Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển sản xuất chè bền vững theo tiêu chuẩn Viet Gap tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
117
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1461

Phát triển sản xuất chè bền vững theo tiêu chuẩn Viet Gap tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

––––––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN TIẾN HÙNG

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ BỀN VỮNG

THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ,

TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Ngành: Quản trị Kinh doanh

THÁI NGUYÊN - 2019

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

––––––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN TIẾN HÙNG

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ BỀN VỮNG

THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ,

TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: Quản trị Kinh doanh

Mã số: 8 34 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN KHÁNH DOANH

THÁI NGUYÊN - 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển sản xuất chè bền vững theo tiêu

chuẩn VietGap tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu

của cá nhân tôi. Đề tài hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ

một học vị nào. Các thông tin sử dụng trong đề tài đã được chỉ rõ nguồn gốc,

các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ, mọi sự giúp đỡ cho việc thực

hiện luận văn này đã được cảm ơn.

Tác giả đề tài

Nguyễn Tiến Hùng

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản đề tài này ngoài việc cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu

của bản thân, tôi đã luôn nhận được sự quan tâm, tận tình giúp đỡ của nhiều

cá nhân và các cơ quan, đơn vị.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn

Khánh Doanh, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi thực

hiện và hoàn thành đề tài này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học

cũng như các khoa chuyên môn, phòng ban của Trường Đại học Kinh tế và

Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá

trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Phòng Nông nghiệp

& PTNT huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi

trong việc thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp và các thông tin hữu ích phục vụ

nghiên cứu.

Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi

trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.

Thái Nguyên, tháng 03 năm 2019

Tác giả

Nguyễn Tiến Hùng

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................ii

MỤC LỤC.........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ..................................................................... vii

MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4

4. Ý nghĩa của luận văn..................................................................................... 4

5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN

XUẤT CHÈ BỀN VỮNG THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP ............................ 6

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè bền vững theo tiêu chuẩn

VietGap ................................................................................................. 6

1.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững........................................................... 6

1.1.2. Nội dung phát triển bền vững................................................................ 21

1.1.3. Nội dung phát triển sản xuất chè bền vững theo tiêu chuẩn

VietGAP.............................................................................................. 23

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất chè bền vững theo tiêu chuẩn

VietGap ............................................................................................... 29

1.2.1. Chủ trương chính sách phát triển bền vững theo hướng VietGap ........ 29

1.2.2. Kinh nghiệm sản xuất chè VietGAP ở một số địa phương................... 30

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn

VietGAP cho huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ................................. 34

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 36

2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 36

iv

2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 36

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 36

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin................................................................. 37

2.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp .......................................................... 37

Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ THEO

TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN......... 40

3.1. Đặc điểm huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên............................................. 40

3.1.1. Khái quát chung .................................................................................... 40

3.1.2. Chủ trương phát triển chè của huyện Đại Từ........................................ 44

3.2. Thực trạng phát triển sản xuất chè bền vững theo tiêu chuẩn

VietGap tại huyện Đại Từ..................................................................... 45

3.2.1. Công tác quy hoạch phát triển chè bền vững theo tiêu chuẩn

VietGAP................................................................................................ 45

3.2.2. Thực trạng xây dựng và phổ biến quy trình kỹ thuật sản xuất chè

bền vững theo tiêu chuẩn VietGap........................................................ 49

3.2.3. Thực trạng tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật và hỗ trợ cho

đầu tư sản xuất chè bền vững theo tiêu chuẩn VietGAP ...................... 63

3.2.4. Công tác tổ chức giám sát, đánh giá việc sản xuất theo quy trình

VietGAP................................................................................................ 65

3.2.5. Kết quả phát triển sản xuất chè bền vững theo tiêu chuẩn VietGAP.... 66

3.3. Đánh giá chung về việc phát triển sản xuất chè bền vững theo tiêu

chuẩn VietGap tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên............................ 73

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ BỀN

VỮNG THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH

THÁI NGUYÊN .............................................................................................. 76

4.1. Mục tiêu và định hướng phát triển sản xuất chè bền vững theo tiêu

chuẩn VietGap trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên............. 76

v

4.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội gắn với phát triển chè bền vững

theo hướng bền vững............................................................................. 76

