Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển một số phẩm chất cơ bản cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn đạo đức.
PREMIUM
Số trang
122
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1778

Phát triển một số phẩm chất cơ bản cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn đạo đức.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN MỘT SỐ PHẨM CHẤT CƠ

BẢN CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA DẠY HỌC

MÔN ĐẠO ĐỨC

Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thanh Tiền

Lớp : 13STH2

Giảng Viên Hướng Dẫn : Th.S Nguyễn Phan Lâm Quyên

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng

biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Phan

Lâm Quyên đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện

đề tài.

Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học,

các thầy cô giáo trong trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, đã trang bị cho em kiến

thức và kinh nghiệm quý giá trong quá trình học tập tại trường và nhiệt tình giúp

đỡ em thực hiện đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo trường Tiểu học Nguyễn Văn

Trỗi thuộc quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng đã cung cấp tài liệ u và tạo mọi

điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian có hạn, trình độ kĩ

thuật, kĩ năng của bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắc đề tài khóa luận tốt

nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp,

chỉ bảo, bổ sung của thầy cô và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Thanh Tiền

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GV Giáo viên

HS Học sinh

SGK Sách giáo khoa

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng, biểu Nội dung

Bảng 1.2.1 Chương trình môn Đạo đức ở tiểu học

Bảng 1.2.2 Thực trạng về thái độ của học sinh khi học môn Đạo đức

Bảng 1.2.3 Vai trò của môn Đạo đức đối với các em học sinh

Bảng 1.2.4

Hứng thú của học sinh đối với các chủ đề trong chương trình

môn Đạo đức

Bảng 1.2.5 Phương pháp mang lại hiệu quả cao đối với học sinh

Bảng 1.2.6

Nhận thức của giáo viên đối với việc phát triển các phẩm chất

cho học sinh

Bảng 1.2.7

Các nhóm phẩm chất được giáo viên chú trọng phát triển trong

dạy học môn Đạo đức

Bảng 1.2.8

Khảo sát về mức độ tiến hành và hiệu quả của các phương pháp

dạy học trong giờ Đạo đức của giáo viên

Bảng 1.2.9

Khó khăn của giáo viên trong quá trình phát triển các phẩm chất

cho học sinh

Bảng 3.1 Kết quả thực nghiệm bài Kính già yêu trẻ

Bảng 3.2 Kết quả thực nghiệm bài Em yêu hòa bình

Biểu đồ 3.1 Kết quả thực nghiệm lần 1

Biểu đồ 3.2 Kết quả thực nghiệm lần 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................................9

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................... 10

3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................ 11

4. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................... 11

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................... 11

5.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................... 11

5.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 11

6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................. 11

6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết .............................................................................. 11

6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn .............................................................................. 11

6.2.1. Phương pháp quan sát.............................................................................................. 11

6.2.2. Phương pháp đàm thoại........................................................................................... 11

6.2.3. Phương pháp phân tích ............................................................................................ 12

6.2.4. Phương pháp điều tra............................................................................................... 12

7. Cấu trúc đề tài ……………………………………………………………………….4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................... 13

1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................................. 13

1.1.1. Một số vấn đề về phát triển phẩm chất cho học sinh tiểu học............................. 13

1.1.1.1. Khái niệm phẩm chất ............................................................................................. 13

1.1.1.2. Một số phẩm chất cơ bản cần phát triển cho học sinh tiểu học....................... 13

1.1.1.3. Tầm quan trọng của phẩm chất đối với việc phát triển nhân cách cho người

học .................................................................................................................................. 22

1.1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phẩm chất cho học

sinh tiểu học........................................................................................................................... 23

1.1.1.5. Vai trò của việc hình thành những phẩm chất cơ bản đối với học sinh tiểu học .

.................................................................................................................................. 27

1.1.2. Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học............................................................ 29

1.1.2.1. Tri giác..................................................................................................................... 29

1.2.1.2. Chú ý ......................................................................................................................... 29

