Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tại NHTM tỉnh Lâm Đồng: Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng / Trương Vũ Tuấn Tú ; Nguyễn Thị Loan người hướng dẫn khoa học
PREMIUM
Số trang
189
Kích thước
2.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1233

Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tại NHTM tỉnh Lâm Đồng: Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng / Trương Vũ Tuấn Tú ; Nguyễn Thị Loan người hướng dẫn khoa học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG VŨ TUẤN TÚ

PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH

TẠI NHTM TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7 NĂM 2021

ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG VŨ TUẤN TÚ

PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI NHTM

TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

MÃ SỐ: 9 34 02 01

Hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ LOAN

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7 NĂM 2021

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận án “Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp kinh

doanh trong lĩnh vực du lịch tại NHTM tỉnh Lâm Đồng” là bài nghiên cứu của

chính tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Loan.

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong nghiên

cứu này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 07 năm 2021

Người cam đoan

iv

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án này, tôi đã nhận được

sự giúp đỡ tận tình của gia đình, đồng nghiệp, quý thầy cô và Ban lãnh đạo Ngân hàng

Quân đội.

Trước tiên, tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy/Cô của trường Đại học

Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong thời

gian học tập tại đây. Tôi xin gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu, Quý Thầy/Cô Khoa Sau

Đại Học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu của tôi.

Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Thị Loan - người đã trực tiếp

hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện hoàn thành luận

án.

Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc Ngân hàng Quân Đội – Chi

nhánh Lâm Đồng nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho tôi,

để tôi hoàn thành luận án này.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi trong quá

trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận án này.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 07 năm 2021

v

TÓM TẮT

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đề xuất các giải pháp góp phần phát triển tín

dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm

Đồng, với phạm vi nghiên cứu về hoạt động cấp tín dụng đối với doanh nghiệp giai

đoạn 2015-2019 tại các NHTM trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng. Thông qua việc sử dụng

kết hợp các phương pháp nghiên cứu, bao gồm phương pháp phân tích, thống kê, so

sánh, tổng hợp và phương pháp định lượng tổng hợp từ khảo sát khách hàng vay và

chuyên gia ngân hàng, kết quả nghiên cứu cho thấy:

Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tại

tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những thành tựu: (i) Dư nợ tín dụng đối với du lịch có sự

tăng trưởng; (ii) Cơ cấu cho vay du lịch trung dài hạn và ngắn hạn tương đối hợp lý;

(iii) Mức độ quan tâm dòng vốn tín dụng của khách hàng vay du lịch tương đối ổn

định; (iv) Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay du lịch chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ.

Tuy nhiên, cấp tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm đồng vẫn còn khá

nhiều hạn chế: (i) Dư nợ tín dụng đối với du lịch có sự tăng trưởng nhưng chủ yếu chỉ

tập trung ở một số chi nhánh ngân hàng trên địa bàn Lâm Đồng; (ii) Đối tượng khách

hàng doanh nghiệp vay trong lĩnh vực du lịchchiếm tỷ trọng thấp; (iii) Tỷ trọng cho

vay trong lĩnh vực du lịch chiếm tỷ trọng rất thấp trên tổng dư nợ tại Lâm đồng.

Kết quả hồi quy từ mô hình nghiên cứu định lượng cho thấy có 3 nhân tố chính

tác động đến phát triển tín dụng đối với lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng, bao gồm:

(i) Nhóm nhân tố vĩ mô; (2) Nhóm nhân tố về phía ngân hàng; (3) Nhóm nhân tố về

khoản vay và năng lực khách hàng. Trong đó, nhóm nhân tố vĩ mô được đánh giá là

nhân tố tác động nhiều nhất đến phát triển tín dụng đối với lĩnh vực du lịch tại tỉnh

