Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
MIỄN PHÍ
Số trang
52
Kích thước
322.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1218

Phát triển hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Sv: Tô Thị Tuyết Nhung Chuyên đề thực tập

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình phát triển, cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, doanh

nghiệp vừa và nhỏ là một thành phần quan trọng của nền kinh tế, tạo ra một bước

ngoặt đối với sự phát triển của toàn thế giới nói chung và của mỗi quốc gia nói

riêng. Doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với nền kinh tế hàng hoá, cho phép khai

thác và sử dụng mọi tiềm năng và nguồn lực trong nền kinh tế: vốn, lao động, tài

nguyên và công nghệ. Ở nhiều phương diện, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã góp

phần tạo việc làm cho thị trường lao động, tạo thu nhập và phân phối của cải, góp

phần xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế… Điều đó cho thấy, phát

triển doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, đẩy

mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập hoá toàn cầu.

Xác định rõ tầm quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong một

vài năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách “cởi trói” cho thành

phần kinh tế này. Khi nước ta gia nhập WTO, việc đẩy mạnh phát triển các doanh

nghiệp vừa và nhỏ là tất yếu, thị trường thế giới mở rộng, doanh nghiệp vừa và nhỏ

có thể thâm nhập dể dàng hơn vào thị trường các nước. Đây là cơ hội để doanh

nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện vươn ra trở thành nguồn chủ lực của nền kinh tế.

Bên cạnh những cơ hội thì cũng có không ít những thách thức đối với doanh

nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta như: vốn ít, thiết bị công nghệ lạc hậu, trình độ tổ

chức quản lý kém, năng suất lao động thấp, chất lượng sảm phẩm kém… Một

trong những khó khăn lớn nhất hiện nay là vốn hiện có của các doanh nghiệp vừa

và nhỏ ít. Trong khi đó nhu cầu vốn để các doanh nghiệp này mở rộng sản xuất,

đổi mới công nghệ là rất lớn. Để đáp ứng được nhu cầu đó đòi hỏi các doanh

nghiệp vừa và nhỏ phải tìm kiếm nhiều nguồn khác nhau. Một trong những nguồn

đó, nguồn vốn tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng không thể thiếu trong sự

phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với điều kiện một tỉnh miền núi biên giới còn nhiều khó khăn, kinh tế Lào

Cai chủ yếu là nông nghiệp và công nghiệp nhỏ lẻ, năng lực cạnh tranh của các

1

Sv: Tô Thị Tuyết Nhung Chuyên đề thực tập

doanh nghiệp trong tỉnh chưa cao do thiếu vốn và kinh nghiệm. Các doanh nghiệp

chủ yếu có quy mô nhỏ, còn nhiều hạn chế sản xuất và kinh doanh nên chưa thực

sự phát triển đúng tầm. Nhận thấy đây là các đối tượng có nhiều tiềm năng và phát

triển bền vững, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – chi nhánh Lào

Cai đặc biệt quan tâm đến nhóm khách hàng này, Ngân hàng đã và đang tạo điều

kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay vốn để mở rộng quy mô.

Đây cũng là đối tượng phục vụ chủ yếu của các ngân hàng hiện nay đặc biệt là

Ngân hàng BIDV Lào Cai. Vì thế, trong thời gian thực tập tại Ngân hàng đã

khuyến khích em viết đề tài “ Phát triển hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp

vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – chi nhánh

Lào Cai” làm chuyên đề thực tập. Chuyên đề gồm có ba chương chính:

Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp

vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - chi nhánh Lào Cai

Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa

và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – chi nhánh Lào Cai

Thời gian thực tập tại Ngân hàng không phải là dài nhưng cũng giúp cho em

ít nhiều hiểu được sự vận dụng lý thuyết vào thực tiển, đồng thời em cũng tìm hiểu

được thực trạng về vấn đề tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đây trong

thời gian qua.

2

Sv: Tô Thị Tuyết Nhung Chuyên đề thực tập

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

• Khái niệm chung về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

Theo mục 2 - điều 3 - Quyết định 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng

đối với khách hàng:

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho

khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo

thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả góc và lãi. Thời hạn nhất định ở đây chính

là thời hạn cho vay.

