Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển hoạt động bán sản phẩm lữ hành qua internet của các công ty du lịch Việt Nam
PREMIUM
Số trang
202
Kích thước
3.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1498

Phát triển hoạt động bán sản phẩm lữ hành qua internet của các công ty du lịch Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

---------***--------

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÁN SẢN PHẨM LỮ

HÀNH QUA INTERNET CỦA CÁC CÔNG TY DU

LỊCH VIỆT NAM

Ngành: Kinh doanh và quản lý

NGUYỄN NGỌC ĐẠT

HÀ NỘI, 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

---------***--------

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÁN SẢN PHẨM LỮ

HÀNH QUA INTERNET CỦA CÁC CÔNG TY DU

LỊCH VIỆT NAM

Ngành: Kinh doanh và quản lý

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

Mã số: 62.34.01.02

NGUYỄN NGỌC ĐẠT

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Phạm Thu Hương

TS. Trần Thị Kim Anh

HÀ NỘI, 2017

1

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong

luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong

bất kì công trình khoa học nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Ngọc Đạt

3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................9

1. Tính cấp thiết của nghiên cứu..........................................................................................9

2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................11

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................11

4. Tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu.......................................................12

5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................12

6. Kết cấu nghiên cứu ........................................................................................................23

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN SẢN PHẨM LỮ HÀNH

QUA INTERNET.....................................................................................................................24

1.1. Tổng quan lý thuyết về hoạt động bán sản phẩm lữ hành qua internet .........................24

1.1.1. Khái niệm hoạt động bán qua internet...................................................................24

1.1.2. Công ty du lịch và sản phẩm lữ hành .....................................................................28

1.1.3. Hoạt động bán sản phẩm lữ hành qua internet......................................................32

1.2. Các công cụ phát triển hoạt động bán hàng qua internet...............................................39

1.2.1. Website ...................................................................................................................39

1.2.2. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Content – SEO /Search Engine Optimization) .......40

1.2.3. Thư tiếp thị điện tử (Email)....................................................................................41

1.2.5. Quan hệ công chúng trực tuyến (Online PR) .........................................................42

1.2.6. Truyền thông qua mạng xã hội (Social Media)......................................................43

1.2.7. Hệ thống quản lý điểm đến (Destination Management Systems – DMS)...............44

1.3. Điều kiện phát triển hoạt động bán sản phẩm lữ hành qua internet ..............................47

1.3.1. Hệ thống pháp luật .................................................................................................47

1.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng...........................................................................................49

1.4. Kinh nghiệm bán sản phẩm lữ hành qua internet của các công ty du lịch trên thế giới 50

1.4.1. Kinh nghiệm bán sản phẩm lữ hành qua internet của các ông ty du lịch trên thế

giới....................................................................................................................................50

1.4.2. Kinh nghiệm bán sản phẩm lữ hành qua internet của các công ty du lịch tại Việt

Nam...................................................................................................................................52

1.5. Cơ sở lý thuyết về hành vi chấp nhận hoạt động bán....................................................58

1.5.1. Khái niệm về hành vi chấp nhận hoạt động bán ....................................................59

1.5.2. Các mô hình đánh giá hành vi chấp nhận hoạt động bán......................................59

CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................68

2.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu .................................................................................68

2.2. Quy trình nghiên cứu.....................................................................................................73

2.3. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................................74

2.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi và lựa chọn thang đo...........................................................74

4

2.3.2. Tổng thể mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu..................................78

2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu......................................................................................79

2.4.1. Thống kê mô tả mẫu ...............................................................................................79

2.4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo ........................................................................................79

2.4.3. Phân tích khám phá nhân tố...................................................................................80

2.4.4. Phân tích tương quan và hồi quy............................................................................81

2.4.5. Đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng về việc chấp nhận hoạt động

bán. ...................................................................................................................................82

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN SẢN PHẨM LỮ HÀNH TẠI VIỆT NAM

& KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT....................................................................................83

3.1. Tổng quan về hoạt động bán sản phẩm lữ hành qua internet tại Việt Nam...................83

3.1.1. Môi trường vĩ mô đối với hoạt động bán hàng qua internet của các công ty du lịch

Việt Nam ...........................................................................................................................83

3.1.2. Giới thiệu chung và khái quát xu hướng của hoạt động bán sản phẩm lữ hành của

các công ty du lịch Việt Nam............................................................................................92

3.2. Thực trạng hoạt động bán sản phẩm lữ hành qua internet tại Việt Nam.......................96

3.2.1. Tổng quan về hoạt động bán sản phẩm lữ hành.....................................................96

3.2.2. Thực trạng hoạt động bán sản phẩm lữ hành qua internet của các công ty du lịch

Việt Nam .........................................................................................................................107

3.3. Kết quả nghiên cứu về đánh giá của khách hàng về hoạt động bán sản phẩm lữ hành

qua internet của các công ty du lịch Việt Nam...................................................................112

