Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển ngành giầy da, dệt may  tại tỉnh bình dương
MIỄN PHÍ
Số trang
41
Kích thước
687.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1555

Phát triển ngành giầy da, dệt may tại tỉnh bình dương

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ....................4

1.1. Sự ra đời của thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ”........................................................4

1.2. MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

.......................................................................................................................................5

1.2.1. Số lượng và quy mô doanh nghiệp..................................................................5

1.2.2. Trình độ công nghệ và tỷ lệ nội địa.................................................................5

1.2.3. Sức cạnh tranh của sản phẩm..........................................................................6

1.2.4. Sự đáp ứng yêu cầu của ngành công nghiệp hạ nguồn....................................6

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH GIẦY DA, DỆT

MAY TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG.....................................................................................8

2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH

BÌNH DƯƠNG...............................................................................................................8

2.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................8

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................8

2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG..............9

2.2.1. Cơ sở sản xuất công nghiệp.............................................................................9

2.2.2. Lao động ngành công nghiệp.........................................................................12

2.2.3. Giá trị sản xuất công nghiệp..........................................................................14

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRONG NGÀNH GIẦY DA, DỆT

MAY Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG...................................................................................15

2.3.1. Công nghiệp hỗ trợ trong ngành giầy da ở tỉnh Bình Dương........................15

2.3.2. Công nghiệp hỗ trợ trong ngành dệt may ở tỉnh Bình Dương.......................18

2.3.3. Công nghiệp hỗ trợ trong ngành ở tỉnh Bình Dương....................................22

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH GIẦY DA, DỆT

MAY Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG...................................................................................25

2.4.1. Những thành tựu............................................................................................25

1

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân....................................................................26

2.4.3. Một số vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành giầy

da, dệt may ở tỉnh Bình Dương...............................................................................30

CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG

NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH GIẦY DA, DỆT MAY TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN

NĂM 2025.......................................................................................................................34

3.1. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN

CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH GIẦY DA, DỆT MAY.....................................34

3.1.1. Bối cảnh quốc tế............................................................................................34

3.1.2. Bối cảnh trong nước......................................................................................34

3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH GIẦY

DA, DỆT MAY Ở BÌNH DƯƠNG.............................................................................35

3.2.1. Giải pháp về vốn đầu tư và công nghệ..........................................................35

3.2.2. Giải pháp thu hút đầu tư:...............................................................................36

3.2.3. Giải pháp thị trường ti u thụ sản phẩm công nghiệp hỗ trợ......................37

3.2.4. Giải pháp phát triển nguồn Nhân lực..........................................................37

KẾT LUẬN.....................................................................................................................39

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................40

2

LỜI NÓI ĐẦU

Việt Nam, là một nước đang phát triển, đang trong tiến trình đẩy nhanh sự

nghiệp công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước để xây dựng và phát triển

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, từ giữa thập niên 1990,

nhất là từ khi Việt Nam ra nhập WTO (năm 2007), FDI ngày càng chiếm vị trí quan

trọng trong nền kinh tế. FDI vào Việt Nam nhiều nhưng suốt trong thời gian dài chủ

yếu là những ngành sử dụng nhiều lao động giản đơn như giầy da, dệt may…Đó là

những lĩnh vực không cần nhiều vốn, không cần công nghệ cao n n đáng lẽ các DN trong

nước có thể đầu tư hay li n doanh với nước ngoài trong giai đoạn đầu và sau đó dần dần

làm chủ hoàn toàn; cho đến nay hầu như sự liên kết giữa FDI và DN trong nước còn rất

yếu. Muốn doanh nghiệp Việt Nam liên kết chặt chẽ phải cung cấp các sản phẩm CNHT

đủ chất lượng và với giá cạnh tranh được.

