Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển hoạt động cho vay cây cà phê với hộ nông dân tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Trần Thị Thu Hà
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ của giảng
viên hướng dẫn là PGS.TS Ngô Hướng. Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong
đề tài này là trung thực, những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân
tích, nhận xét, đánh giá đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu có phát hiện bất kỳ sự gian
lận nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2017
Học viên
Trần Thị Thu Hà
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..........................................................................................v
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. GIỚI THIỆU .......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài: ..............................................................................1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................3
2.1. Mục tiêu tổng quát: ......................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể:............................................................................................3
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..................................................................................3
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................3
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...............................................................................4
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................4
7. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..................................................................................5
8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT KINH
DOANH ......................................................................................................................8
1.1. Cơ sở lý luận về hộ sản xuất kinh doanh .........................................................8
1.1.1. Khái niệm hộ sản xuất kinh doanh............................................................8
1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của hộ sản xuất kinh doanh....................................9
1.1.3. Vai trò của hộ sản xuất kinh doanh trong phát triển kinh tế địa phương10
1.2. Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất kinh doanh .....................................12
1.2.1. Vai trò tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất kinh doanh ...................12
1.2.2. Đặc điểm của ngành cà phê ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân
hàng đối với hộ sản xuất cà phê ........................................................................13
1.2.3. Nội dung tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê.......................17
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà
phê .....................................................................................................................24
iii
1.4. Chỉ tiêu đánh sự phát triển của hoạt động tín dụng đối với các hộ sản xuất cà
phê tại BIDV Gia Lai ............................................................................................28
1.4.1. Doanh số cho vay đối với hộ trồng cà phê qua các năm.........................28
1.4.2. Thu nhập ròng từ hoạt động cho vay cây cà phê qua các năm ...............30
1.4.3. Tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay cây cà phê qua các năm............................30
1.5. Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm trong cho vay phát triển cây cà phê ...31
1.5.1. Một số giải pháp tín dụng đã được áp dụng cho các hộ sản xuất cà phê
trên thế giới .......................................................................................................31
1.5.2. Bài học kinh nghiệm về cho vay đối với hộ sản xuất cà phê tại Việt Nam
...........................................................................................................................33
1.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho BIDV Gia Lai trong công tác cho vay đối
với hộ sản xuất cà phê .......................................................................................34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC GÓI TÍN DỤNG CHO CÂY CÀ
PHÊ TẠI BIDV CHI NHÁNH GIA LAI..................................................................36
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Gia Lai (BIDV Gia Lai)........................................................................................36
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Gia Lai ...............................36
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của BIDV Gia Lai.................................................36
2.1.3. Cơ cấu tổ chức.........................................................................................37
2.1.4. Phân tích mô hình ma trận SWOT: vị thế và năng lực cạnh tranh của
BIDV Gia Lai hiện nay tại địa bàn tỉnh: ...........................................................38
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh qua các thời kỳ.......................................39
2.2. Thực trạng triển khai các gói tín dụng cho cây cà phê đối với hộ sản xuất cà
phê tại BIDV Gia Lai ............................................................................................44
2.2.1. Quy mô cho vay hộ sản xuất trong thời gian qua ...................................44
2.2.2. Chính sách cho vay đối với hộ sản xuất cà phê ......................................47
2.2.3. Tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê.......................55
2.3. Đánh giá chung thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê....................61
2.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất cà
