Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh TP
PREMIUM
Số trang
121
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1622

Phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh TP

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ANH TUẤN

PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ

TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

CHI NHÁNH TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 60 34 02 01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN NGỌC MINH

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015

i

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận văn có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học này của mình. Cụ

thể:

Tôi tên: NGUYỄN ANH TUẤN

Sinh ngày: 05/09/1991

Quê quán: Hải Dương

Hiện công tác tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh

TP.HCM.

Là học viên cao học khóa: 15TNB của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí

Minh.

Mã học viên: 020101140046

Cam đoan đề tài: PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG

TMCP ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP.HCM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số chuyên ngành: 60 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Ngọc Minh

Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính

độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố nội dung

này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích rõ

ràng, minh bạch.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi

TP.HCM, ngày … tháng … năm 2015

Tác giả

NGUYỄN ANH TUẤN

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô trường Đại học

Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho Tôi nhiều kiến thức quý báu

trong thời gian qua.

Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Thầy, TS. Phan Ngọc Minh, người hướng

dẫn khoa học của luận văn đã tận tình hướng dẫn Tôi hoàn thành luận văn này.

Sau cùng, Tôi xin chân thành cảm ơn những người đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ

trong suốt thời gian thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn./.

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii

MỤC LỤC................................................................................................................ iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ....................................................... vii

LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................ viii

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI CÁC NGÂN

HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................................................1

1.1 Tổng quan về tín dụng của Ngân hàng thương mại...........................................1

1.1.1 Khái niệm về tín dụng Ngân hàng thương mại ...........................................1

1.1.2 Các hình thức tín dụng Ngân hàng thương mại ..........................................4

1.2 Tín dụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại......................................................7

1.2.1 Khái niệm về tín dụng bán lẻ ......................................................................7

1.2.2 Đặc điểm về tín dụng bán lẻ........................................................................7

1.2.3 Vai trò tín dụng bán lẻ.................................................................................8

1.2.4 Quy trình cấp tín dụng bán lẻ ....................................................................10

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng bán lẻ lẻ tại Ngân hàng

thương mại.............................................................................................................12

1.3.1 Nhân tố nội tại ...........................................................................................12

1.4 Phát triển chất lượng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại...17

1.4.1 Khái niệm về chất lượng hoạt động tín dụng bán lẻ .................................17

1.4.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng bán lẻ của một ngân hàng.......18

1.5 Bài học kinh nghiệm về phát triển tín dụng bán lẻ của các nước hoặc ngân

hàng trên thế giới ...................................................................................................24

1.5.1 Kinh nghiệm về phát triển tín dụng bán lẻ của các ngân hàng trên thế giới

............................................................................................................................24

1.5.2 Bài học về phát triển tín dụng bán lẻ.........................................................27

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................29

iv

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN

HÀNG TMCP ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CN THÀNH PHỐ HỒ

CHÍ MINH...............................................................................................................30

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh

TP.HCM.................................................................................................................30

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát

triển Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM................................................................30

2.1.2 Cơ cấu tổ chức tại BIDV – HCM..............................................................31

2.1.3 Chức năng của các Phòng ban tại BIDV – HCM......................................31

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV HCM trong giai đoạn 2012 –

2014 ....................................................................................................................31

2.2 Thực trạng về Tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt

Nam – Chi nhánh TP.HCM các năm 2012 – 2014................................................34

2.2.1 Quy trình, tổ chức cấp tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư &

Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM. ......................................................34

2.2.2 Các sản phẩm bán lẻ đang áp dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát

triển Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM................................................................34

2.2.3 Doanh số và chất lượng tín dụng bán lẻ đang áp dụng tại Ngân hàng

TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM. ..........................37

2.3 Những vấn đề hiện nay còn tồn tại tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển

Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM. ..........................................................................49

2.3.1 Những tồn tại tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Chi

nhánh TP.HCM . ................................................................................................49

2.3.2 Nguyên nhân của những tồn tại.................................................................51

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................57

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN

TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM – CN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...............................................58

3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển tín dụng nói chung của Ngân hàng TMCP

Đầu tư & Phát triển Việt Nam và tín dụng bán lẻ nói riêng tại Chi nhánh

TP.HCM.................................................................................................................58

v

3.1.1 Định hướng phát triển chung của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển

Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM........................................................................58

3.1.2 Định hướng phát triển tín dụng bán lẻ đến năm 2020 của Ngân hàng

TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM. ..........................61

3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân

hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam – TP.HCM........................................62

3.2.1 Xây dựng hình ảnh trụ sở làm việc đẹp, chuyên nghiệp có ấn tượng với

khách hàng..........................................................................................................62

