Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển sản phẩm tín dụng khởi nghiệp cho ngân hàng thương mại cổ phần SACOMBANK
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Phát triển sản phẩm tín dụng khởi nghiệp cho ngân hàng
TMCP Sacombank” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng
toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử
dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này
mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học
hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2018
Đàm Nguyễn Lan Anh
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Mở TP.HCM, bằng sự biết ơn và
kính trọng, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các phòng, khoa thuộc Trường
Đại học Mở TP.HCM và các Giáo sư, P. Giáo sư, Tiến sĩ đã nhiệt tình giảng dạy và tạo
điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và làm luận văn. Đặc biệt, tác
giả xin bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm ơn sâu sắc tới thầy PGS. TS. Nguyễn Minh Kiều,
người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị trong ban lãnh đạo trường Đại học Mở TP.HCM;
cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cùng bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Do điều kiện về năng
lực bản thân còn hạn chế, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học, bạn
bè và đồng nghiệp để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, tháng 08 năm 2018
Đàm Nguyễn Lan Anh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1. Lý do nghiên cứu ....................................................................................................1
1.2. Vấn đề nghiên cứu..................................................................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3
1.6. Bố cục luận văn.......................................................................................................4
1.7. Ý nghĩa nghiên cứu.................................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................5
2.1. Khởi nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp..............................................................5
2.1.1. Khởi nghiệp .......................................................................................................5
2.1.2. Hệ sinh thái khởi nghiệp ..................................................................................7
2.1.2.1. Khái niệm.....................................................................................................7
2.1.2.2. Các yếu tố của hệ sinh thái khởi nghiệp....................................................12
2.2. Nguồn vốn tài trợ khởi nghiệp (Start-up financing).........................................15
2.2.1. Nhu cầu tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp.......................15
iv
2.2.2. Các nguồn vốn có thể tiếp cận của doanh nghiệp khởi nghiệp....................18
2.2.2.1. Nguồn vốn tài trợ nội bộ............................................................................18
2.2.2.2. Nguồn vốn tài trợ bên ngoài......................................................................20
2.2.3. Những khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp ..29
2.3. Tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp..................................................34
2.3.1. Tín dụng ngân hàng........................................................................................34
2.3.2. Tín dụng doanh nghiệp...................................................................................35
2.3.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp .................................35
2.4. Quy trình phát triển sản phẩm mới của ngân hàng..........................................37
2.4.1. Khái niệm phát triển sản phẩm mới...............................................................37
2.4.2. Các giai đoạn phát triển sản phẩm mới .........................................................37
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................43
3.1. Mô tả phương pháp nghiên cứu sử dụng ...........................................................43
3.2. Khung phân tích ...................................................................................................44
4.1. Thị trường vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam ..........................48
4.1.1. Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam.........................................................48
4.1.2. Dòng vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam................................52
4.2. Thực trạng sản phẩm tín dụng của Sacombank................................................52
4.2.1. Giới thiệu về Sacombank ................................................................................52
4.2.2. Các sản phẩm tín dụng hiện có ......................................................................54
v
4.2.3. Quy trình phát triển sản phẩm mới của Sacombank.....................................56
4.2.4. Hoạt động tín dụng của Sacombank..............................................................58
4.2.5. Đánh giá sản phẩm hiện có ............................................................................60
4.3. Xây dựng sản phẩm tín dụng khởi nghiệp.........................................................63
4.3.1. Xác định nhu cầu sản phẩm...........................................................................63
4.3.2. Thiết kế sản phẩm ...........................................................................................66
4.3.2.1. Tài trợ dự án khởi nghiệp ..........................................................................66
4.3.2.2. Cho vay doanh nghiệp khởi nghiệp ...........................................................67
4.3.3. Góp ý sản phẩm...............................................................................................68
4.3.4. Hoàn thiện sản phẩm......................................................................................68
