Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ MINH TRANG
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU
AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TP THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ MINH TRANG
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU
AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TP THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 8.62.01.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẢO
THÁI NGUYÊN - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi với sự
hướng dẫn khoa học của giáo viên hướng dẫn. Các tài liệu, số liệu sử dụng trong
luận văn do các phòng ban chuyên môn của thành phố cung cấp và ngoài ra là các
số liệu do cá nhân tôi thu thập, khảo sát từ việc điều tra các hộ trồng rau, các đơn vị
kinh doanh rau an toàn và người tiêu dùng. Những thông tin, số liệu, tư liệu đưa ra
trong luận văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập
và tổng hợp của cá nhân bảo đảm tính khách quan và trung thực.
Thái Nguyên, tháng 2 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Minh Trang
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các tập thể và cá nhân. Cho phép tôi xin được bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Phương Hảo - người đã trực tiếp chỉ bảo,
hướng dẫn giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Ban Giám hiệu Nhà
trường, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, các khoa, phòng của Trường Đại
học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái
Nguyên, phòng Kinh tế Thành phố Thái Nguyên và các cơ quan có liên quan, các
cán bộ, nhân viên trực tiếp quản lý lĩnh vực rau an toàn, các cửa hàng, siêu thị kinh
doanh rau trên địa bàn TP Thái Nguyên, các hộ nông dân và những người dân TP
Thái Nguyên tham gia trả lời khảo sát, phỏng vấn đã nhiệt tình giúp đỡ, cộng tác,
cung cấp số liệu và thông tin tôi trong việc thu thập tài liệu, phỏng vấn điều tra để
tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sư động viên, giúp đỡ của đồng nghiệp, bạn bè,
cùng toàn thể gia đình đã luôn động viên, ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 02 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Minh Trang
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................3
5. Tổng quan các công trình nghiên cứu.....................................................................4
6. Bố cục của luận văn ................................................................................................5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ...............................6
1.1. Một số vấn đề cơ bản về phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT.............................6
1.1.1. Một số khái niệm...............................................................................................6
1.1.2. Tiêu chuẩn và biện pháp kỹ thuật sản xuất RAT..............................................8
1.1.3. Tính tất yếu khách quan về phát triển SX RAT..............................................16
1.2. Nội dung phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT ...................................................17
1.2.1. Phát triển quy mô diện tích, năng suất, sản lượng RAT .................................17
1.2.2. Phát triển và quản lý chất lượng, xuất xứ RAT ..............................................18
1.2.3. Phát triển quy hoạch RAT...............................................................................19
1.2.4. Phát triển cơ sở hạ tầng và kỹ thuật phục vụ sản xuất RAT ...........................19
1.2.5. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất RAT...............................................20
1.2.6. Phát triển mạng lưới và kênh tiêu thụ RAT ....................................................20
1.2.7. Các cơ chế, chính sách trong phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT.................20
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn ............21
1.4. Kinh nghiệm thực tiễn trong phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT trên Thế giới
và Việt Nam ...................................................................................................24
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT trên Thế giới ....................24
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT ở Việt Nam ......................28
iv
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Thái Nguyên..........................................33
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................35
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................35
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................35
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................35
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin.....................................................................38
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................38
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................39
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và tiêu thụ rau an toàn...................39
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sản
xuất RAT tại TP Thái Nguyên .......................................................................39
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá phát triển quy mô diện tích, năng suất, sản lượng
RAT................................................................................................................40
2.3.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự phát triển về quản lý chất lượng, xuất xứ RAT ..40
