Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Tây Hà Nội của NHNo&PTNT Việt Nam.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
75
Kích thước
420.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1743

Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Tây Hà Nội của NHNo&PTNT Việt Nam.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Ng©n hµng - Tµi chÝnh

LỜI MỞ ĐẦU

Mở cửa và giao lưu thương mại đã trở thành xu hướng phát triển của hầu

hết các quốc gia trên thế giới hiện nay. Mỗi quốc gia đều tham gia tích cực

hơn vào thương mại quốc tế để tận dụng mọi nguồn lực bên trong cũng như

bên ngoài nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế. Bởi vậy, khi thương

mại quốc tế càng phát triển thì vai trò của ngân hàng càng lớn. Ngân hàng đã

trở thành cầu nối vô cùng quan trọng, nó là trung gian tài chính, thanh toán

cho các chủ thể khi tham gia vào hoạt động ngoại thương.

Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng trở nên vô cùng cần thiết

trong kinh tế đối ngoại, đặc biệt đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Ngày nay

hoạt động thanh toán được coi là một chỉ tiêu khá rõ nét để đánh giá mức độ

phát triển, hội nhập đối với hoạt động ngoại thương của một quốc gia nói

chung và của từng ngân hàng thương mại nói riêng. Tuy nhiên, trong bối cảnh

hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, khi hoạt động ngoại thương càng phức tạp

bao nhiêu thì hoạt động thanh toán quốc tế cũng phức tạp và chứa đựng nhiều

rủi ro hơn.

Với tốc độ phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế trên thế giới nói

chung và của Việt Nam nói riêng, Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển

Nông Thôn Việt Nam đã tham gia tích cực và luôn luôn chú trọng đến việc

mở rộng hoàn thiện nghiệp vụ của mình. Chính vì vậy hoạt động của ngân

hàng luôn đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trong thanh toán quốc tế và

Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam đã trở thành

một trong những trung tâm thanh toán quốc tế lớn của nước ta, đồng thời nó

luôn khẳng định vai trò chủ lực của mình trong hệ thống ngân hàng thương

mại Việt Nam. Là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới hoạt động,

NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội ngay từ khi thành lập cũng luôn coi

NguyÔn Thu H¬ng Ng©n hµng 45C

1

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Ng©n hµng - Tµi chÝnh

thanh toán quốc tế là một trong những nghiệp vụ quan trọng hàng đầu và luôn

dành sự đầu tư thích đáng. Do vậy, ngân hàng đã đạt được một số kết quả khả

quan quan trọng trong hoạt động kinh doanh nhưng bên cạnh đó cũng có

những tồn tại cần khắc phục. Chính vì vậy sau khi thực tập với mục đích tìm

hiểu thực tế hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh và những tồn tại nhằm

tìm ra giải pháp khắc phục, phát triển hơn nữa hoạt động này, đề tài: “Phát

triển hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Tây Hà Nội của

NHNo&PTNT Việt Nam” được em chọn làm chuyên đề tốt nghiệp. Chuyên

đề gồm ba chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế của hệ

thống ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng nông

nhiệp Tây Hà Nội.

Chương 3: Một số giải pháp phát tiển hoạt động thanh toán quốc tế tại

ngân hàng nông nghiệp Tây Hà Nội.

NguyÔn Thu H¬ng Ng©n hµng 45C

2

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Ng©n hµng - Tµi chÝnh

CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG

THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA HỆ THỐNG

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1. Hoạt động cơ bản của các ngân hàng thương mại.

Để bắt kịp với sự phát triển của nền kinh tế quốc tế, thị trường tài chính

của các nước trên thế giới đã dần hình thành hàng loạt các trung gian tài chính

như công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty chứng khoán…Các trung

gian tài chính này đã làm cho thị trường trở nên sôi động hơn, bên cạnh đó

chúng cũng chiếm giữ thị phần lớn vốn là độc quyền của các ngân hàng

thương mại. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng với vai trò là một trung gian

tài chính lâu đời, các ngân hàng thương mại vẫn luôn giữ một vị thế vô cùng

quan trọng trên thị trường tài chính.

Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế kinh doanh trên lĩnh vực tiền

tệ, cung cấp các danh mục tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiền gửi

và các dịch vụ thanh toán.