4.1.2. Định hướng mục tiêu phát triển chè bền vững theo hướng

VietGAP của huyện đến năm 2020....................................................... 78

4.2. Các giải pháp phát triển sản xuất chè bền vững theo tiêu chuẩn VietGap

tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên........................................................ 79

4.2.1. Đổi mới giống chè đáp ứng yêu cầu VietGAP ..................................... 79

4.2.2. Thực hiện tốt kỹ thuật trồng chè VietGAP ........................................... 79

4.2.3. Tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị chế biến chè VietGAP.................. 81

4.2.4. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng chè VietGAP........ 82

4.2.5. Tăng cường hỗ trợ sản xuất chè VietGAP ............................................ 83

4.2.6. Phát triển sản xuất kết hợp với bảo vệ môi trường ............................... 84

4.2.7. Đẩy mạnh tiêu thụ chè VietGAP........................................................... 85

4.2.8. Quản lý thương hiệu chè VietGAP ....................................................... 87

4.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 88

4.2.1. Đối với tỉnh Thái Nguyên ..................................................................... 88

4.2.2. Đối với huyện Đại Từ ........................................................................... 89

4.2.3. Đối với các hộ nông dân trồng chè ....................................................... 91

KẾT LUẬN...................................................................................................... 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 94

PHỤ LỤC ........................................................................................................ 97

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa tiếng việt

ATK An toàn khu

FAO Tổ chức lương thực và Nông nghiệp thế giới

GDP Thu nhập quốc nội

GNP Tổng thu nhập quốc dân

HDI Human Devolopment Index - Chỉ số phát triển con người

HĐND : Hội đồng nhân dân

HTX : Hợp tác xã

KHCN : Khoa học công nghệ

KTCB : Kiến thiết cơ bản

PTBV : Phát triển bền vững

PTNT : Phát triển nông thôn

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

UBND : Ủy ban nhân dân

VietGAP : Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt

VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

Bảng 3.1. Quy hoạch phát triển chè bền vững theo tiêu chuẩn

VietGAP của huyện Đại Từ đến năm 2020 tầm nhìn 2030...... 47

Bảng 3.2. Thực trạng phát triển chè bền vững theo tiêu chuẩn

VietGAP.................................................................................... 48

Bảng 3.3. Về cách thức bón phân cho sản xuất chè theo tiêu chuẩn

VietGAP.................................................................................... 51

Bảng 3.4. Thực trạng tập huấn, chuyển giao TBKHKT chè bền vững

theo hướng VietGAP của huyện............................................... 63

Bảng 3.5. Công tác giám sát kiểm tra việc sản xuất chè theo tiêu

chuẩn VietGAP......................................................................... 66

Bảng 3.6. Tình hình phát triển sản xuất chè theo chiều rộng.................... 67

Bảng 3.7. Thực trạng sản xuất chè bền vững theo hướng VietGAP

của huyện năm 2016 ................................................................. 68

Bảng 3.8. Việc đầu tư để trồng 01ha chè theo tiêu chuẩn VietGAP......... 70

Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của sản xuất chè VietGAP so với chè thường ..... 71

Bảng 3.10. Đánh giá về việc tác động đến môi trường............................... 73

Hình 3.1. Mức độ độc của thuốc............................................................... 56

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp.

Trong cơ cấu thành phần nền kinh tế Việt Nam thì ngành nông nghiệp

chiếm tỷ trọng khoảng 20% tổng sản phẩm quốc nội; lực lượng lao động

hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 50% lực lượng lao

động toàn xã hội; sản xuất nông nghiệp chiếm đến 13% doanh thu xuất

khẩu. Tuy nhiên, năng suất, hiệu quả của nông nghiệp Việt Nam vẫn còn

thấp, trong khi quỹ đất nông nghiệp có hạn và đang giảm dần trong quá

trình công nghiệp hoá và đô thị hoá.