Lâm Đồng.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp đối với các cơ

quan cấp nhà nước và các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nhằm phát triển cấp tín

dụng du lịch đối với doanh nghiệp trên địa bàn như: (i) Các NHTM tại Lâm đồng cần

nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch để tiếp cận cho vay khách hàng; (ii) Ngân hàng cần có

chính sách tín dụng và cơ cấu danh mục tín dụng phù hợp; nâng tỷ trọng cho vay

không có tài sản đảm bảo; (iii) Ngân hàng cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng

vi

nội bộ; hoàn thiện cơ chế định giá và xử lý tài sản; cải tiến thời gian, thủ tục tiếp cận,

xử lý hồ sơ trong quá trình cho vay; nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm,

dịch vụ ngân hàng. Và tác giả cũng đề xuất một số giải pháp tư vấn đối với doanh

nghiệp kinh doanh du lịch để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng như

doanh nghiệp cần có mục tiêu định hướng, xác định được thị trường mục tiêu rõ ràng,

không làm du lịch thời vụ, tìm hiểu thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng; Chính

sách giá linh hoạt và phù hợp; Ứng dụng Fintech 4.0 nhằm tăng cường tiếp thị quảng

bá trực tuyến về hoạt động kinh doanh và du lịch.

vii

ABSTRACT

The research objective of the thesis is to propose solutions to contribute to the

development of bank credit for businesses in the tourism sector in Lam Dong province,

with the scope of research on credit granting activities for businesses in the period

2015-2019 at commercial banks in Lam Dong province. Through the use of a

combination of research methods, including analytical, statistical, comparative,

synthetic and quantitative methods synthesized from surveys ofborrowers and

banking experts, the research results shows that: Bank credit for businesses in the

tourism sector in Lam Dong province has achieved the following achievements: (i)

Outstanding credit for tourism has increased; (ii) The structure of medium, long￾term and short-term tourism loans is relatively reasonable; (iii) Interest in credit

flows of tourism borrowers is relatively stable; (iv) Non-performing loan ratio in

tourism loans accounts for a low proportion of total outstanding loans. However,

credit granting at commercial banks in Lam Dong province is still quite limited: (i)

Credit balance for tourism has grown but mainly focuses on a few bank branches in

Lam Dong area; (ii) Low proportion of business customers in the tourism sector;

(iii) The proportion of loans in the tourism sector accounts for a very low proportion

of the total outstanding loans in Lam Dong.

Regression results from the quantitative research model show that there are 3 main

factors affecting credit development in the tourism sector in Lam Dong province,

including: (i) Group of macro factors; (2) Group of factors on the bank's side;

(3) Group of factors on loans and customer capacity. In particular, the group of macro

factors is considered to be the factor that has the most impact on credit development

for the tourism sector in Lam Dong province.

On the basis of research results, the author proposes some solutions for state agencies

and commercial banks in Lam Dong province to develop tourism credit for businesses

in the locality such as: (i) Commercial banks in Lam Dong need to study the tourism

value chain to access customer loans; (ii) The banks should have an appropriate

credit policy and credit portfolio structure; increase the proportion of unsecured

loans; (iii) The banks need to improve its internal credit rating system; perfecting the

asset valuation and handling mechanism; improve the time and procedures for

viii

accessing and processing documents during the lending process; improve the

quality and diversify banking products and services. And the author also

proposes a number of consulting solutions for tourism business enterprises to

improve their access to bank credit as businesses need to have oriented goals and

define a clear target market, do not do seasonal tourism, learn the market, capture

customer needs; Flexible and appropriate pricing policy; Fintech 4.0 application

to enhance online marketing and promotion of business and tourism activities.

Scientific significance First, this study contributes to supplement the theoretical

basis of the factors affecting the decision to grant credit/borrow capital to SMEs

doing business in tourism, both in terms of SMEs borrowing capital and commercial

banks. Because so far, the research on granting bank credit in the tourism sector are

still few and the results in previous studies still have many inconsistent points. Second,

this study complements previous studies, by studying the influence of factors in

the process of promoting the decision to grant bank credit to the tourism industry in

Lam Dong.

Practical significance In Vietnam, bank credit for tourism has not attracted much

attention of researchers, especially in Lam Dong area. Therefore, this study is

meaningful practically. In addition, the research results will provide implications

for stakeholders in promoting the granting of bank credit to the tourism industry in

Lam Dong, which is a practical basis for building business strategies in tourism sector.