2.3.5. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự phát triển quy hoạch RAT...................................41
- Quy mô diện tích đất trồng RAT được quy hoạch qua các năm ............................41
2.3.6. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ sở hạ tầng và kỹ thuật phục vụ sản xuất RAT....41
2.3.7. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các hình thức tổ chức sản xuất RAT........................41
2.3.8. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mạng lưới và kênh tiêu thụ RAT.............................41
2.3.9. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các cơ chế, chính sách trong phát triển sản xuất và
tiêu thụ RAT...................................................................................................41
Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU
AN TOÀN TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ......................................43
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Thái Nguyên...............................43
3.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................43
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................45
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trong phát
triển sản xuất và tiêu thụ RAT ở TP Thái Nguyên.........................................53
3.2. Thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại TP Thái Nguyên ......55
3.2.1. Tình hình phát triển diện tích, năng suất, sản lượng RAT..............................55
3.2.2. Tình hình phát triển quản lý chất lượng, xuất xứ RAT...................................58
v
3.2.3. Tình hình phát triển quy hoạch RAT ..............................................................65
3.2.4. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng và kỹ thuật phục vụ sản xuất RAT...........67
3.2.5. Tình hình phát triển các hình thức tổ chức sản xuất RAT ..............................69
3.2.6. Tình hình phát triển mạng lưới và kênh tiêu thụ RAT....................................70
3.2.7. Các cơ chế, chính sách trong phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT.................73
3.2.8. Kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ RAT của các hộ điều
tra....................................................................................................................74
3.2.9. Phân tích kết quả khảo sát cơ sở kinh doanh RAT và người tiêu dùng ..........76
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại TP Thái Nguyên
........................................................................................................................81
3.4. Đánh giá chung về thực trạng sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn TP Thái
Nguyên ...........................................................................................................87
3.4.1. Những mặt đạt được........................................................................................87
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................................88
Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ
TIÊU THỤ RAU AN TOÀN TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ........92
4.1. Phương hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.................................92
4.2. Những giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ...........93
4.2.1. Đẩy mạnh việc thực hiện quy hoạch và duy trì vùng sản xuất RAT ..............93
4.2.2. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và tiêu thụ RAT..............93
4.2.3. Hỗ trợ kỹ thuật cho sản xuất và tiêu thụ RAT ................................................94
4.2.4. Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ và công tác khuyến nông, kiểm
tra giám sát phục vụ ngành hàng rau an toàn .................................................95
4.2.5. Tăng cường đào tạo, tập huấn cho cán bộ và hộ nông dân vùng sản xuất RAT
trên địa bàn TP Thái Nguyên .........................................................................97
4.2.6. Thúc đẩy tiêu thụ rau an toàn..........................................................................97
4.2.7. Hoàn thiện chính sách của Nhà nước về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ....100
4.3. Một số kiến nghị đối với nhà nước ..................................................................103
KẾT LUẬN............................................................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................106
PHỤ LỤC................................................................................................................110
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
* Danh mục các từ viết tắt tiếng Việt
Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ
BNN :Bộ nông nghiệp
BVTV : Bảo vệ thực vật
ĐVT : Đơn vị tính
Ha : Hecta
HTX : Hợp tác xã
KHCN : Khoa học công nghệ
NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
RAT : Rau an toàn
TC : Tổng chi
TP : Thành phố
TT : Tổng thu
UBND : Ủy ban nhân dân
VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm
* Danh mục các từ viết tắt tiếng Anh
Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ
FAO : Tổ chức nông lương Thế giới
(Food and Agriculture Organisation)
GAP : Chu trình sản xuất nông nghiệp tiên tiến
(Good Agricultural Practices)
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
(Gross Domestic Product)
GlobalGAP : Bộ tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp tốt trên toàn cầu
(Global Good Agricultural Practices)
IPM : Phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest
Management)
VietGAP : Sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả Việt Nam