1.1.2.3. Trí nhớ ..................................................................................................................... 30

1.1.2.4. Tư duy tưởng tượng................................................................................................ 30

1.1.2.5. Ý chí.......................................................................................................................... 31

1.1.3. Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học................................................................... 32

1.1.3.1. Sự phát triển tình cảm, nhân cách của học sinh tiểu học................................... 32

1.1.3.2. Tính bắt chước......................................................................................................... 33

1.1.3.3. Hứng thú, ước mơ................................................................................................... 33

1.1.3.4. Tính độc lập ............................................................................................................ 33

1.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................................. 33

1.2.1. Khái quát về môn Đạo đức ở tiểu học ..................................................................... 33

1.2.1.1. Mục tiêu của môn Đạo đức .................................................................................... 33

1.2.1.2. Đặc điểm của môn Đạo đức................................................................................... 35

1.2.1.3. Nội dung chương trình môn đạo đức ở Tiểu học ................................................ 38

1.2.2. Thực trạng về phát triển một số phẩm chất cơ bản cho học sinh lớp 5 trong dạy

học môn Đạo đức .................................................................................................................. 41

1.2.2.1. Mục đích điều tra .................................................................................................... 41

1.2.1.2. Đối tượng điều tra................................................................................................... 41

1.2.2.3. Địa điểm điều tra.................................................................................................... 41

1.2.2.4. Thời gian điều tra................................................................................................... 41

1.2.2.5. Nội dung điều tra.................................................................................................... 41

1.2.2.6. Kết quả điều tra...................................................................................................... 42

CHƯƠNG II: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN MỘT SỐ PHẨM CHẤT CƠ BẢN

CHO HỌC SINH LỚP 5 TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC............................ 51

2.1. Cơ sở đề xuất biện pháp................................................................................................ 51

2.1.1. Dựa vào nội dung môn Đạo đức............................................................................... 51

2.1.2. Dựa vào kết quả điều tra thực trạng........................................................................ 52

2.1.3. Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học............................................. 54

2.2. Biện pháp phát triển một số phẩm chất cho học sinh lớp 5 ...................................... 55

2.2.1. Xây dựng hệ thống tư liệu tranh ảnh phù hợp với nội dung từng bài.................. 55

2.2.1.1. Phân tích biện pháp ................................................................................................ 55

2.2.1.2. Ví dụ minh họa......................................................................................................... 57

2.2.2. Sử dụng hiệu quả phương pháp đóng vai – giải quyết tình huống ...................... 66

2.2.2.1. Phân tích biện pháp ................................................................................................ 66

2.2.2.2. Ví dụ minh họa......................................................................................................... 68

2.2.3. Vận dụng linh hoạt phương pháp nêu gương đối với từng bài............................. 71

2.2.3.1. Phân tích biện pháp ................................................................................................ 71

2.2.3.2. Ví dụ minh họa......................................................................................................... 73

2.3. Một số giáo án vận dụng các biện pháp phát triển các phẩm chất cơ bản cho học

sinh lớp 5 ................................................................................................................................ 74

2.3.1. Giáo án minh họa 1.................................................................................................... 74

2.3.2. Giáo án minh họa 2.................................................................................................... 81

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................................. 87

3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................................. 87

3.2. Phương pháp thực nghiệm .......................................................................................... 87

3.3. Tiến hành thực nghiệm ................................................................................................ 87

3.3.1. Đối tượng thực nghiệm............................................................................................. 87

3.3.2. Nội dung thực nghiệm............................................................................................... 87

3.3.3. Các bước tiến hành thực nghiệm............................................................................. 88

3.4. Kết quả và đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................................. 88

3.4.1. Tiêu chí đánh giá....................................................................................................... 88

3.4.2. Kết quả thực nghiệm................................................................................................. 88

3.4.2.1. Bài thực nghiệm số 1 : “ Kính già yêu trẻ”........................................................ 88

3.4.2.2. Bài thực nghiệm số 2: “Em yêu hòa bình”......................................................... 90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................... 92

