Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển hoạt động Bancassurance tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng / Đinh Văn Hoàn ; Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc người hướng dẫn khoa học
PREMIUM
Số trang
80
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1688

Phát triển hoạt động Bancassurance tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng / Đinh Văn Hoàn ; Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc người hướng dẫn khoa học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

ĐINH VĂN HOÀN

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

ĐINH VĂN HOÀN

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Mã ngành: 8 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước đang từng bước phục hồi sau

ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, sức ép cạnh tranh đối với các ngân hàng ngày

càng tăng cao. Để duy trì sự tồn tại và phát triển, đòi hỏi các ngân hàng luôn phải đổi

mới, nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời phát triển các sản phẩm mới nhằm thu hút

khách hàng. Đó cũng là lý do mà hiện nay việc các ngân hàng tham gia hoạt động

Bancassurance được xem như là một xu thế tất yếu. Tại các nước châu Âu, có tới hơn

70% các ngân hàng có tham gia Bancassurance, trong khi đó ở Việt Nam con số này ở

mức thấp khoảng 6% - 7%. Tại Việt Nam hiện đã có khá nhiều ngân hàng bắt tay hợp

tác cùng với các doanh nghiệp bảo hiểm hay thành lập công ty con kinh doanh bảo

hiểm. Tuy nhiên, sự liên kết mới chỉ ở bước đầu và hứa hẹn nhiều tiềm năng.

Được biết đến là một trong những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam về thị

trường, tiềm lực hạ tầng, chất lượng dịch vụ…, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu

tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thị

trường. Từ năm 2006, BIDV đã mua lại phần vốn góp của Tập đoàn Bảo hiểm Quốc

tế QBE (Australia) trong Liên doanh Bảo hiểm Việt Úc và thành lập Tổng Công ty Cổ

phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) chuyên kinh doanh

bảo hiểm phi nhân thọ. Không dừng lại ở đó, năm 2014 BIDV, BIC và Tập đoàn

MetLife đã liên doanh để thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm Nhân thọ

BIDV MetLife (BIDV MetLife) hoạt động chủ yếu trong mảng bảo hiểm nhân thọ.

Việc hợp tác đã bước đầu đem lại kết quả, tuy nhiên sự phát triển hoạt động

Bancassurance tại BIDV vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng.

Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển hoạt động Bancassurance tại ngân

hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam” để nghiên cứu nhằm đánh

giá đúng thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại BIDV.

Để thực hiện luận văn, đầu tiên tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về

Bancassurance, những lợi ích của nó với nền kinh tế và các chủ thể tham gia. Đồng

thời nêu lên chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động Bancassurance, các nhân tố tác

động đến sự phát triển này. Với việc thu thập tài liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất đã

kiểm toán của BIDV từ năm 2012 – 2017, cũng như số liệu được công bố bởi các đơn

vị có uy tín trong lĩnh vực bảo hiểm như Cục quản lý giám sát bảo hiểm, Hiệp hội Bảo

hiểm Việt Nam… tác giả sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê so

sánh để rút ra các đánh giá, nhận xét về chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động

Bancassurance tại BIDV, từ đó đưa ra định hướng và giải pháp phát triển hoạt động

này tại ngân hàng sao cho đạt hiệu quả cao và tương xứng với tiềm năng hiện có.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên Đinh Văn Hoàn, học viên lớp cao học CH18B1, trường Đại học Ngân

Hàng Tp.HCM, niên khóa 2016 – 2018.

Luận văn tốt nghiệp này do tôi nghiên cứu bằng việc vận dụng những kiến thức

tích lũy trong suốt quá trình học tập của mình. Mọi trích dẫn trong luận văn này đều

được nêu rõ trong danh mục tài liệu tham khảo và trong nội dung luận văn. Tôi cam

đoan không sao chép bất cứ tài liệu của tác giả nào khác, các số liệu được chú thích rõ

ràng minh bạch.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi.

Tp.HCM, ngày ….. tháng…. năm 2018

Tác giả

LỜI CẢM ƠN

Sau hơn hai năm học tập tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, được sự

giảng dạy nhiệt tình của Quý thầy cô, đặc biệt là các thầy cô Khoa Sau Đại học, tôi

đã được truyền đạt những kiến thức quý báu từ lý thuyết đến thực tiễn. Nay tôi có

thể hoàn thành đề tài Luận văn thạc sĩ, để tỏ lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành

cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng TP.HCM nói chung và Quý thầy cô

khoa Sau Đại học nói riêng. Mặc dù đã hết sức cố gắng, song luận văn hẳn còn

những hạn chế nhất định, rất mong Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ trường Đại học

Ngân hàng TP.HCM và những ai quan tâm đóng góp để luận văn được hoàn thiện

hơn.

Tp.HCM, ngày ….. tháng…. năm 2018

Tác giả

i

MỤC LỤC

MỤC LỤC...............................................................................................................i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................iv

DANH MỤC BẢNG ..............................................................................................v

DANH MỤC HÌNH..............................................................................................vi

PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1

1. GIỚI THIỆU...................................................................................................1

1.1 Đặt vấn đề .....................................................................................................1

1.2 Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................1

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI..............................................................................2

2.1 Mục tiêu tổng quát:......................................................................................2

2.2 Mục tiêu cụ thể:............................................................................................2

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:.............................................................................2

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................2

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................3

6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................3

7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................3

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU.............................................3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM - KINH DOANH BẢO HIỂM

VÀ BANCASSURANCE.......................................................................................7

1.1 Tổng quan về Bảo hiểm và Kinh doanh bảo hiểm .........................................7

1.1.1 Khái niệm....................................................................................................7

1.1.2 Vai trò .........................................................................................................9

1.2 Khái quát về Bancassurance .........................................................................10

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm..............................................................................10

1.2.2 Các loại hình Bancassurance .....................................................................13

1.2.2.1 Phân loại theo cấu trúc ........................................................................13

1.2.2.2 Phân loại theo sản phẩm......................................................................14

1.3 Lợi ích của Bancassurance ............................................................................15

ii

1.3.1 Đối với nền kinh tế.................................................................................15

1.3.2 Đối với Ngân hàng ................................................................................16

1.3.3 Đối với công ty bảo hiểm ......................................................................18

1.3.4 Đối với khách hàng ...............................................................................19

1.4 Phát triển hoạt động Bancassurance ............................................................20

1.4.1 Khái niệm sự phát triển ..........................................................................20

1.4.2 Phát triển hoạt động Bancassurance .......................................................20

1.5 Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển Bancassurance............................................21

1.5.1 Chỉ tiêu định lượng ................................................................................21

1.5.2 Chỉ tiêu định tính....................................................................................23

1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động Bancassurance .........25

1.6.1 Nhân tố khách quan................................................................................25

1.6.2 Nhân tố chủ quan ...................................................................................26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG

BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM...........................................................................30

2.1 Thị trường Bancassurance tại Việt Nam ......................................................30

2.2 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC)..................................................................32

2.2.1 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ........................32

2.2.2 Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) ........................................................37

2.3 Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu

tư và Phát triển Việt Nam ..................................................................................39

2.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh Bancassurance tại BIDV.........................39

2.3.2 Mạng lưới hoạt động Bancassurance ......................................................44

2.3.3 Thị phần Bancassurance.........................................................................45

2.3.4 Số lượng sản phẩm dịch vụ ....................................................................46

2.3.5 Tính tiện ích, chất lượng dịch vụ Bancassurance và uy tín BIDV ...........48

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Phát triển hoạt động Bancassurance tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng / Đinh Văn Hoàn ; Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc người hướng dẫn khoa học | Siêu Thị PDF