For the management agency, the research results are a practical basis for amending

and supplementing the management environment to meet the increasing demands

of customers for tourism credit. The study also contributes to attracting the interest

of managers at commercial banks in Lam Dong in promoting the credit granting in

the tourism industry. The results from the study can promote the identification of

advantages and disadvantages, as well as the factors affecting the credit granting

of the tourism sector, towards the goal of increasing economic benefits and

developing tourism sustainably.

ix

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................ii

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iv

TÓM TẮT ........................................................................................................................v

MỤC LỤC..................................................................................................................... ix

DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT.......................................................................... xii

DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH......................................................................... xiii

DANH MỤC BẢNG......................................................................................................xiv

DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................xiv

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU.............................................................. 1

1. Sự cần thiết của đề tài................................................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 5

3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 6

4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 6

4.2. Đối tượng khảo sát.................................................................................................. 7

4.3 Phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 7

5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 8

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................... 8

6.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................................................... 8

6.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................... 9

7. Kết cấu nghiên cứu..................................................................................................... 9

CHƯƠNG 2.................................................................................................................. 10

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN........................................... 10

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển tín dụng của NHTM................................................... 10

2.1.1. Tín dụng ngân hàng ........................................................................................... 10

2.1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng ................................................................... 10

2.1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng………………………………………………………11

2.1.2. Phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp trong lãnh vực du

lịch………………. ......................................................................................................... 12

2.1.2.1 Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch

…………………………………………………………………………………………………...18

2.1.2.2 Phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lãnh vực

du lịch…………………………………………………………………………………………..19

x

2.1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng ngân hàng đối với lãnh vực du

lịch………………………………………………………………………………………………19

2.2 Các lý thuyết có liên quan đến cung – cầu tín dụng ngân

hàng…………………………………………………………………………………………….19

2.2.1Lý thuyết có liên quan đến phát triển tín dụng của NHTM ................................. 28

2.2.2Lý thuyết liên quan đến hành vi của khách hàng tiếp cận vay ngân hàng .......... 33

2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước ....................................................................... 39

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 54

CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 55

3.1. Khái quát về các phương pháp nghiên cứu........................................................... 55

3.1.1. Dữ liệu nghiên cứu………………………………………………………………..

3.1.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 55

3.2. Xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu......................................................... 58

3.2.1. Mô hình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng NH đối với

doanh nghiệp trong lãnh vực du lịch ........................................................................... 58

3.2.2. Biện minh cho thiết kế nghiên cứu hỗn hợp....................................................... 63

3.3. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 63

3.3.1. Nghiên cứu định tính.......................................................................................... 65

3.3.1.1 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia................................................................ 66

3.3.1.2 Chọn mẫu nghiên cứu ...................................................................................... 67

3.3.1.3 Các giai đoạn trước phỏng vấn ...................................................................... 67

3.3.2. Nghiên cứu định lượng....................................................................................... 68

3.3.2.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ .......................................................................... 68

3.3.2.2. Nghiên cứu định lượng chính thức.................................................................. 70

3.3.3. Các bước phân tích dữ liệu ................................................................................ 71

3.3.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA ..................................................................... 72

3.3.5. Các bước phỏng vấn chuyên gia........................................................................ 73

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 77

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................... 78

4.1. Tổng quan về môi trường thiên nhiên, địa lý, kinh tế, xã hội, ngành du lịch của

tỉnh Lâm Đồng.............................................................................................................. 78

4.1.1. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội................................................................ 78

4.1.2. Tổng quan về ngành du lịch tại Lâm Đồng........................................................ 80

4.2. Thưc trạng về cấp tín dụng ngân hàng đối với du lịch tại tỉnh Lâm Đồng........... 89

xi

4.2.1. Môi trường pháp lý của NHTM ảnh hưởng đến cấp tín dụng ........................... 89

4.3. Kết quả khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay đối với doanh

nghiệp của NHTM trên địa bàn Lâm đồng .................................................................. 95

4.3.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu............................................................ 95

4.3.2. Kết quả thống kê mô tả các biến ........................................................................ 96

4.4. Kết quả khảo sát các doanh nghiệp nhỏ và vừa quyết định vay vốn các NHTM trên

địa bàn tỉnh Lâm Đồng ..............................................................................................100