phê của BIDV Gia Lai.......................................................................................61
2.3.2. Hạn chế....................................................................................................61
iv
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế ..............................................................................62
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY CÂY CÀ PHÊ ĐỐI VỚI HỘ
NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
– CHI NHÁNH GIA LAI..........................................................................................64
3.1 Những thuận lợi, khó khăn, thách thức, cơ hội trong cho vay cây cà phê......64
3.1.1. Thuận lợi .................................................................................................64
3.1.2. Khó khăn .................................................................................................65
3.1.3. Thách thức...............................................................................................66
3.1.4 Cơ hội.......................................................................................................67
3.2 Những giải pháp phát triển tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê tại BIDV Gia
Lai..........................................................................................................................67
3.2.1 Quan điểm về giải pháp tín dụng cho hộ sản xuất cà phê của BIDV Gia
Lai......................................................................................................................67
3.2.2 Những giải pháp phát triển tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê tại BIDV
Gia Lai...............................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................78
PHỤ LỤC 1: Phiếu điều tra hộ có vay vốn tại BIDV Gia Lai..........................81
PHỤ LỤC 2: Tổng hợp số liệu về hộ sản xuất cà phê đã vay vốn BIDV Gia Lai
...........................................................................................................................84
PHỤ LỤC 3: Phiếu điều tra hộ không vay vốn tại BIDV Gia Lai....................87
PHỤ LỤC 4: Tổng hợp số liệu về hộ sản xuất cà phê không vay vốn BIDV Gia
Lai......................................................................................................................90
PHỤ LỤC 5: Phiếu điều tra cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay tại BIDV Gia Lai
...........................................................................................................................92
PHỤ LỤC 6: Tổng hợp số liệu khảo sát cán bộ trực tiếp cho vay tại BIDV Gia
Lai......................................................................................................................97
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn ...................................................................... 39
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn dân cư của BIDV Gia Lai so với các ngân
hàngTMCP đóng chân trên địa bàn đến 31/12/2016............................................ 40
Bảng 2.3: Tình hình cho vay................................................................................ 42
Bảng 2.4: Tình hình lợi nhuận trước thuế tại BIDV Gia Lai qua các năm.......... 43
Bảng 2.5: Chất lượng tín dụng ............................................................................. 44
Bảng 2.6: Quy mô và tốc độ tăng trưởng cho vay hộ sản xuất cây cà phê của BIDV
Gia Lai từ 2013-2016 ........................................................................................... 44
Bảng 2.7: Quy mô và tốc độ tăng trưởng cho vay TM cà phê của BIDV Gia Lai từ
2013-2016............................................................................................................. 45
Bảng 2.8: Mục đích vay vốn của các hộ sản xuất cà phê tại BIDV Gia Lai........ 48
Bảng 2.9: Vốn tự có của các hộ sản xuất cà phê vay vốn tại BIDV Gia Lai....... 49
Bảng 2.10: Hình thức tiếp cận vốn tín dụng của nhóm hộ khảo sát .................... 57
Bảng 2.11. Phương thức tiếp cận vốn tín dụng của nhóm hộ khảo sát................ 58
Bảng 2.12. Số lượt vay vốn của các hộ sản xuất cà phê của BIDV Gia Lai năm 2016
.............................................................................................................................. 60
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Nhu cầu vay vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê năm 2017.......... 56
Biểu đồ 2.2: Các lý do hộ sản xuất không nộp hồ sơ vay vốn............................. 57
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BIC :
Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam
BIDV :
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam
CBTD : Cán bộ tín dụng
CN : Chi nhánh
CP : Cổ phần
DSCV : Doanh số cho vay
ĐT&PT : Đầu tư và Phát triển
HĐV : Huy động vốn
ICARD : Trung tâm thông tin nông nghiệp và phát triển nông thôn
KHTH : Kế hoạch tổng hợp
NH : Ngân hàng
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTMNN : Ngân hàng thương mại nhà nước
NNo & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
QĐ : Quyết định
TCTD : Tổ chức tín dụng
TPP :
Trans-Pacific Partnership Agreement hay còn gọi là Hiệp
định đối tác xuyên Thái Bình Dương
TT : Thông tư
UBND : Ủy ban nhân dân
USD : United States Dollar
VN : Việt Nam
SXKD : Sản xuất kinh doanh
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Gia Lai là địa phương có đặc thù kinh tế thuần nông nghiệp, trong đó cây cà
phê chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh (75.854ha cà phê
trên 214.905ha cây công nghiệp (Cục thống kê Gia Lai, 2015)) và tiếp tục đóng vai
trò là cây trồng chủ lực trên địa bàn theo định hướng quy hoạch trồng trọt gắn với
công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Gia Lai tầm nhìn đến năm 2020 (UBND tỉnh
Gia Lai, 2010).