• Khái niệm cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương

mại

Hoạt động cho vay trước tiên được đặt trên quan hệ tín nhiệm, do đó các

doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn vay được từ ngân hàng thì cần thiết phải tạo được

uy tín, niềm tin đối với Ngân hàng. Tuy nhiên với rất nhiều hạn chế mà đặc biệt là

khó khăn về vốn, năng lực tài chính, trình độ quản lý, và thiếu chiến lược kinh

doanh hiệu quả, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải tự nâng cao hiệu quả sử dụng

vốn, nâng cao năng lực tài chính, tạo uy tín với bạn hàng và ngân hàng để có thể

tiếp cận được nhiều hơn với nguồn tín dụng Ngân hàng. Như vậy, cho vay đối với

doanh nghiệp vừa và nhỏ là hình thức Ngân hàng cấp vốn cho các doanh nghiệp

vừa và nhỏ trên cơ sở các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đáp ứng đầy đũ các điều

kiện vay vốn của Ngân hàng. Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ là phương thức tín

dụng của ngân hàng theo tiêu thức đối tượng khách hàng.

1.1.2 Nguyên tắc và quy trình cho vay của Ngân hàng thương mại

* Nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại

3

Sv: Tô Thị Tuyết Nhung Chuyên đề thực tập

Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại dựa trên một số nguyên tắc

nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời.

Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn (gốc) và lãi với thời gian xác định ghi trong

hợp đồng. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với khách hàng và là điều kiện để ngân

hàng tồn tại và phát triển.

Ngân hàng cho vay dựa trên phương án (hoặc dự án) có hiệu quả. Phương án

hoạt động có hiệu quả của người vay minh chứng cho khả năng thu hồi được vốn

đầu tư và có lãi để trả nợ Ngân hàng. Trong trường hợp xét thấy kém an toàn,

Ngân hàng đòi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo khi vay.

* Quy trình cho vay của Ngân hàng thương mại

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn.

Thông thường hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp bao gồm:

- Đơn đề nghị vay vốn.

- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp.

- Hồ sơ về khoản vay.

- Hồ sơ về bảo đảm tiền vay.

Bước 2: Thẩm định trước khi cho vay

• Thẩm định khách hàng vay vốn

Cán bộ tín dụng thẩm định khách hàng vay vốn theo những nội dung sau:

- Tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách và năng lực pháp lý, năng lực

điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong

doanh nghiệp.

- Thẩm định đánh giá khả năng tài chính của khách hàng.

- Phân tích quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng mình và với các tổ

chức tín dụng khác.

- Chấm điểm và xếp loại khách hàng.

• Thẩm định dự án và phương án vay vốn của khách hàng.

Nội dung thẩm định như là:

4

Sv: Tô Thị Tuyết Nhung Chuyên đề thực tập

- Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của kỳ trước, khả năng tăng trưởng

của kỳ này.

- Đánh giá sơ bộ dự án đầu tư.

- Đánh giá thị trường, mục tiêu, khả năng tiêu thụ sản phẩm.

- Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án.

- Đánh giá rủi ro của dự án.

Bước 3: Xét duyệt cho vay và ký kết hợp đồng tín dụng

Sau khi thẩm định, cán bộ tín dụng phải ra quyết định chấp thuận hay không

chấp thuận cho vay, lập tờ trình lãnh đạo phê duyệt. Việc quyết định cho vay trên

cơ sở các thông tin thu thập, phân tích từ khâu thẩm định, ngoài ra còn dựa trên các

thông tin thu thập từ thị trường, chính sách tín dụng của ngân hàng, khả năng

nguồn vốn và điều kiện thanh toán của Ngân hàng…

Ký kết hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng là văn bản mang tính pháp

luật xác định quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ tín dụng, đồng thời phải

tuân thủ các điều khoản của luật. Nội dung của hợp đồng tín dụng bao gồm:

- Khách hàng: Họ tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân (nếu có).

- Mục đích sử dụng vốn vay.

- Số tiền ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng.

- Lãi suất, mức phí, thời hạn cho vay.

- Các loại đảm bảo.

- Điều kiện và kỳ hạn giải ngân.

- Điều kiện thanh toán và các điều kiện khác có liên quan.

Sau khi ký kết hợp đồng, cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ cho cán bộ tín dụng

quản lý giải ngân.

Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng tiền vay

- Giải ngân: Là việc ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức

cho vay đã cam kết theo hợp đồng tín dụng.

5

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!