3.2.2 Tăng cường quảng bá hình ảnh chi nhánh đến khách hàng ......................63

3.2.3 Định hướng, chiến lược kinh doanh rõ ràng và hiệu quả..........................63

3.2.4 Xây dựng kế hoạch bán hàng, giải pháp tiếp thị khách hàng hiệu quả .....64

3.2.5 Đơn giản hóa các thủ tục ...........................................................................65

3.2.6 Đưa ra các sản phẩm phù hợp với từng phân khúc khách hàng................66

3.2.7 Liên kết nhiều hơn với các đối tác ............................................................67

3.2.8 Tăng cường công tác đào tạo nhân sự hiệu quả ........................................67

3.3 Kiến nghị..........................................................................................................69

3.3.1 Kiến nghị đối với Chính Phủ.....................................................................69

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ...................................................70

3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam.............72

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................74

KẾT LUẬN..............................................................................................................75

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................76

PHỤ LỤC.................................................................................................................78

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NHNN: Ngân hàng Nhà nước

NHTM: Ngân hàng Thương mại

ĐCTC: Định chế tài chính

TCTD: Tổ chức Tín dụng

BIDV: Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam

BIDV HCM: Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh

TP.HCM

TDBL: Tín dụng bán lẻ

NHBL: Ngân hàng Bán lẻ

NHBB: Ngân hàng Bán buôn

ACB: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

VCB: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

ANZ: Ngân hàng TNHH MTV ANZ

HSBC: Ngân hàng TNHH MTV HSBC

TSBĐ: Tài sản bảo đảm

CIC: Trung tâm thông tin Tín dụng

KHCN: Khách hàng Cá nhân

CCGTCG/STK: Cầm cố Giấy tờ có giá/Sổ tiết kiệm

DVNH: Dịch vụ Ngân hàng

IBMB: Dịch vụ Internet Banking – Mobile Banking

BSMS: Dịch vụ gửi nhận tin nhắn ngân hàng qua điện thoại di động

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

HÌNH VẼ

Hình 1.1 Mô hình lý thuyết đánh giá sự hài lòng của khách hàng – Mô hình nghiên

cứu của Parasuraman.................................................................................................21

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức tại tại BIDV HCM.............................................................31

Hình 3.1 Mô hình định hướng hoạt động phát triển của BIDV ................................58

BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Tình hình hoạt động huy động vốn tại BIDV HCM giai đoạn 2012 – 2014

...................................................................................................................................32

Bảng 2.2 Tình hình hoạt động cho vay tại BIDV HCM giai đoạn 2012 – 2014 ......33

Bảng 2.3 Kết quả họat động kinh doanh tại BIDV HCM giai đọan 2012 – 2014 ....33

Bảng 2.4 Dư nợ tín dụng bán lẻ tại BIDV HCM giai đọan 2012 – 2014 .................38

Bảng 2.5 Cơ cấu dư nợ cho vay bán lẻ tại BIDV HCM giai đọan 2012 – 2014.......40

Bảng 2.6 Nợ quá hạn tín dụng cá nhân tại BIDV HCM giai đọan 2012 – 2014 ......44

Bảng 2.7 Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tín dụng bán lẻ tại

BIDV HCM...............................................................................................................46

viii

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, đời sống người dân ngày càng được cải thiện

nhiều, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao. Đối với người dân cả nước nói

chung và người dân sống tại TP.HCM nói riêng, ngoài những nhu cầu như ăn mặc

cơ bản, thì việc ở nhà đẹp, đi xe sang, được học tập ở những môi trường chuyên

nghiệp, đi du lịch nước ngoài, … sẽ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Hầu hết các

khoản chi “khủng” đó cần đến sự hỗ trợ tín dụng, và nguồn tín dụng từ ngân hàng

(tín dụng bán lẻ) dường như là lựa chọn số một cho người dân.

1.2. Tính cấp thiết của đề tài

Xu thế hiện nay của các NHTM là coi trọng phát triển dịch vụ bán lẻ như

một chiến lược dài hạn, và tín dụng bán lẻ được coi là cốt lõi. Đây là một thị

trường sôi động, với sự tham gia của hầu hết các ngân hàng.

Tín dụng bán lẻ là mảng tín dụng quan trọng, chiếm một tỷ lệ không nhỏ

trong tổng doanh số cho vay tại bất cứ ngân hàng ở Việt Nam. Hơn nữa, đây là

một mảng khá phổ biến và thực sự cần thiết đối với nhu cầu hiện tại của mọi

người.

Các sản phẩm tín dụng bán lẻ của hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam còn

kém đa dạng, và nhiều hạn chế.