Một ngân hàng đạt được thành công là một ngân hàng cung cấp đầy đủ

những dịch vụ tài chính mà xã hội cần, đồng thời thực hiện các dịch vụ đó

một cách có hiệu quả nhất. Các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách

hàng bao gồm: nhận tiền gửi, mua bán ngoại tệ, cho vay, bảo quản tài sản hộ,

cung cấp các khoản giao dịch và thực hiện thanh toán, quản lý ngân quỹ, bảo

lãnh, cho thuê, tài trợ các dự án của chính phủ, cung cấp các dịch vụ uỷ thác,

cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ đầu tư chứng khoán, …

Dịch vụ mà ngân hàng cung cấp rất đa dạng bởi vậy luôn đáp ứng mọi nhu

cầu có liên quan tới việc sử dụng đồng tiền của khách hàng, đồng thời tạo ra

thu nhập cho chính ngân hàng. Trong những dịch vụ của mình ngân hàng

NguyÔn Thu H¬ng Ng©n hµng 45C

3

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Ng©n hµng - Tµi chÝnh

quan tâm nhiều nhất là thực hiện thanh toán ở đây khách hàng uỷ thác cho

ngân hàng thanh toán hộ hoặc thu hộ giá trị hàng hoá và dịch vụ. Thông qua

đó ngân hàng mở rộng được mối quan hệ đối với khách hàng, vừa có thêm

một lượng vốn để cho vay hoặc đầu tư vào các dự án, tài trợ thanh toán cho

khách hàng vừa tăng thu từ phí hoạt động giao dịch. Ngoài ra, ngân hàng còn

thay mặt khách hàng thực hiện giao dịch với các đối tác nước ngoài và hoạt

động này chính là hoạt động thanh toán quốc tế. Do tính chất phức tạp của

hoạt động thanh toán quốc tế đòi hỏi sự chặt chẽ, chính xác mà vai trò của

ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng.

1.2. Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại.

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của thanh toán quốc tế.

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng

lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các

tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác hay giữa một quốc

gia với tổ chức quốc tế thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước

có liên quan.

Khác với hoạt động thanh toán trong nước thanh toán quốc tế có một số

đặc điểm riêng sau:

Một là, chủ thể tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế tại các quốc gia

khác nhau. Thông thường mỗi giao dịch thanh toán quốc tế có liên quan tới

tối thiểu là hai quốc gia.

Hai là, hoạt động thanh toán liên quan tới hệ thống luật pháp của các quốc

gia khác nhau thậm chí là đối nghịch nhau. Do tính phức tạp đó các bên tham

gia vào thanh toán thường lựa chọn các quy phạm pháp luật mang tính thống

nhất và theo thông lệ quốc tế.

Ba là, đồng tiền dùng trong giao dịch thanh toán quốc tế thông thường tồn

tại dưới hình thức các phương tiện thanh toán như: hối phiếu, séc, thẻ, chuyển

NguyÔn Thu H¬ng Ng©n hµng 45C

4

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Ng©n hµng - Tµi chÝnh

khoản…, có thể là đồng tiền của nước thứ ba và thường là loại ngoại tệ được

tự do chuyển đổi.

Bốn là, ngôn ngữ được sử dụng trong thanh toán quốc tế phổ biến là tiếng

Anh.

Năm là, thanh toán quốc tế đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, trình độ công

nghệ tương xứng với trình độ quốc tế.

Sáu là, hoạt động thanh toán quốc tế chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Không gian thanh toán rộng, thời gian tương đối dài, cơ sở vật chất kỹ thuật

phục vụ không đồng đều, trình độ nguồn nhân lực tham gia thanh toán quốc tế

giữa các quốc gia chênh lệch rất lớn. Bởi vậy, có thể coi đó là một trong

những nguyên nhân phát sinh rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế.

1.2.2. Các phương thức thanh toán quốc tế.

Đối với một hợp đồng thanh toán quốc tế thì phương thức thanh toán là

một trong những điều kiện quan trọng nhất. Phương thức thanh toán là một

cách thức nhất định để người bán thu được tiền thanh toán nhanh, an toàn và

người mua trả được tiền nhận được hàng chuẩn xác đủ về số lượng đúng về

chất lượng, thời hạn như trong hợp đồng đã ký.

Tuỳ vào mỗi quốc gia, hoàn cảnh cụ thể, các bên đối tác trong quan hệ

thanh toán sẽ lựa chọn và thoả thuận về cách sử dụng phương thức thanh toán.

1.2.2.1. Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền.

- Khái niệm: Thanh toán bằng chuyển tiền là phương thức thanh toán trong

đó khách hàng (người nhập khẩu) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển

một số tiền cho người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định bằng

phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.