So với các tỉnh Tây Nguyên khác, Gia Lai bắt đầu trồng cà phê tương đối muộn
(từ khoảng năm 1995 đến nay), trình độ kỹ thuật canh tác chưa cao, ứng dụng khoa
học kỹ thuật còn hạn chế do đó năng suất, chất lượng hạt cà phê còn thấp. Diện tích
trồng cà phê còn manh mún, chủ yếu là các hộ cá thể trồng tự phát với diện tích
trung bình từ 1-2ha/hộ với năng suất bình quân toàn tỉnh chỉ xấp xỉ 2,65 tấn/ha (Cục
thống kê Gia Lai, 2015). Tuy nhiên, cây cà phê vẫn được xem là cây trồng chủ đạo,
góp phần xóa đói giảm nghèo cho rất nhiều hộ nông dân, nhất là các hộ đồng bào
dân tộc thiểu số, góp phần vào tăng trưởng GDP hàng năm của tỉnh. Do đó, việc
phát triển bền vững cây cà phê có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế của
tỉnh Gia Lai.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài:
Với chi phí sản xuất khá cao so với các cây trồng khác trên cùng diện tích canh
tác, việc phát triển cây cà phê hiệu quả cần đến lượng vốn đầu tư lớn, do đó, Phát
triển tín dụng cây cà phê là việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây
cà phê. Trong tổng số 75.854 ha trồng cà phê tại tỉnh Gia Lai có hơn 80% thuộc sở
hữu của các hộ gia đình và các doanh nghiệp sản xuất cà phê có phương thức kinh
doanh giao khoán diện tích cà phê đến từng hộ nông dân (Cục thống kê Gia Lai,
2015), doanh nghiệp cung ứng về vốn và vật tư, thu về bằng sản phẩm cuối niên vụ.
Về bản chất không có nhiều khác biệt so với các hộ nông dân tự sản xuất và đi vay
2
vốn bên ngoài, do đó, có thể nói hộ cá thể là lực lượng lao động chủ yếu của ngành
cà phê tại Gia Lai.
Với đặc thù vốn đầu tư cao và cần thiết phải được đầu tư trang thiết bị, tăng
cường cơ giới hóa hàng năm nhằm nâng các hiệu quả, nhu cầu vốn tín dụng để canh
tác cà phê của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh là rất lớn. Là NHTM có quy mô
giao dịch đứng thứ 2 toàn tỉnh (chỉ sau Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn) BIDV Gia Lai đã có nhiều gói tín dụng ưu đãi dành cho các hộ nông dân sản
xuất cà phê, song đến nay vẫn chưa có nhiều nông hộ tiếp cận được các gói tín dụng
trên đặc biệt là các nông hộ có diện tích canh tác nhỏ, vốn tự có ít, lượng vốn được
vay vẫn còn rất thấp so với nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất cà phê. Thêm vào
đó, cho vay sản xuất cà phê chưa mang lại hiệu quả cao cho BIDV Gia Lai như các
ngành khác (thủy điện, xây lắp, thương mại dịch vụ...) nên các gói tín dụng ưu đãi
cho cà phê chưa được triển khai đúng với tinh thần của sản phẩm.
Đối với kinh tế địa phương, cà phê là cây công nghiệp chủ đạo trong phát triển
kinh tế tỉnh nhà, việc đẩy mạnh đầu tư, khơi thông nguồn vốn nhằm nâng cao chất
lượng và sản lượng hạt cà phê, để cây cà phê mang lại hiệu quả kinh tế là việc làm
cần thiết.
Đối với BIDV nói chung và BIDV Gia Lai nói riêng, đẩy mạnh cho vay đối với
cây cà phê không những góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn mà còn
mang lại hiệu quả kinh tế, mang lại doanh thu góp phần hoàn thành kế hoạch kinh
doanh được giao.
Cũng từng có nhiều công trình nghiên cứu về tín dụng để phát triển cây cà phê
nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Do đó, tác giá
chọn đề tài Phát triển hoạt động cho vay cây cà phê tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai để làm đề tài nghiên cứu
của mình nhằm đề xuất một số giải pháp để phát triển tín dụng đối với cây cà phê,
giúp kinh tế địa phương ngày một tốt hơn.
3
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở phân tích sự tác động của tín dụng ngân hàng đối với cây cà phê ở
Gia Lai, đề xuất xây dựng giải pháp phát triển hoạt động cho vay cây cà phê tại
BIDV chi nhánh Gia Lai cho những năm tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Đánh giá được thực trạng tín dụng dành cho cây cà phê đang được triển khai tại
BIDV Gia Lai.