Trước tình hình đó, chúng ta cần phải phân tích các hoạt động của mảng tín

dụng bán lẻ, nhằm nắm được xu hướng phát triển, thấy được những tồn tại, hạn chế,

đưa ra biện pháp nhằm khắc phục; phát huy những điểm mạnh vốn có, đưa ra nhiều

sản phẩm tín dụng cụ thể hơn, với chất lượng tốt hơn, phù hợp với nhu cầu của

khách hàng khắp mọi vùng miền, đặc biệt là tại địa bàn TP.HCM – một trong những

thành phố năng đông dân nhất, năng động nhất,… và đề tài “Phát triển tín dụng bán

lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM” thực

sự mang tính cấp thiết và có tính thực tiễn cao.

2. Mục tiêu của đề tài

Phân tích đánh giá hoạt động của mảng tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP

Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM giai đoạn 2012 – 2014, để thấy

ix

rõ được thực trạng, cũng như đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm phát triển hoạt

động tín dụng bán lẻ.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Bài nghiên cứu nhằm mục đích giải đáp các câu hỏi:

- Thực trạng hoạt động của mảng tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Đầu tư &

Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM giai đoạn 2012 – 2014? Các nhân tố tác

động đến hoạt động tín dụng bán lẻ? Chất lượng tín dụng?

- Các sản phẩm tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt

Nam – Chi nhánh TP.HCM

- Những bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong quá trình phát triển

hoạt động tín dụng bán lẻ.

- Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển tín dụng bán lẻ.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Phát triển tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển

Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM.

- Thời gian: Số liệu được thu thập trong 3 năm: 2012 – 2014.

- Đối tượng: Các hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát

triển Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu thứ cấp từ các bảng biểu, báo cáo

tài chính hằng năm của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Chi

nhánh TP.HCM:

 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm: 2012 – 2014.

 Bảng báo cáo từ thống kê doanh số cho vay, thu hồi nợ, nợ quá hạn, …

- Phương pháp phân tích số liệu: phương pháp so sánh trực tiếp (số tuyệt đối/số

tương đối).

6. Kết cấu của luận văn

Gồm 3 chương:

Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về tín dụng bán lẻ tại các NHTM

x

Trong chương này khái quát về khái niệm về tín dụng, tín dụng bán lẻ, đặc điểm

cũng như quy trình cấp tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại. Các bài học

kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các quốc gia hoặc ngân hàng trên thế giới.

Chƣơng 2: Thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ

& Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM

Chương 2 sẽ khái quát quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt

đông, cũng như thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Đầu tư

& Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM. Tìm ra những tồn tại, hạn chế cần

phải hoàn thiện hơn trong công tác phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP

Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM.

Chƣơng 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển tín dụng bán lẻ tại

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM

Đưa ra những định hướng cũng như mục tiêu phát triển tín dụng bán lẻ của Ngân

hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM. Từ những tồn tại,

hạn chế, tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng bán lẻ tại chi

nhánh, cũng như các kiến nghị đối với các cấp.

1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI

CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại

1.1.1 Khái niệm về tín dụng Ngân hàng thƣơng mại

1.1.1.1 Khái niệm

Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị

được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hay hiện vật, từ người sở hữu sang người sử

dụng trong một khoảng thời gian nhất định và khi đến thời hạn của khoảng thời

gian trên, người sử dụng phải hoàn trả lại cho người sở hữu một lượng giá trị lớn

hơn. Phần tăng thêm về giá trị được gọi là phần lời hay phần lợi tức. Đây chính là

cái giá mà người sử dụng phải trả cho người sở hữu để được quyền sử dụng một

lượng tiền tệ hay hiện vật nhất định.

Tín dụng ngân hàng là quan hệ giữa các ngân hàng thương mại, các tổ chức

tín dụng với các công ty, doanh nghiệp và cá nhân,… được thực hiện dưới hình

thức ngân hàng đứng ra huyđộng vốn bằng tiền và cho vay (cấp tín dụng) đối với

các đối tượng nói trên.

Như vậy trong mối quan hệ trên, ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người

cho vay. Với tư cách là người đi vay, ngân hàng nhận tiền gửi hoặc phát hành các

chứng chỉ tiền gửi để tập trung các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội làm

nguồn vốn hoạt động của mình. Ngược lại, với tư cách là người cho vay, ngân hàng

cung cấp vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau

như cho vay, chiết khấu chứng từ có giá, bảo lãnh, cho thuê tài chính,… Thông qua

hoạt động này, ngân hàng có thể cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế đồng thời

tối đa hóa hiệu quả sử dụng đồng vốn của mình.

1.1.1.2 Bản chất

Tín dụng là hình thức vận động của vốn cho vay, nó phản ánh mối quan hệ

kinh tế giữa chủ thể sở hữu và các chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong nền

kinh tế trên nguyên tắc hoàn trả có kỳ hạn cả gốc lẫn lợi tức.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!