Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát Triển Sản Xuất Cây Dược Liệu Cà Gia Leo Theo Chuỗi Giá Trị Trên Địa Bàn Huyện Yên Thủy Tỉnh Hòa Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
LÊ XUÂN NAM
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU
CÀ GAI LEOTHEO CHUỖI GIÁ TRỊ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN THỦY,TỈNH HÒA BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TIẾN THAO
Hà Nội, 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư
liệu, số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các
kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2020
Người cam đoan
Lê Xuân Nam
ii
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành bày
tỏ lòng biết ơn của mình tới TS. Nguyễn Tiến Thao đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Khoa Kinh
tế và Quản trị kinh doanh và phòng Đào tạo sau đại học - Trường Đại học
Lâm nghiệp đã chỉ bảo, giảng dạy trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND huyện Yên Thủy,
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Thủy, các Doanh nghiệp, Hợp tác
xã của huyện Yên Thủy đã cung cấp thông tin, giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã hỗ trợ và chia sẻ trong quá trình
thực hiện đề tài.
Mặc dù luận văn đã hoàn thiện với tất cả sự cố gắng cũng như năng lực
của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất
mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp đó
chính là sự giúp đỡ quý báu mà tôi mong muốn nhất để cố gắng hoàn thiện
hơn trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2020
Tác giả luận văn
Lê Xuân Nam
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NÔNG
SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ....................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị.................................................................. 5
1.1.1. Chuỗi giá trị theo khung Michael Porter......................................... 5
1.1.2. Chuỗi giá trị theo Kaplinsky và Morris........................................... 7
1.1.3. Chuỗi cung ứng ................................................................................ 9
1.1.4. Mối quan hệ giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng........................ 13
1.1.5. Khung phân tích chuỗi giá trị ........................................................ 14
1.2. Phát triển nông sản theo chuỗi giá trị ................................................... 16
1.3. Nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông sản theo
chuỗi giá trị .................................................................................................. 17
1.3.1. Nội dung phát triển nông sản theo chuỗi giá trị............................ 17
1.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hàng nông sản theo chuỗi
giá trị ........................................................................................................ 23
1.4. Cơ sở thực tiễn về phát triển phát triển nông sản theo chuỗi giá trị..... 26
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển nông sản theo chuỗi giá trị ở một số nước........26
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển hàng hóa nông sản theo chuỗi giá trị ở một
số địa phương........................................................................................... 34
1.4.3. Một số nghiên cứu có liên quan ..................................................... 37
1.4.4. Bài học rút ra cho huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình....................... 38
iv
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......40
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình........................ 40
2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên.................................................................... 40
2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội ................................................................ 42
2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến phát triển cây dược liệu
của huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình .......................................................... 49
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 52
2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu.................................................................... 52
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 52
2.3.3. Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu ......................... 54
2.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu................................................... 54
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 55
3.1. Thực trạng trồng và phát triển cây dược liệu Cà gai leo của huyện Yên Thủy55
3.1.1. Diện tích và quy mô........................................................................ 55
3.1.2. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ của UBND huyện Yên Thủy và
UBND tỉnh Hòa Bình ............................................................................... 58
3.1.3. Tình hình đầu tư vào trồng cây dược liệu Cà gai leo của huyện Yên Thủy.62
3.1.4. Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ...................................... 63
3.2. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cây dược liệu Cà gai leo .............. 66
3.2.1. Nông dân ........................................................................................ 66