1. Kết luận............................................................................................................................. 92

2. Một số ý kiến đề xuất...................................................................................................... 92

2.1. Đối với giáo viên tiểu học ........................................................................................... 92

2.2. Đối với gia đình và xã hội ............................................................................................ 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 93

PHỤ LỤC.............................................................................................................................. 94

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Xã hội càng phát triển con người càng phải hoàn thiện, một con người hoàn thiện

là con người không chỉ có tài mà cần phải có cả đức. Nhân cách của con người muốn

được xây dựng và phát triển cần bắt đầu ngay từ khi mới sinh ra và đặc biệt là trong

giai đoạn ngồi trên ghế nhà trường. Có thể nói, việc hình thành và phát triển các phẩm

chất, tri thức cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, đây

cũng là một trong những nhiệm vụ của nhà trường nói riêng, của ngành giáo dục nói

chung cần phải thực hiện. Giáo dục và hình thành các phẩm chất cơ bản cho học sinh

Tiểu học là một mặt của hoạt động giáo dục nhằm xây dựng cho trẻ em những tính

cách nhất định và bồi dưỡng cho các em những quy tắc hành vi thể hiện trong thái độ

với bạn bè, gia đình, và với mọi người xung quanh. Phẩm chất của con người xã hội

chủ nghĩa không chỉ là thành phần quan trọng cơ bản của giáo dục mà là mục đích của

toàn bộ công tác giáo dục thế hệ trẻ. Trong giáo dục không những có kiến thức mà

phải hình thành những phẩm chất cơ bản và cần thiết. Vì vậy công tác giáo dục trước

tiên phải chăm lo bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh, coi đó là cái căn bản, cái gốc cho

sự phát triển nhân cách.

Môn Đạo đức là một trong những môn học cơ bản và quan trọng trong chương

trình giáo dục ở bậc Tiểu học. Đạo đức được dạy một cách có hệ thống từ tiểu học đến

trung học. Cũng như các môn học khác, môn Đạo đức góp phần vào việc hình thành và

phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của phẩm chất, nhân cách học sinh, cung

cấp cho học sinh những kiến thức và các kĩ năng cơ bản để có thể xử lí các tình huống

cũng như cách ứng xử với mọi người xung quanh.

Đạo đức là môn học mang tính thực hành, thực tiễn, nó không chỉ giáo dục kĩ

năng sống cho học sinh mà còn giúp các em phát triển nhân cách một cách toàn diện

nhất. Chương trình Đạo đức ở bậc Tiểu học bao gồm nhiều bài học với nhiều nội dung

phong phú đa dạng và cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của các em. Vì vậy thông

qua môn Đạo đức người giáo viên có thể dễ dàng hình thành cho các em các phẩm

chất cơ bản và cần thiết nhất.

Tuy nhiên thực tế cho thấy việc hình thành và phát triển các phẩm chất cơ bản

cho học sinh tiểu học đã được đề cập, nhưng chưa được chú trọng.Việc giúp các em

hình thành các phẩm chất còn chưa có nhiều phương pháp hiệu quả, thiết thực. Các

phương pháp, hình thức dạy học còn mang nhiều tính rập khuôn, máy móc, chưa thu

hút được sự chú ý, tự giác thực hiện của mỗi học sinh. Đặc biệt ở lứa tuổi tiểu học các

em còn hồn nhiên nên chưa nhận thức được sự đúng sai của những cử chỉ lời nói của

mình, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp

của bản thân.

Xuất phát từ những lí do trên, căn cứ vào sự cần thiết của việc hình thành các

phẩm chất cần thiết cho học sinh tiểu học chúng tôi chọn đề tài “Phát triển một số

phẩm chất cơ bản cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Đạo đức”.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục hiện nay không chỉ đào tạo những người có tài,

có hiểu biết, có kiến thức mà còn phải có đức, có phẩm chất tốt đẹp để trở thành những

con người cho thế hệ mới, đáp ứng được điều kiện, yêu cầu của thời đại. Chính vì vậy

mà việc hình thành một số phẩm chất đạo đức cho học sinh tiểu học đang được rất

nhiều người quan tâm. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như:

- Vũ Hạnh – Giáo viên Trường tiểu học Mai Trung số 2 (Bắc Giang) với đề tài

nghiên cứu “Bí quyết hình thành phẩm chất, năng lực học sinh theo Thông tư 30”.