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP..............................................................69
5.1. Kết luận .................................................................................................................69
5.2. Giải pháp ...............................................................................................................69
5.2.1. Huy động nguồn vốn đảm bảo đủ đáp ứng nhu cầu vay của startup...........69
5.2.2. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp cho startup .....................................70
5.2.3. Xây dựng quy trình tín dụng chuẩn cho startup ...........................................71
5.3. Kiến nghị ...............................................................................................................71
5.4. Hạn chế của luận văn ...........................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................74
Tiếng Việt .....................................................................................................................74
vi
Tiếng Anh.....................................................................................................................77
PHỤ LỤC .....................................................................................................................80
BẢNG CÂU HỎI.......................................................................................................80
vii
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1: Những điều kiện khung của khởi nghiệp (EFCs)……………………….. 13
Hình 2.1: 8 bước phát triển sản phẩm mới……………………………………….. 38
Hình 3.1: Khung phân tích………………………………………………………… 44
Bảng 4.1: Xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2013-2015
………………………………………………………………………………………...49
Bảng 4.2: Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam và các nước ASEAN năm 2015
………………………………………………………………………………………...51
Hình 4.2: Quy trình phát triển sản phẩm mới của Sacombank…………………. 57
Bảng 4.3: Tổng cho vay của Sacombank (2015-2017)…………………………… 58
Bảng 4.4: Thu nhập và chi phí lãi của Sacombank (2015-2017)………………… 60
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do nghiên cứu
Vốn hoạt động được xem như mạch máu của doanh nghiệp, nó bảo đảm sự tồn tại
trong ngắn hạn và phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn. Tuy nhiên, việc tiếp cận
được nguồn vốn luôn là một rào cản đối với doanh nghiệp startup.
Thống kê từ Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa (2016) cho thấy hơn 80% vốn cho
các doanh nghiệp mới khởi nghiệp là tiền tiết kiệm cá nhân hoặc huy động từ bạn bè và
gia đình. Nguồn vốn này thực sự chưa đủ mạnh để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp
phát triển. Việc khó tiếp cận vốn ngân hàng đã khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa
(SME), các startup mới khởi nghiệp mất đi các cơ hội kinh doanh tiềm năng (Hà Thu,
2015). Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) (2018), có
tới 30% doanh nghiệp “không thể tiếp cận” với nguồn vốn của ngân hàng và 30% doanh
nghiệp khác cho biết “khó tiếp cận”; ngay cả khi có chính sách ưu đãi cũng rất ít SME
được vay vốn. Cơ hội tiếp cận vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp cần có những cải
tiến trong chính sách phát triển sản phẩm tín dụng ngân hàng.
Doanh nghiệp khởi nghiệp có nhiều ý tưởng mới lạ, đa dạng, có cả những ý tưởng
mở ra thị trường mới hay dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ cao. Do đó, xuất
phát từ việc kinh doanh của ngân hàng, thì việc đưa ra các điều kiện chặt chẽ khi cấp tín
dụng là điều cần thiết của các nhà Quản trị ngân hàng, nhằm bảo toàn đồng vốn kinh
doanh. Với đặc thù của doanh nghiệp khởi nghiệp, các điều kiện vay vốn hiện nay thực
sự là các rào cản để họ có thể tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng khi mọi việc mới
chỉ là bắt đầu từ các ý tưởng kinh doanh, thì thật khó để có đầy đủ các hồ sơ đánh giá
về năng lực tài chính theo yêu cầu của ngân hàng, thật khó để có đủ tài sản thế chấp khi
chưa làm đủ để có tích lũy về tài sản. Cũng vì khó tiếp cận vốn ngân hàng nên nhiều
doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm vốn thông qua việc huy động vốn từ bạn bè, gia đình và
thị trường tín dụng đen. Việc vay vốn từ thị trường tín dụng đen với mức lãi suất rất cao
khiến cho start-up tăng gánh nặng trả nợ, trong khi thành bại của dự án khởi nghiệp chưa
rõ ràng. Đứng trước thực trạng này thì bắt đầu từ năm 2017, các ngân hàng mà đặc biệt
là các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM đã tham gia vào chương trình lập ra gói tín dụng
2
riêng dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp (Phan Nam, 2016). Tuy nhiên, nếu các ngân
hàng cứ lờ đi tất cả những “rủi ro của doanh nghiệp khởi nghiệp” đã được trình bày ở
trên để cấp vốn cho dự án thì khi rủi ro xảy ra, không chỉ ngân hàng mà cả cá nhân ra
quyết định cho vay cũng phải chịu trách nhiệm liên đới, có khi phải chịu cả trách nhiệm
hình sự. Chính vì có quá nhiều yếu tố ngoài tầm kiểm soát nên ngân hàng rất khó thẩm
định tính hiệu quả của dự án để cho vay. Để hạn chế những rủi ro mà ngành ngân hàng
tại địa bàn TP.HCM đã nhất trí sẽ cùng dành ra 1 gói tín dụng ưu đãi cho người khởi
nghiệp với lãi suất hợp lý, tập trung vào dự án khởi nghiệp ở các ngành nghề, lĩnh vực
đang được ưu tiên (Phan Nam, 2016). Chẳng hạn, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam (BIDV) đã triển khai chương trình tín dụng quy mô 4.000 tỷ đồng hỗ trợ
doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp siêu nhỏ năm 2018 với nhiều hỗ trợ, ưu đãi
hấp dẫn như lãi suất vay ngắn hạn thấp hơn 1-1,5%/năm so với khoản vay thông thường,
LS vay trung dài hạn chỉ từ 8,5% với doanh nghiệp khởi nghiệp (BIDV, 2018). Nhiều
ngân hàng TMCP khác cũng đã tung ra gói tín dụng khởi nghiệp cho doanh nghiệp như
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank)
(VietinBank, 2017, TPBank, 2018).