3.2.2. Hợp tác xã ...................................................................................... 68
3.2.3. Thương lái ...................................................................................... 68
3.2.4. Doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ .................................................... 69
3.2.5. Người tiêu dùng.............................................................................. 70
3.3. Các hoạt động trong chuỗi giá trị cây dược liệu Cà gai leo ................. 70
3.3.1. Hoạt động thúc đẩy chuỗi phát triển ............................................. 70
3.3.2. Phân tích chuỗi giá trị phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị
tại huyện Yên Thủy ................................................................................... 75
v
3.3.3. Xác định sự phân phối lợi ích của những người tham gia chuỗi... 83
3.3.4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) của
phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu Cà gai leo huyện Yên Thủy .......... 89
3.4. Định hướng và giải pháp phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị tại
huyện Yên Thủy........................................................................................... 92
3.4.1. Định hướng phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị tại huyện
Yên Thủy................................................................................................... 92
3.4.2. Giải pháp phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị tại huyện Yên Thủy..93
KẾT LUẬN.................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CP Cổ phần
DN Doanh nghiệp
NTM Nông thôn mới
HTX Hợp tác xã
UBND Ủy ban nhân dân
KT-XH Kinh tế xã hội
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
SX Sản xuất
TP Thành phố
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Dân số huyện Yên Thủy năm 2019 ................................................ 43
Bảng 2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Yên Thủy...................... 46
Bảng 3.1. Năng suất cây cà gai leo huyện Yên Thủy qua các năm ................ 56
Bảng 3.2. Cơ cấu đầu tư của huyện Yên Thủy vào cơ sở vật chất phục vụ.... 62
Bảng 3.3. Các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ cà gai leo tại Yên Thủy .... 69
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp chi phí đầu vào của 1 ha cà gai leo Yên Thủy ....... 77
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất của 1 ha cà gai leo Yên Thủy ..... 78
Bảng 3.6. Bảng tổng hợp Chi phí thu gom sơ chế cà gai leo Yên Thủy......... 79
Bảng 3.7. Bảng tổng hợp Chi phí trung gian tỉnh cho 1000 kg cà gai leo Yên Thủy....80
Bảng 3.8. Bảng tổng hợp chi phí bán lẻ cà gai leo Yên Thủy đối với đại lý,
cửa hàng bán lẻ................................................................................................ 81
Bảng 3.9. Chuỗi giá trị sản phẩm cà gai leo theo kênh 1................................ 83
Bảng 3.10. Chuỗi giá trị sản phẩm cà gai leo theo kênh 2.............................. 85
Bảng 3.11. Chuỗi giá trị sản phẩm cà gai leo theo kênh 3.............................. 86
Bảng 3.12. Chuỗi giá trị sản phẩm cà gai leo theo kênh 4.............................. 87
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Một chuỗi cung ứng hợp nhất hiện nay có thể mô tả theo như hình
vẽ dưới đây...................................................................................................... 10
Hình 1.2. Sơ đồ chuỗi giá trị nông sản. (Nguồn: FAO 2006)......................... 15
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình................................................... 40
Hình 3.1 Một số doanh nghiệp, HTX Cà gai leo huyện Yên Thủy xây dựng
logo sản phẩm.................................................................................................. 71
Hình 3.2. Sơ đồ mô tả sản lượng và giá của cây cà gai leo Yên Thủy biến
động theo thời gian.......................................................................................... 74
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ chuối giá trị cà gai leo ......................................................... 76
Hình 3.3. Hình ảnh sản phẩm cà gai leo theo kênh 1...................................... 84
Hình 3.4. Hình ảnh sản phẩm cà gai leo theo kênh 2...................................... 85
Hình 3.5. Hình ảnh sản phẩm cà gai leo theo kênh 3...................................... 87
Hình 3.6. Hình ảnh sản phẩm cà gai leo theo kênh 4...................................... 88
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu, cả nước ghi nhận 3.948 loài
cây thuốc, trong đó chỉ 10% là cây thuốc trồng, còn lại là cây thuốc trong tự
nhiên. Do không đáp ứng được nhu cầu trong nước nên 80% dược liệu sử
dụng hiện nay là nhập khẩu. Sản xuất dược liệu trong nước thì còn thiếu quy
hoạch, không đạt tiêu chuẩn Hệ quản lý chất lượng GACP của Tổ chức Y tế
thế giới (WHO). Hiện nước ta chỉ có 18 trong số 300 cây dược liệu được cấp
chứng chỉ GACP. Công tác quản lý về chất lượng dược liệu còn bất cập, đe
dọa an toàn đối với người sử dụng, nhất là có sự lẫn lộn về dược liệu bảo đảm
chất lượng và không bảo đảm chất lượng; không truy xét được nguồn gốc
xuất xứ; thiếu hệ thống dữ liệu về dược liệu cấp toàn quốc; thiếu kinh nghiệm
điều hành, quản lý sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng dược liệu trong nước và
xuất khẩu.