Đề xuất giải pháp phát triển tín dụng cho cây cà phê tại BIDV Gia Lai.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1/ Thực trạng tín dụng cho cây cà phê đang được triển khai tại BIDV Gia Lai
như thế nào? Có những mặt tồn tại nào?
2/ Làm thế nào để phát triển tín dụng cho cây cà phê tại BIDV Gia Lai?
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: tác động của tín dụng ngân hàng đến sự phát triển của
cây cà phê tại BIDV Gia Lai.
Phạm vi nghiên cứu: (1) Về nội dung: luận văn ngiên cứu thực trạng các gói tín
dụng cho cây cà phê được triển khai tại BIDV Gia Lai và đề xuất hoàn thiện các
giải pháp tín dụng tại BIDV Gia Lai để phát triển cây cà phê cho những năm tới (2)
Về không gian và thời gian: các điểm giao dịch có triển khai các gói tín dụng cho
cây cà phê của BIDV Gia Lai (Hội sở chính, PGD Trung Tâm, PGD Đô Thị, PGD
Phù Đổng, PGD Bắc Gia Lai, PGD Đông Gia Lai); thời gian thu thập dữ liệu là từ
2013-2016.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập dữ liệu: dữ liệu về hoạt động cho vay kinh doanh cà phê
tại BIDV Gia Lai giai đoạn từ 2013-2016. Các báo cáo phân tích được rút trích từ
phần mềm xử lý dữ liệu của BIDV. Phiếu khảo sát được sử dụng là phương tiện thu
thập thông tin trong luận văn này. Các đối tượng gửi phiếu khảo sát để thu thập
thông tin bao gồm:
4
- Các hộ nông dân đang có quan hệ vay vốn tại BIDV Gia Lai (số mẫu khảo sát
là 320 mẫu, trong đó 194 mẫu là của các hộ sản xuất cà phê hiện đang vay vốn tại
BIDV Gia Lai và 126 mẫu là của các hộ sản xuất cà phê không vay vốn tại BIDV
Gia Lai),
- Cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay (33/33 cán bộ tín dụng trực tiếp làm công
tác cho vay tại BIDV chi nhánh Gia Lai)
Quá trình tổng hợp, phân tích các thông tin, luận văn sử dụng mô hình SWOT,
thông qua phân tích các thông tin có được từ mẫu phỏng vấn khách hàng, số liệu, tài
liệu ....để xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong cho vay
đối với cây cà phê ở Gia Lai. Cùng với các phương pháp thống kê mô tả, so sánh,
sử dụng các chỉ số, số tuyệt đối, số tương đối... để phân tích, diễn đạt sự tăng giảm,
tốc độ tăng giảm, tỷ trọng... để phân tích hầu hết các nội dung trong luận văn.
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Luận văn nghiên cứu thực trạng tín dụng cho cây cà phê tại BIDV Gia Lai trong
những năm từ 2013-2016. Các ưu nhược điểm của các giải pháp tín dụng đã triển
khai và đề xuất hoàn thiện giải pháp tín dụng cho cây cà phê tại BIDV trong thời
gian tới. Nghiên cứu định hướng tổ chức lại sản xuất cà phê trên cơ sở kiên kết giữa
các hộ sản xuất để có thể có: công nghệ sản xuất đồng bộ, có phân công lao động
cao, có phương thức quản trị chung hiệu quả, nhất là khâu thu hoạch, chế biến và
tiêu thụ gom về một đầu mối. Qua tổ chức lại sản xuất như vậy ngân hàng sẽ có
phương thức cấp tín dụng phù hợp hơn, hiệu quả hơn.
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
(1) Luận văn xác định được thực trạng các gói tín dụng cho cây cà phê đang
được triển khai tại BIDV Gia Lai, hiệu quả các phương thức cho vay hiện tại và đề
xuất biện pháp cải thiện các phương thức cho vay nhằm nâng cao hiệu quả cho vay
đối với cây cà phê trên địa bàn tỉnh. Góp phần làm sáng tỏ nội dung các phương
thức cho vay đối với cây cà phê hiện đang được áp dụng tại BIDV Gia Lai.
(2) Thông qua điều tra khảo sát các hộ nông dân sản xuất cà phê và các cán bộ
ngân hàng phụ trách trực tiếp việc cho vay, luận văn đánh giá được các nhân tố ảnh