(Vietnamese Good Agriculttural Practices)
WHO : Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng:
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội TP Thái Nguyên năm
2015 – 2018..................................................................................................46
Bảng 3.2: Các cơ sở dịch vụ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên...........................47
Bảng 3.3: Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng rau của TP Thái Nguyên qua
các năm ........................................................................................................55
Bảng 3.4: Cơ cấu chủng loại RAT của TP Thái Nguyên..........................................56
Bảng 3.5: Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng trồng rau của hộ điều tra (tính
bình quân cho 1 hộ)......................................................................................57
Bảng 3.6: Tình hình thực hiện quản lý chất lượng RAT tại TP Thái Nguyên..........59
Bảng 3.7: Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra................................................61
Bảng 3.8. Tình hình sử dụng giống cho sản xuất rau của các hộ điều tra ................62
Bảng 3.9: Tình hình sử dụng nước tưới của các hộ điều tra .....................................62
Bảng 3.10: Tình hình sử dụng phân bón của các hộ điều tra....................................63
Bảng 3.11: Kết quả khảo sát về sử dụng thuốc BVTV tại các hộ điều tra ...............64
Bảng 3.12: Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất rau an toàn của các hộ dân ..................67
Bảng 3.13: Vốn đầu tư cho sản xuất rau của các hộ điều tra ....................................68
Bảng 3.14: Số lượng các hình thức tổ chức sản xuất RAT tại TP Thái Nguyên giai
đoạn 2015 - 2018..........................................................................................69
RAT ở TP Thái Nguyên sau khi thu hoạch sẽ được tiêu thụ qua các kênh chủ lực
sau: ...............................................................................................................71
Thực tế cho thấy, kênh tiêu thụ rau của TP Thái Nguyên chưa đa dạng, mới chỉ
dừng lại ở tiêu thụ một phần nhỏ trên địa bàn thành phố, chưa có kênh chế
biến, xuất khẩu hoặc phân phối ở các địa bàn ngoại thành, ngoại tỉnh do
lượng RAT cung ứng ra thị trường còn hạn chế. Nhu cầu của người tiêu
dùng cao nhưng người tiêu dùng vẫn chưa sẵn sàng mua với giá cao hơn khi
không có chứng cứ chắc chắn xác minh nguồn gốc RAT. ..........................71
Bảng 3.15: Số lượng mạng lưới và kênh tiêu thụ RAT và RT .................................72
tại TP Thái Nguyên năm 2018 ..................................................................................72
Bảng 3.16: Nguồn gốc rau của các cơ sở kinh doanh RAT......................................73
trên địa bàn TP Thái Nguyên năm 2018 ...................................................................73
viii
Bảng 3.17: Kết quả và hiệu quả của rau an toàn và rau thường/ha/năm...................74
Bảng 3.18: Chi phí sản xuất bình quân của rau an toàn và rau thường/ha/năm .......75
Bảng 3.19: Kết quả và hiệu quả kinh doanh RAT/tháng ..........................................76
Bảng 3.20: Đối tượng tiêu thụ RAT..........................................................................78
Bảng 3.21: Kết quả khảo sát về lý do người tiêu dùng thường lựa chọn mua rau....80
Bảng 3.22: Kết quả khảo sát tỷ lệ các loại rau người tiêu dùng thường mua ...........80
Bảng 3.23 Ý kiến đánh giá về sự ảnh hưởng của nhân tố thị trường........................81
Bảng 3.24: Ý kiến đánh giá về sự ảnh hưởng của nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật và
công nghệ sản xuất.......................................................................................84
Bảng 3.25: Tỷ lệ lượng RAT tiêu thụ ở các kênh của những người được điều tra...86
Hình:
Hình 3.1: Sơ đồ kênh tiêu thụ RAT ..........................................................................71
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau là loại thực phẩm rất cần thiết và không thể thay thế được trong bữa ăn
hằng ngày của con người bởi chúng cung cấp rất nhiều thành phần dinh dưỡng quý
giá giữ vai trò quan trọng việc duy trì và phát triển cơ thể toàn diện của con người.
Ngoài giá trị dinh dưỡng, rau xanh còn là cây trồng đem lại nguồn thu nhập cao,
góp phần phát triển kinh tế hộ và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng thu nguồn ngoại
tệ đáng kể của nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Trong xu hướng phát triển chung của thời đại, ở Việt Nam, việc sản xuất và
tiêu dùng những sản phẩm sạch, an toàn là vấn đề có tính cấp thiết vì sự phát triển
kinh tế, xã hội, môi trường và sức khỏe con người, sản xuất nông sản an toàn bảo vệ
sức khỏe người tiêu dùng không chỉ là vấn đề tất yếu của sản xuất nông nghiệp hiện
nay, mà còn góp phần nâng cao tính cạnh tranh của nông sản hàng hóa trong điều
kiện Việt Nam gia nhập các Hiệp hội, Tổ chức thương mại Thế giới, mở ra thị
trường tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, khuyến khích phát triển sản xuất.
Ngày nay, khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, thu nhập người
dân được gia tăng, chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn, người tiêu dùng đã có ý
thức đối với chất lượng hàng hóa, nông sản, thực phẩm. Những năm gần đây, vấn
đề về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) được cả xã hội quan tâm, đặc biệt là đối
với mặt hàng rau xanh khi truyền thông đưa rất nhiều vụ việc về ngộ độc rau do rau
bị nhiễm các hóa chất độc hại, kim loại nặng và thuốc BVTV.