Trong nhóm cây trồng tiềm năng của ngành nông nghiệp Việt Nam

có cây chè, cây chè cho năng suất, sản lượng tương đối ổn định và có giá trị

kinh tế, tạo nhiều việc làm cũng như thu nhập cho người lao động. Với ưu

thế là một cây công nghiệp dễ khai thác, nguồn sản phẩm đang có nhu cầu

lớn về xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước, cây chè được coi là cây

trồng mũi nhọn, một thế mạnh của khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Ngành chè Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế và cơ hội phát triển, tuy

nhiên cũng gặp phải nhiều khó khăn như: vấn đề ổn định, đảm bảo chất

lượng theo chủng sản phẩm; khâu chế biến còn nhiều bất cập; sản phẩm

chè nghèo nàn về chủng loại; việc xây dựng tiêu chuẩn chất lượng riêng

đặc trưng từng vùng chè chưa đạt kết quả như mong đợi và chưa tương

xứng với tiềm năng.

Để khắc phục những bất cập này, cần thực hiện đồng bộ các giải

pháp từ hoạch định cơ chế chính sách phát triển ngành chè đến tổ chức

triển khai thực hiện như: Quy hoạch vùng trồng chè, chọn giống và phương

pháp sản xuất tiên tiến, đảm bảo chất lượng, phù hợp với thị hiếu của người

tiêu dùng, đặc biệt cần kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tham gia

vào chuỗi giá trị gia tăng từ các sản phẩm trà, tạo ra các sản phẩm có chất

2

lượng cao hướng tới phát triển sản xuất chè bền vững theo tiêu chuẩn

VietGAP tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Đại Từ là huyện miền núi, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên,

cách thành phố Thái Nguyên 25km. Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên

57.417,1ha. Huyện có 30 xã, thị trấn với dân số 164.730 người, gồm 8 dân

tộc anh em cùng sinh sống. Trong sản xuất nông nghiệp, Đại Từ là huyện

có diện tích chè lớn nhất Thái Nguyên và đứng thứ 2 trong toàn quốc sau

huyện Bảo Lộc của tỉnh Lâm Đồng; Đại Từ là vùng sản xuất chè có truyền

thống lâu đời, có tiềm năng năng suất, nguyên liệu chè có chất lượng cao,

là huyện sản xuất chè có 3 chỉ tiêu về số lượng lớn nhất so với quy mô sản

xuất cấp huyện, đó là: năm 2016 diện tích 6.333 ha chiếm 30,5% diện tích

chè tỉnh Thái Nguyên, năng suất chè khá cao đạt 120 tạ/ha, sản lượng chè

búp tươi đạt 62.000 tấn. Cây chè huyện Đại Từ giữ vai trò mũi nhọn trong

sản xuất nông nghiệp (chỉ đứng sau cây lúa) và là cây trồng số 1 trên vùng

đồi. Diện tích đất trồng chè của huyện chiếm 11% tổng diện tích đất tự

nhiên, chiếm 33,9% diện tích đất nông nghiệp. Chất lượng chè Đại Từ

được đánh giá rất ngon, có nhiều vùng chè đặc sản nổi tiếng cả nước như:

Chè xã La Bằng, chè xóm Khuân Gà, Thị trấn Hùng Sơn, xóm Làng

Thượng xã Phú Thịnh...

Trong những năm qua, cây chè được huyện coi là cây trồng chủ lực,

mũi nhọn của huyện trong phát triển nông nghiệp, là cây giúp cho các hộ

nông dân thoát nghèo và tiến tới làm giàu. Tuy nhiên việc đầu tư, phát triển

cho cây chè chưa nhiều, chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh trong phát

triển cây chè của huyện. Tổ chức sản xuất chè vẫn chủ yếu các hộ nhỏ lẻ,

thiếu hệ thống dịch vụ kỹ thuật, thương mại; chưa tạo ra và gắn kết các

chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ chè, hiệu quả sản xuất chưa tương

xứng tiềm năng. Chưa gắn việc hình thành và gắn kết ngành sản xuất chè -

ngành sản xuất mũi nhọn với các ngành khác như với công thương (sản

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Phát triển sản xuất chè bền vững theo tiêu chuẩn Viet Gap tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên | Siêu Thị PDF