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................. 63
3.1.1. Dự báo cung - cầu nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp .............. 63
3.1.2. Dự báo về nhu cầu tín dụng nhà ở của người có thu nhập trung bình và thấp64
viii
3.2. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÀ Ở, TÍN DỤNG NHÀ Ở
CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH VÀ THẤP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 ..................................................... 66
3.2.1. Mục tiêu, định hướng của quốc gia về phát triển nhà ở, tín dụng nhà ở cho
người có thu nhập trung bình và thấp tại các đô thị .................................................. 66
3.2.1.1. Mục tiêu ........................................................................................................ 66
3.2.1.2. Định hướng phát triển .................................................................................. 67
3.2.2. Mục tiêu, định hướng phát triển nhà ở, tín dụng nhà ở cho người có thu nhập
trung bình và thấp của Ủy ban nhân dân Thành phố ................................................ 68
3.2.2.1. Mục tiêu ........................................................................................................ 68
3.2.2.2. Định hướng phát triển .................................................................................. 69
3.3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ
THU NHẬP TRUNG BÌNH VÀ THẤP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................... 69
3.4. GIẢI PHÁP CỤ THỂ ......................................................................................... 73
3.4.1. Đối với các vấn đề vĩ mô ................................................................................ 74
3.4.1.1. Hoàn thiện về pháp lý và cải cách thủ tục hành chính ................................ 74
3.4.1.2. Ổn định nền kinh tế vĩ mô ............................................................................ 81
3.4.2. Đối với Ngân hàng thương mại ....................................................................... 82
3.4.3. Đối với chủ đầu tư và người dân ..................................................................... 89
3.4.3.1. Đối với chủ đầu tư ........................................................................................ 89
3.4.3.2. Đối với người dân ........................................................................................ 90
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ix
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhà ở không chỉ là tài sản lớn, có giá trị của mỗi hộ gia đình, cá nhân mà còn
là yếu tố quan trọng thể hiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Trong đời sống xã hội, việc cải thiện chỗ ở là một trong những yêu cầu cấp bách
nhằm nâng cao chất lượng đời sống, có chỗ ở thích hợp và an toàn là một quyền cơ
bản của con người, là nhu cầu chính đáng của mỗi hộ gia đình và là điều kiện, yếu
tố tiên quyết cho việc ổn định trật tự xã hội, phát triển kinh tế. Do vậy, việc xây
dựng và hỗ trợ người có TNTBT tạo lập nhà ở là mục tiêu hành động của mọi
Chính phủ.
Giải quyết vấn đề nhà ở cho người có TNTBT phải là một trong các mục tiêu
ưu tiên hàng đầu của một thể chế xã hội văn minh, một quốc gia muốn phát triển
bền vững và đặc biệt lựa chọn đi theo định hướng XHCN như Việt Nam. Nhà ở cho
người có TNTBT là nội dung đã được nhấn mạnh như một trọng tâm trong Luật nhà
ở Quốc hội đã thông qua năm 2005. Song, cũng như các nước đang phát triển khác,
đây là một bài toán khó vẫn đang còn trong quá trình đi tìm hướng giải quyết.
Hiện nay, quá trình đô thị hóa tại một số thành phố lớn diễn ra nhanh chóng,
làn sóng nhập cư từ nông thôn kéo về các khu đô thị lớn ngày càng nhiều, mật độ
dân số dày đặt, vấn đề nhà ở nhất là nhà ở cho người có TNTBT trở nên cấp bách.
Trên địa bàn TP.HCM, ngoài việc gia tăng dân số tự nhiên, trung bình mỗi năm
thành phố có khoảng 300,000 người nhập cư [8]. Trong khi đó, thành phố mới chỉ
đáp ứng chưa đến 1/3 nhu cầu về nhà cho người dân. Theo Viện Nghiên cứu phát
triển TP.HCM, nhu cầu NOTNT là rất lớn, nhà ở TNTBT chỉ đáp ứng được khoảng
5.5% nhu cầu của người TNTBT.
Để phát triển thị trường nhà ở cho các đối tượng trên, Thành phố cần phải có
một thị trường tài chính nhà ở phát triển ổn định, bền vững, đáp ứng nhu cầu về quy
mô vốn, tính chất nguồn vốn dài hạn, chi phí sử dụng vốn thấp… Thị trường tài
chính nhà ở là một khái niệm rất rộng, bao gồm nhiều khía cạnh như phát triển các
công cụ tài chính, đa dạng đối tượng tham gia … nhằm thu hút nguồn lực tài chính
x
từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, giúp cho người có TNTBT có đủ
điều kiện để “an cư và lạc nghiệp”. Trên cơ sở quan điểm trên, tác giả nghiên cứu
đề tài “Phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ
tập trung vào hoạt động tín dụng nhà ở của các NHTM, cụ thể là hoạt động cho vay
trực tiếp đến các đối tượng có TNTBT để tạo lập nhà ở.
2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận, phân tích thực trạng phát triển tín dụng nhà ở
bằng phương pháp định lượng và định tính, từ đó đánh giá kết quả đạt được, nguyên
nhân của những tồn tại làm cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp phát triển tín dụng
nhà ở cho người có TNTBT.
Mục tiêu nghiên cứu:
Thứ nhất, làm rõ những lý luận về thu nhập, xác định đối tượng có TNTBT,
đặc điểm hành vi tiêu dùng nhà ở của nhóm đối tượng này; trên cơ sở lý thuyết về
tín dụng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định, xu hướng phát triển tín
dụng nhà ở cho người có TNTBT.