Đứng trước yêu cầu phát triển nông nghiệp bảo vệ nhu cầu chính đáng của
người dân về VSATTP, vì môi trường và sức khỏe cộng đồng, trong những năm
qua chương trình phát triển rau an toàn (RAT) đã được triển khai ở một số địa
phương trên cả nước trong đó có tỉnh Thái Nguyên nói chung và TP Thái nguyên
nói riêng. Quá trình triển khai chương trình tại Thái Nguyên cũng đã đạt được một
số kết quả đáng khích lệ, góp phần thay đổi nhận thức của người tiêu dùng và người
sản xuất, bước đầu xây dựng được một số mô hình sản xuất RAT và cửa hàng, siêu
thị bán lẻ. Theo thông tin thống kê của phòng kinh tế TP Thái Nguyên, hiện nay,
diện tích sản xuất RAT của TP Thái Nguyên đạt hơn 3 ha trên tổng số hơn 2.000 ha
2
diện tích trồng rau toàn thành phố với số lượng mô hình còn hạn chế; sản lượng sản
xuất RAT đạt 0,3% so với tổng sản lượng rau tiêu thụ trên địa bàn TP Thái Nguyên
trong khi nhu cầu tiêu thụ RAT ngày càng cao so với khả năng cung cấp. Diện tích
và sản lượng RAT đang chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với quy mô sản xuất và tiêu thụ
rau của thành phố, chưa tương xứng với tiềm năng có thể đạt được. Chương trình
phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT của Thái Nguyên cũng còn nhiều điểm bất cập
như: điều kiện cơ sở hạ tầng, kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, sơ
chế, bảo quản và tiêu thụ, diện tích và năng suất RAT không ổn định, chất lượng rau
chưa được kiểm tra một cách sát sao, chưa chiếm được lòng tin của người tiêu dùng,
hệ thống cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT còn thiếu
tính thực tiễn, không đi vào đời sống, chưa tìm được đầu ra cho người nông dân yên
tâm sản xuất…, do đó các các cơ sở sản xuất và tiêu thụ RAT đã xuất hiện nhưng
không có cơ hội phát triển, chưa được phổ biến một cách rộng rãi. Vì vậy, người
dân vẫn chưa có khả năng tiếp cận dễ dàng và đủ độ tin tưởng đối với sản phẩm rau
bán ngoài thị trường.
Xuất phát từ tình hình trên, để góp phần phát triển sản xuất rau an toàn nói
chung và ở TP Thái Nguyên nói riêng được bền vững và xây dựng hệ thống chính
sách đồng bộ liên quan đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, tôi tiến hành thực hiện
luận văn: “Phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn TP Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Từ phân tích, đánh giá thực trạng và xác định các yếu tố thúc đẩy và cản trở
phát triển RAT trong thời gian qua, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển
RAT ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới, góp phần nâng cao hiệu quả kinh
tế cho người sản xuất và nâng cao sức khỏe cho người tiêu dùng trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất và tiêu thụ
rau an toàn tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
3
- Phân tích, đánh giá thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn TP Thái Nguyên, tỉnh
Thái Nguyên thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an
toàn trên địa bàn TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận về phát triển sản
xuất và tiêu thụ RAT và thực tiễn phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT tại TP
Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại TP Thái Nguyên. Đối
với hộ trồng rau được nghiên cứu tập trung tại một số xã, phường có diện tích trồng
rau lớn như phường Túc Duyên, phường Quang Vinh, xã Thịnh Đức, xã Huống
Thượng, xã Đồng Bẩm xã Cao Ngạn, xã Sơn Cẩm, xã Linh Sơn, xã Đồng Liên. Đối
với nhà cung ứng gồm các siêu thị nằm trên các trục đường chính của TP Thái
Nguyên và những người cung ứng các chợ lớn như chợ Túc Duyên, chợ Đán, chợ
Ga, chợ Đồng Quang, chợ Gia Sàng, chợ Dốc Hanh, chợ Bờ Hồ, chợ Tân Long.
Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu thông qua các số liệu thứ cấp giai
đoạn năm 2015-2018 và các số liệu sơ cấp được thu thập bằng khảo sát thực tế
năm 2018.
Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung làm rõ thực trạng phát triển sản
xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên; xác định các nhân tố ảnh
hưởng tới sự phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT. Từ đó đề xuất các giải pháp thúc
đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu đề tài sẽ hệ thống lý luận về sản xuất và tiêu
thụ rau an toàn và kinh nghiệm thực tiễn trên trên thế giới cũng như Việt Nam; có thể
làm tài liệu tham khảo hữu ích cho quá trình giảng dạy và học tập nghiên cứu.