Trong đề tài này tác giả đã đưa ra các phẩm chất, năng lực cơ bản cần phát triển cho

học sinh tiểu học đồng thời chỉ ra những bí quyết giúp học sinh hình thành các phẩm

chất và năng lực một cách toàn diện nhất.

- TS Nguyễn Anh Dũng với bài báo về “ Hình thành 6 phẩm chất, 9 năng lực

cho học sinh – TP”. Trong nghiên cứu này tác giả đã nêu được phẩm chất và năng lực

cần hình thành cho học sinh. Đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của việc hình

thành phẩm chất và năng lực trong quá trình phát triển toàn diện cho học sinh.

- TS Đặng Phương Phi với cuốn sách “Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh

Tiểu học”. Trong đề tài này tác giả đã tìm hiểu thực trạng của việc giáo dục đạo đức

lối sống hiện nay trong nhà trường và đưa ra một số biện pháp giáo dục lối sống tích

cực cho học sinh tiểu học.

Các tài liệu nêu trên chỉ mới tập trung khai thác ở mức độ tổng thể, chưa tiến

hành đi sâu phân tích và đưa ra những phương pháp cụ thể, thiết thực để phát triển các

phẩm chất cho học sinh tiểu học hiện nay. Mặc dù vậy, đó là những tài liệu quý giá mà

tôi đã tham khảo trong quá trìn thực hiện đề tài này.

3. Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tìm hiểu thực trạng việc phát triển phẩm chất

cho học sinh tiểu học trong dạy môn Đạo đức và đề xuất một số biện pháp để phát

triển một số phẩm chất cơ bản cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Đạo đức.

Qua đó, góp phần giúp học sinh phát triển một cách toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm

mĩ và các kĩ năng sống.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.

- Đề xuất một số biện pháp phát triển phẩm chất cho học sinh lớp 5 thông qua

dạy học môn Đạo đức.

- Thực nghiệm sư phạm.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu

- Quá trình phát triển một số phẩm chất cơ bản cho học sinh tiểu học qua môn

Đạo đức.

5.2. Phạm vi nghiên cứu

- Quá trình phát triển một số phẩm chất đạo đức cơ bản cho học sinh tiểu học.

- Giáo viên và học sinh tại trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Đọc và phân tích tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài.

6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1. Phương pháp quan sát

Quan sát, dự giờ một số lớp 5 trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi nhằm tìm hiểu

thực trạng dạy học phát triển các phẩm chất cơ bản cho học sinh lớp 5 ở các trường

Tiểu học hiện nay, những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi phát triển các phẩm chất

cho các em thông qua dạy học môn Đạo đức.

6.2.2. Phương pháp đàm thoại

Trực tiếp phỏng vấn, trò chuyện với giáo viên để tìm hiểu những khó khăn khi

phát triển một số phẩm chất cơ bản cho học sinh trong quá trình dạy học.

6.2.3. Phương pháp phân tích

Phân tích điều kiện, môi trường sống của học sinh… để từ đó đưa ra các biện

pháp phù hợp đối với đề tài.

6.2.4. Phương pháp điều tra

Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu thực trạng việc hình thành các phẩm chất cơ

bản cho học sinh lớp 5. Đồng thời tìm hiểu những khó khăn, nguyện vọng của giáo

viên và học sinh khi hình thành các phẩm chất đó.

7. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm có 3 chương

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

CHƯƠNG II: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN MỘT SỐ PHẨM CHẤT CƠ

BẢN CHO HỌC SINH LỚP 5 TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!