Thứ hai, nghiên cứu về đặc điểm kinh tế, xã hội của TP.HCM ảnh hưởng đến
thị trường nhà ở, đặc biệt nhà ở cho người có TNTBT và đánh giá của các NHTM
về hoạt động tín dụng nhà ở cho nhóm đối tượng này trên địa bàn.
Thứ ba, phân tích khái quát về thực trạng và lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định, xu hướng phát triển tín dụng nhà ở cho người có TNTBT của các
NHTM hoạt động trên địa bàn TP.HCM.
Thứ tư, dự báo về nhu cầu về nhà ở cũng như nhu cầu về tín dụng nhà ở cho
người có TNTBT trên địa bàn trong những năm tới, từ đó làm luận cứ khẳng định
lại một lần nữa tính tất yếu cần phải phát triển tín dụng cho phân khúc thị trường
này và nhận định đây là một thị trường đầy tiềm năng, là cơ hội phát triển tín dụng
của các NHTM.
xi
Thứ năm, đề xuất mô hình nhằm phát triển đi đôi với kiểm soát, đảm bảo an
toàn tín dụng nhà ở cho người có TNTBT tại các NHTM, từ đó tác giả đề xuất một
số giải pháp cụ thể đối với Nhà nước, NHTM và các chủ thể có liên quan phối hợp
đồng bộ, chặt chẽ góp phần hỗ trợ, khuyến khích hoạt động tín dụng nhà ở cho
người có TNTBT tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định, xu hướng
cấp tín dụng mua nhà ở của các NHTM đối với khách hàng cá nhân có TNTBT.
Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các chi
nhánh NHTM (cổ phần, quốc doanh, nước ngoài) hoạt động tại TP.HCM, không
bao gồm các ngân hàng chính sách.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu:
- Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ báo cáo của Tổng cục Thống kê,
NHNN, Cục Thống kê TP.HCM, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ xây dựng, Sở
xây dựng TP.HCM, từ sách, báo, tạp chí chuyên ngành, internet và từ các nghiên
cứu có liên quan qua các năm (từ năm 2008 đến năm 2013).
- Dữ liệu sơ cấp: được thu thập thu thập thông qua bản câu hỏi khảo sát,
điều tra các đại diện chi nhánh NHTM tại TP.HCM, thời gian thực hiện vào tháng 9
năm 2013.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng:
- Phương pháp định tính: xây dựng và hoàn thiện bảng câu hỏi, khám phá
các yếu tố tác động đến xu hướng phát triển tín dụng nhà ở cho người có TNTBT.
Nghiên cứu được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu 15 cán bộ quản lý tín dụng và
các giám đốc đang công tác tại 12 chi nhánh của 12 NHTM trên địa bàn TP.HCM.
- Phương pháp định lượng: điều tra trực tiếp bằng bảng câu hỏi khảo sát 16
NHTM với 16 chi nhánh đang hoạt động tại TP.HCM (bảng câu hỏi được phát đến
170 cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý tín dụng và cán bộ quản lý chi nhánh, trong đó
xii
có 154 phiếu trả lời hợp lệ. Kết quả thu về được đưa vào phần mềm SPSS 16.0 để
xử lý (phân tích nhân tố, phân tích Cronbach’s alpha và phân tích hồi quy) để tìm
những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định, xu hướng phát triển tín dụng nhà
ở cho người có TNTBT của các NHTM hoạt động trên địa bàn TP.HCM.
Ngoài ra, đề tài cũng kết hợp các phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp,
suy diễn, quy nạp cùng với các phương pháp chuyên gia để có thể đạt được các kết
quả tốt nhất trong quá trình nghiên cứu.
5. Các điểm mới và giới hạn của đề tài
Xác định được các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và kiểm soát
tín dụng nhà ở cho người có TNTBT tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn
TP.HCM, giúp cho hoạt động tín dụng nhà ở phát triển một cách bền vững. Các yếu
tố này có thể làm cơ sở nghiên cứu cho những đề tài có liên quan đến phát triển nhà
ở nói chung và phát triển nhà ở TNTBT nói riêng.
Đề tài sẽ đóng góp vào thực tiễn phát triển tín dụng nhà ở cho người có
TNTBT trên địa bàn TP.HCM thông qua đề xuất một số giải pháp hỗ trợ từ phía
Chính phủ, NHTM, chủ đầu tư và các ban ngành có liên quan tạo điều kiện tài chính
cho người dân có khả năng sở hữu một căn nhà phù hợp, góp phần to lớn vào quá
trình phát triển đô thị, nâng cao giá trị đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nghiên cứu, đề tài cũng còn có một số
giới hạn sau:
Giới hạn về phạm vi nghiên cứu: do những hạn chế về thời gian, kinh phí,
nhân lực, nghiên cứu chỉ được thực hiện tại chi nhánh của một số NHTM trên địa
bàn TP.HCM.
Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu chỉ mới thực hiện với đối
tượng là các cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý tín dụng và cán bộ quản lý (Giám
đốc/Phó Giám đốc) đang công tác tại các chi nhánh NHTM dựa trên phương pháp
chọn mẫu thuận tiện. Do đó kết quả nghiên cứu vẫn chưa bao quát được toàn địa
bàn cũng như đánh giá về các yếu tố khác có liên quan như tín dụng nhà ở cho