4.4.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu..........................................................100

4.5. Thảo luận kết quả................................................................................................103

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ..............................................................................................104

CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI LÂM ĐỒNG105

5.1. Đánh giá các thành tựu, hạn chế và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cấp

tín dụng ngân hàng đối với DN trong lĩnh vực du lịchtại tỉnh Lâm Đồng.................105

5.2. Giải pháp nhằm phát triển tín dụng du lịch tại Tỉnh Lâm Đồng ........................107

5.2.1. Giải pháp từ phía NHTM góp phần thúc đẩy phát triển tín dụng du lịch tại tỉnh

Lâm Đồng...................................................................................................................108

5.2.2. Giải pháp tư vấn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh du lịch để nâng

cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng ................................................................114

5.2.3. Khuyến nghị với Sở Ban ngành liên quan góp phần thúc đẩy phát triển du lịch

tại Lâm Đồng..............................................................................................................117

5.2.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................................120

TÓM TẮT CHƯƠNG 5.............................................................................................121

KẾT LUẬN................................................................................................................122

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................124

PHỤ LỤC...................................................................................................................124

xii

DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

CHỮ VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ BẰNG TIẾNG VIỆT

BCTC Báo cáo tài chính

CP Cổ phần

CSLT Cơ sở lưu trú

DA SXKD Dự án sản xuất kinh doanh

DNNVV Doanh nghiệp nhỏ vả vừa

DNDL Doanh nghiệp du lịch

DNTN Doanh nghiệp tư nhân

HĐQT Hội đồng quản trị

HKD Hộ kinh doanh

GĐ Giám đốc

PA SXKD Phương án sản xuất kinh doanh

KS Khách sạn

KH Khách hàng

NH Nhà hàng

NHNN Ngân hàng nhà nước

NHTM NHTM

NN Nhà nước

NQ Nghị quyết

TCTD Tổ chức tín dụng

TD Tín dụng

TD NH Tín dụng ngân hàng

TP Thành phố

TN Tư nhân

TSCĐ Tài sản cố định

TSDB Tài sản đảm bảo

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TW Trung Ương

SXKD Sản xuất kinh doanh

UBND Uỷ Ban Nhân Dân

VHTTDL Văn hoá thể thao du lịch

xiii

DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH

CHỮ VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

BẰNG TIẾNG VIỆT

TÊN ĐẦY ĐỦ BẰNG

TIẾNG ANH

ATM Máy rút tiền tự động Auto Machine Teller

GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product

POS Điểm chấp nhận thẻ Point Of Sell

FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment

VCCI

Phòng thương mại và Công nghiệp

Việt Nam

Vietnam Chamber of

Commerce and Industry

xiv

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1Thang đo nhóm nhân tố vĩ mô (môi trường)……………………………..….60

Bảng 4.1 Các chỉ tiêu KTXH của tỉnh Lâm Đồng ........................................................78

Bảng 4.2 Thu nhập từ ngành Du lịch – Dịch vụ Lâm Đồng giai đoạn 2015 - 2019.....81

Bảng 4.3 Số lao động trong ngành Du lịch Lâm Đồng.................................................82

Bảng 4.4 Hiện trạng cơ sở lưu trú Lâm Đồng giai đoạn 2015 - 2019 .........................84

Bảng 4.5 Dự kiến nhu cầu số phòng lưu trú đến tỉnh Lâm đồng 2022 ........................87

Bảng 4.6 Dư nợ tín dụng của các ngành ......................................................................88

Bảng 4.7 Các quy định cơ bản trong hoạt động cấp tín dụng tại NHTM…..…………87

Bảng 4.8 Thống kê về cho vay Du lịch của NHTM tại Lâm Đồng………….………91

Bảng 4.9 Cơ cấu dư nợ cho vay du lịch tại các NHTM tại Lâm Đồng……………….91

Bảng 4.10 Tỷ trọng doanh số cho vay du lịch/tổng dư nợ của NHTM tại Lâm Đồng..93

Bảng 4.11 Nợ xấu cho vay đối với lĩnh vực du lịch của các NHTM tại địa bàn Lâm

Đồng..…………………………………………………………………………………94

Bảng 4.12 Thống kê các đối tượng khảo sát NHTM ..................................................100