- Các bên tham gia vào thanh toán:

NguyÔn Thu H¬ng Ng©n hµng 45C

5

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Ng©n hµng - Tµi chÝnh

Người yêu cầu chuyển tiền (remitter): là người yêu cầu ngân hàng thay

mình thực hiện chuyển tiền cho đối tác ở nước ngoài thường là người mua,

người trả nợ hoặc nhà đầu tư yêu cầu chuyển vốn, kinh phí ra nước ngoài.

Người thụ hưởng (beneficiary): là người đựơc nhận số tiền chuyển tới

thông qua ngân hàng, thường là nhà xuất khẩu hoặc người tiếp nhận đầu tư do

người chuyển tiền chỉ định.

Ngân hàng nhận uỷ nhiệm chuyển tiền (remitting bank): là ngân hàng phục

vụ người chuyển tiền.

Ngân hàng trả tiền (paying bank): là ngân hàng trực tiếp trả tiền cho người

thụ hưởng thông thường là ngân hàng đại lý.

- Đặc điểm:

Trong phương thức chuyển tiền thủ tục đơn giản, phí thanh toán cao

thường được áp dụng với những lô hàng có giá trị nhỏ hoặc phí dịch vụ ngoại

thương như phí vận tải, bảo hiểm hoặc hoa hồng.

Ngân hàng khi thực hiện chuyển tiền hoặc trả tiền chỉ đóng vai trò trung

gian thanh toán để hưởng hoa hồng (ở đây là phí dịch vụ) và không bị ràng

buộc với người mua và người bán.

Việc chuyển tiền được hoàn tất khi thanh toán hết số tiền cho người thụ

hưởng; trước thời điểm thanh toán, số tiền này trong tài khoản vẫn thuộc

quyền sở hữu của người chuyển tiền và họ có quyền huỷ bỏ lệnh chuyển tiền

mà người thụ hưởng không thể khiếu nại với ngân hàng. Như vậy, việc trong

hình thức thanh toán này phụ thuộc vào thiện chí của người mua nên lúc này

quyền lợi của người bán không được đảm bảo.

Người mua cũng có thể gặp rủi ro trong trường hợp thanh toán trước tiền

hàng cho người bán, vì người mua buộc phải có một lượng vốn lưu động bị

ghim giữ trong một thời gian dài. Hơn nữa nếu hàng hoá kém chất lượng hay

NguyÔn Thu H¬ng Ng©n hµng 45C

6

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa Ng©n hµng - Tµi chÝnh

người sản xuất bị phá sản hoặc tình hình chính trị của nước người bán bất ổn

thì người bán không còn khả năng giao hàng cho người mua.

- Hình thức chuyển tiền: thanh toán theo phương thức chuyển tiền được thực

hiện dưới hai hình thức.

+ Chuyển tiền bằng thư: là hình thức trong đó lệnh thanh toán của ngân

hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung 1 bức thư mà ngân hàng này

yêu cầu ngân hàng thanh toán thực hiện. Thư chuyển tiền là chỉ thị của ngân

hàng chuyển tiền đối với ngân hàng thanh toán yêu cầu ngân hàng này chi trả

một khoản tiền được ấn định cho người thụ hưởng được chỉ định trong thư.

+ Chuyển tiền bằng điện: là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán

của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung của một bức điện mà

ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán thông qua truyền tin của mạng

viễn thông như SWIFT.

- Ưu, nhược điểm của phương thức chuyển tiền.

+ Ưu điểm: Phương thức thanh toán chuyển tiền là phương thức tương đối

đơn giản, thủ tục nhanh gọn.

+ Nhược diểm: Phương thức này đòi hỏi quan hệ giao dịch giữa người mua

và người bán là hoàn toàn tin tưởng lẫn nhau nên mức độ rủi ro là cao nếu

một trong hai phía có ý đồ không trung thực trong quan hệ giao dịch.

1.2.2.2. Phương thức thanh toán mở tài khoản.

- Khái niệm: Nhà xuất khẩu mở tài khoản để ghi nợ nhà nhập khẩu sau khi

nhà xuất khẩu đã hoàn thành giao hàng hóa dịch vụ, định kỳ sau khi kiểm tra,

đối chiếu theo thoả thuận giữa hai bên nhà hập khẩu trả tiền cho nhà xuất

khẩu.

- Đặc điểm của phương thức:

Đây là phương thức không có sự tham gia của ngân hàng với chức năng là

người mở tài khoản và thực thi thanh toán.

NguyÔn Thu H¬ng Ng©n hµng 45C

7

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!