Cùng với sự phát triển chung của cả nước, trong thời gian qua tỉnh Bình Dương

đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, thu hút đầu

tư nước ngoài đã đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển

kinh tế địa phương. Những năm qua, tỉnh Bình Dương được xem là một trong những

địa phương điển hình thành công ở lĩnh vực này. Trong đó, một trong những yếu tố góp

phần làm nên thành công này chính là việc đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng và hệ

thống khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX). Tiếp tục phát huy lợi thế đó và

tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, tỉnh Bình Dương vừa thông qua quyết định điều

chỉnh, bổ sung quy hoạch mở rộng các KCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 sẽ có 39

KCN với tổng diện tích hơn 19.834 ha. Mặt khác, trong các tỉnh thành thuộc khu vực

Đông Nam Bộ và khu vực Đồng B ng Sông Cửu Long cũng chưa tỉNhânào đầu tư thỏa

đáng để phát triển CNHT. Vì vậy, tỉnh Bình Dương nhanh chóng phát triển CNHT và

cụ thể là phát triển CNHT ngành giầy da, dệt may để thu hút đầu tư nước ngoài đóng

góp quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế địa phương và đ y

càng có ý nghĩa chiến lược và mang tính cấp thiết.

3

CH NG 1. ƯƠ NH NG V N Đ C B N V CÔNG NGHI P H TR Ữ Ấ Ề Ơ Ả Ề Ệ Ỗ Ợ

1.1. Sự ra đời của thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ”

CNHT theo gốc tiếng Nhật là “susono sangyo” và tiếng Anh là “Supporting

Industry – SI”, còn được gọi là công nghiệp phụ trợ hay công nghiệp bổ trợ. Khái

niệm CNHT, bắt đầu xuất hiện ở Nhật Bản và sau này là các nước công nghiệp trẻ ở

ch u Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, nơi mà chi tiết các sản phẩm thường

được gia công ở một đơn vị sản xuất khác với nơi chế tạo, lắp ráp sản phẩm hoàn

chỉnh cuối cùng. Tuy nhiên, theo từng quan điểm, hoàn cảnh, mục đích mà mỗi

quốc gia đều có cách địNhânghĩa ri ng về CNHT. Cụ thể:

Ở Nhật Bản, vào những năm 1985, lần đầu ti n MITI (sau đổi tên thành METI -

Bộ Kinh tế Công nghiệp và Thương mại – từ tháng 01 năm 2001) sử dụng thuật ngữ

này trong “Sách trắng về hợp tác quốc tế năm 1985”; và được dùng để chỉ “các

DNNVV góp phần tăng cường cơ sở hạ tầng công nghiệp ở các nước Châu Á trong

trung và dài hạn hay là các DNNVV sản xuất phụ tùng và linh kiện” [100]. Do tăng

giá của đồng Yên so với đồng Đôla sau Hiệp định Plaza vào tháng 9 năm 1985, đã

ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản, các doanh nghiệp

phải chuyển hoạt động sản xuất sang các nước có nguồn lao động rẻ hơn. Nhưng các

nhà lắp ráp Nhật Bản ở nước ngoài vẫn phải nhập khẩu linh phụ kiện từ các

DNNVV ở Nhật Bản, vì các doanh nghiệp nội địa các nước sở tại chưa phát triển,

không thể đáp ứng việc cung cấp các linh phụ kiện quan trọng. Thuật ngữ CNHT lúc

này được sử dụng để chỉ tình trạng thiếu công nghiệp sản xuất phụ tùng linh kiện

tại các nước này. Năm 1987, MITI sử dụng thuật ngữ này với các nước Châu Á

trong kế hoạch phát triển công nghiệp Châu Á mới (New AID plan); với một chương

trình hợp tác kinh tế toàn diện trên các mặt đầu tư, viện trợ và thương mại. Thời

điểm này, thuật ngữ CNHT được địNhânghĩa là các ngành cung cấp những gì cần

thiết như nguyên vật liệu thô, linh phụ kiện và hàng hoá, cho các ngành công nghiệp

lắp ráp. Năm 1993, trong chương trình phát triển CNHT Ch u Á, METI đã

địNhânghĩa CNHT là ngành công nghiệp sản xuất những vật dụng cần thiết như

nguyên liệu thô, phụ tùng và hàng hóa tư bản…cho công nghiệp lắp ráp (gồm ô tô,

điện, )… Hiện nay, CNHT ở Nhật Bản được hiểu là “một nhóm các hoạt động công

nghiệp cung ứng các đầu vào trung gian (không phải nguyên vật liệu thô và các sản

phẩm hoàn chỉnh) cho các ngành công nghiệp hạ nguồn” (hình 2.1) [103].

4

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!