Bảng 4.13: Kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha…………………… 94

Bảng 4.14: Kết quả phân tích EFA……………………………………………………97

Bảng 4.15 : Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu…………………………………….98

Bảng 4.16 Thống kê các đối tượng khảo sát DN…..………………………………....99

Bảng 4.17 Đặc tính kinh doanh du lịch của DNNVV trong mẫu khảo sát………….100

Bảng 4.18 Đặc tính kinh doanh du lịch của DNNVV trong mẫu khảo sát................101

Bảng 4.19 : Khảo sát khó khăn trong quá trình vay các NHTM đối với lĩnh vực du

lịch tại tỉnh Lâm Đồng………………………………………………………………101

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Thông tin bất cân xứng ..................................................................................34

Hình 2.2 Quá trình ra quyết định của khách hành .......................................................37

Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu .....................................................................................61

Hình 3.3 Quy trình nghiên cứu .....................................................................................61

Hình 4.1 Tỷ trọng doanh số cho vay tại các NHTM tại Lâm Đồng .............................92

Hình 4.2 Cơ cấu doanh số cho vay du lịch ở các NHTM tại Lâm Đồng......................92

Hình 4.3 Số DNNVV vay du lịch tại các NHTM tại Lâm Đồng..................................93

1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1. Sự cần thiết của đề tài

Du lịch là một trong những động lực phát triển kinh tế lớn nhất bởi nó không

chỉ tạo ra mối liên kết văn hóa, mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế thế giới. Ngành

du lịch đóng góp 9% GDP toàn cầu (COMCEC, 2016). Theo báo cáo của Tổ chức

Du lịch thế giới (2019), Việt Nam là một trong mười quốc gia có tốc độ tăng trưởng

cao nhất thế giới trong ngành du lịch, với tốc độ tăng trưởng du khách 25% mỗi

năm trong giai đoạn 2015 - 2018. Năm 2019, số lượng khách du lịch quốc tế đến

Việt Nam đạt 18 triệu lượt, tăng 16,2% so với năm 2018 và tăng gần 8 lần so với

năm 2001. Khách du lịch nội địa đạt 85 triệu lượt, tăng 7,3 lần so với năm 2001.

Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 700 nghìn tỷ đồng, đóng góp trực tiếp hơn 8%

GDP Việt Nam.

Lâm Đồng là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên của Việt Nam. Thủ phủ của

tỉnh Lâm Đồng với trung tâm là thành phố Đà Lạt nổi tiếng với nhiều danh lam

thắng cảnh – điểm đến du lịch của nhiều du khách trong và ngoài nước. Là một tỉnh

miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.000 m so với mặt

nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2

, nhiệt độ trung bình 190C quanh năm

mát mẻ, tỉnh Lâm Đồng với những nhân tố đặc thù về địa hình, địa chất, khí hậu, hệ

động thực vật... tạo ra những cảnh quan đặc sắc với nhiều sông, hồ, thác nước, đồi

núi, rừng thông trập trùng, ngoạn mục đã có những lợi thế rất lớn về du lịch và nghỉ

dưỡng.

Mặt khác, Lâm Đồng nằm kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Thành

phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bình Phước - Tây Ninh - Đồng Nai - Bà Rịa

Vũng Tàu - Long An - Tiền Giang), nơi có sân bay cửa khẩu quốc tế lớn nhất cả

nước, có các cảng biển, cửa khẩu đường bộ quốc tế quan trọng; là một trong bốn cực

của trung tâm du lịch Miền Trung - Tây Nguyên: Đà Lạt - Ninh Chữ - Nha Trang -

Mũi Né. Với vị trí thuận lợi nêu trên, Lâm Đồng có nhiều cơ hội trong phát triển

kinh tế nói chung và phát triển du lịch với những nguồn khách đến từ các khu vực

trên.Với lợi thế được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và cảnh quan tự nhiên, vị trí giao

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!