Những vấn đề nêu trên vừa là khó khăn của các doanh nghiệp khởi nghiệp trong
việc tiếp cận nguồn vốn nhưng cũng vừa là cơ hội cho Ngân hàng thương mại cổ phần
Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) phát triển sản phẩm tín dụng khởi nghiệp, một loại
sản phẩm tín dụng mới nhằm bổ sung vào danh mục sản phẩm tín dụng để lấp đầy thị
phần tiềm năng của một thị trường đang nhận được sự quan tâm của các cơ quan quản
lý Nhà nước và xã hội. Nhằm giải quyết các khó khăn về vốn cho doanh nghiệp khởi
nghiệp và góp phần phát triển đa dạng hóa sản phẩm tín dụng cho Sacombank. Việc
nghiên cứu phát triển sản phẩm tín dụng khởi nghiệp thực sự cần thiết hiện nay do đó
đề tài “Phát triển sản phẩm tín dụng khởi nghiệp cho ngân hàng TMCP Sacombank”
được thực hiện.
1.2. Vấn đề nghiên cứu
Đứng trước nhu cầu tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp và nhu cầu
phát triển sản phẩm tín dụng mới nhằm đa dạng hóa danh mục sản phẩm của Sacombank,
3
nghiên cứu này xem xét thiết kế và phát triển sản phẩm tín dụng khởi nghiệp cho ngân
hàng. Việc làm này vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp có cơ hội tiếp
cận nguồn vốn từ ngân hàng vừa giúp cho ngân hàng phát triển sản phẩm mới nhằm
mang lại thu nhập cho ngân hàng từ hoạt động tín dụng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu sau cùng của nghiên cứu này là tạo ra được sản phẩm tín dụng mới dành
cho khách hàng doanh nghiệp khởi nghiệp và đề xuất những giải pháp khả thi để đưa
sản phẩm này ra thị trường. Để thực hiện được điều đó, nghiên cứu này nhằm các mục
tiêu sau đây:
Khảo sát lý luận và dựa vào đó đề xuất quy trình phát triển sản phẩm tín dụng
khởi nghiệp.
Thiết kế sản phẩm tín dụng khởi nghiệp phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của
doanh nghiệp khởi nghiệp.
Đề xuất các giải pháp khả thi để đưa sản phẩm tín dụng khởi nghiệp ra thị trường.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở đây được xác định là sản phẩm tín dụng khởi nghiệp, bao
gồm tín dụng dành cho dự án khởi nghiệp và tín dụng dành cho doanh nghiệp khởi
nghiệp. Nghiên cứu này thực hiện trong phạm vi dành cho khách hàng của Sacombank.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Với vấn đề và mục tiêu nghiên cứu như vừa chỉ ra trên đây cùng với đối tượng và
phạm vi nghiên cứu vừa nêu, nghiên cứu này phù hợp với việc lựa chọn phương pháp
nghiên cứu định tính, trong đó các kỹ thuật nghiên cứu bao gồm nghiên cứu tình huống
(case study) và nghiên cứu giải quyết vấn đề (problem solving) được sử dụng như là
những thuật nghiên cứu chính.