Hiệp hội Dược liệu Việt Nam đánh giá, tiềm năng cây dược liệu Việt
Nam rất lớn, nhiều cây dược liệu quý, thí dụ như sâm Ngọc Linh được đánh
giá có chất lượng cao hơn sâm của nước ngoài. Nhưng để khai thác được tiềm
năng đó thì phải giải bài toán về vấn đề chất lượng dược liệu và đầu ra cho
sản phẩm dược liệu; giải pháp và cơ chế, chính sách nhằm phát triển dược liệu
Việt Nam theo hướng bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế theo chuỗi giá trị.
Theo khoa học, Cà gai leo là loại cây dại, thường mọc hoang ở các bờ
bụi… có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là về các
bệnh liên quan đến gan. Loại cây này khá dễ trồng, ít bị sâu bệnh và phát triển
quanh năm, trung bình 3 tháng là có thể thu hoạch được. Liên kết đối tác sản
xuất trồng và tiêu thụ cây Cà gai leo được UBND huyện Yên Thủy phê duyệt
30 ha tại xã Đa Phúc với tổng vốn đầu tư trên 6,1 tỷ đồng. Trong đó, có hơn
4,2 tỷ đồng vốn WB, 669 triệu đồng vốn dân đóng góp, trên 1,2 tỷ đồng vốn
2
đối tác của công ty CP Biopharm Hòa Bình và vốn đối ứng là 0,028 tỷ đồng.
Từ mô hình ở Đa Phúc, năm 2016, UBND huyện Yên Thủy đã phê duyệt
20,75 ha liên kết đối tác sản xuất trồng và tiêu thụ cây Cà gai leo tại 3 xã Lạc
Sỹ, Hữu Lợi, Bảo Hiệu. Từ mô hình ban đầu, đến nay đã có 419 hộ ở xã Đa
Phúc tham gia trồng Cà gai leo, cùng với diện tích của các xã lân cận, hiện
Yên Thủy đã có trên 150 ha.
Đây là loại cây thực sự phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và mang lại
hiệu quả kinh tế cao nhất so với các loại cây trồng khác trên địa bàn huyện.
Với nông dân các xã trong vùng Dự án Giảm nghèo, đây được xem là loại cây
trồng "cứu cánh” bởi từ khi đưa vào sản xuất, cà gai leo đã mang lại giá trị thu
nhập lớn và đầu ra ổn định. Do dự án khống chế diện tích Cà gai leo có liên
quan đến vấn đề liên kết trồng và tiêu thụ. Từ khi thực hiện liên kết đến nay,
đơn vị thu mua sản phẩm là Công ty CP Biofarm Hòa Bình. Việc liên kết giữa
người trồng và doanh nghiệp theo đúng cam kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm
nên diện tích cũng dừng lại ở phạm vi vừa phải. Tuy nhiên, nhận thức được
hiệu quả của cây dược liệu Cà ga leo cộng với nhu cầu của thị trường, nông
dân đã phát triển thêm với diện tích lớn hơn. Nhiều đối tác trong và ngoài
vùng cũng đã đặt vấn đề và tổ chức tiêu thụ cho người dân.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Phát triển sản
xuất cây dược liệu Cà gai leo theo chuỗi giá trị trên địa bàn huyện Yên
Thủy, tỉnh Hòa Bình” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng sản xuất cây dược liệu Cà gai leo, đề
xuất những giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu Cà gai leo theo chuỗi
giá trị tại huyện Yên Thủy nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền
vững cho cây dược liệu này trên địa bàn.