3.3.1. Kết quả mô tả mẫu nghiên cứu.............................................................................112

3.3.2. Kết quả kiểm định tin cậy thang đo ......................................................................117

3.3.3. Kết quả phân tích khám phá nhân tố....................................................................118

3.3.4. Kết quả phân tích tương quan và hồi quy ............................................................120

3.3.5. Kết quả phân tích phương sai giữa các nhóm đối tượng .....................................127

3.3.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu ..............................................................................131

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÁN SẢN PHẨM

LỮ HÀNH QUA INTERNET CHO CÁC CÔNG TY DU LỊCH .........................................135

4.1. Kết luận kết quả nghiên cứu ........................................................................................135

4.2. Các giải pháp phát triển hoạt động bán sản phẩm lữ hành qua internet cho các công ty

du lịch Việt Nam tại Hà Nội...............................................................................................136

4.2.1. Giải pháp định hướng cho quá trình phát triển hoạt động bán sản phẩm lữ hành

qua internet.....................................................................................................................136

4.2.2. Nâng cao tính hữu ích của dịch vụ đối với khách hàng .......................................138

4.2.3. Tạo thái độ thiện cảm từ khách hàng đối với các sản phẩm................................140

4.2.4. Gia tăng tính dễ sử dụng của dịch vụ đối với khách hàng ...................................141

4.2.5. Cải thiện sự tiện ích trong hoạt động mua sắm của khách hàng .........................143

4.2.6. Xây dựng và cải thiện hình ảnh doanh nghiệp .....................................................144

5

4.2.7. Đẩy mạnh an toàn thông tin và giảm thiểu rủi ro cảm nhận khách hàng............145

4.2.8. Củng cố sự tin tưởng trong cung cấp dịch vụ ......................................................147

4.3. Kiến nghị với nhà cung cấp và các cơ quan quản lý nhà nước về việc phát triển hoạt

động bán sản phẩm du lịch .................................................................................................148

4.3.1. Kiến nghị với các nhà cung cấp ...........................................................................148

4.3.2. Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước .......................................................150

4.4. Đóng góp của đề tài.....................................................................................................151

4.5. Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo................................................152

KẾT LUẬN ............................................................................................................................153

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................1

PHỤ LỤC .................................................................................................................................11

PHỤ LỤC 01: BẢNG HỎI ĐIỀU TRA ...................................................................................11

PHỤ LỤC 02: CÂU HỎI PHỎNG VẤN BÁN CẤU TRÚC SAU NGHIÊN CỨU ĐỊNH

LƯỢNG....................................................................................................................................15

PHỤ LỤC 03: DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA THAM GIA PHỎNG VẤN ..................16

PHỤ LỤC 04: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TỪ PHẦN MỀM SPSS ...........................................17

6

DANH MỤC HÌNH

Hình 0. Sơ đồ quy trình nghiên cứu tông quát ..............................................................23

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình bán sản phẩm lữ hành qua internet......................................36

Hình 1.2. Phân biệt ba định dạng quảng cáo trực tuyến................................................42

Hình 1.3. Các nền tảng của Truyền thông quan mạng xã hội (Social Media) .............43

Hình 1.4. Ứng dụng hệ thống quản lý điểm đến (DMS)...............................................46

Hình 1.5. Số lượt khách du lịch của Vietravel (2007 – 2015) ......................................56

Hình 1.6. Doanh thu của Vietravel (2007- 2015)..........................................................56

Hình 1.7. Mô hình đơn giản hành vi của người mua.....................................................59

Hình 1.8. Mô hình chi tiết hành vi của khách hàng.......................................................59

Hình 1.9. Mô hình lý thuyết hành động hợp lý .............................................................60

Hình 1.10. Mô hình hành vi dự định .............................................................................61

Hình 1.11. Mô hình chấp nhận công nghệ ....................................................................62

Hình 1.12. Mô hình chấp nhận thông tin.......................................................................63

Hình 1.13. Mô hình về an toàn thông và ý định hành vi...............................................65

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất..........................................................................69

Hình 2.2. Sơ đồ quy trình thực hiện nghiên cứu ...........................................................73

Hình 3.1. Lượng người sử dụng internet tại Việt nam giai đoạn 2006 – 2015 .............89

Hình 3.2. Các phương tiện truy cập internet của người dân (2013-2015) ....................90

Hình 3.3. Tỷ lệ và lượng người mua hàng qua internet ................................................91

Hình 3.4. Doanh thu từ khách du lịch (2008 -2015) .....................................................97

Hình 3.5. Tỷ trọng trong mua sắm online và lượng người mua vé máy bay và đặt

phòng khách sạn/tour du lịch.......................................................................................106

Hình 3.6. Tỷ lệ các sản phẩm lữ hành khách du lịch lựa chọn....................................116

Hình 3.7. Kết quả phân tích hồi quy mô hình nghiên cứu ..........................................122

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Số lượng khách của Kangaroo Café (2010 – 2015)......................................54

Bảng 2.1. Các biến quan sát trong mô hình...................................................................75

Bảng 3.1. Mức chi tiêu bình quân 1 ngày của khách du lịch trong nước......................85

Bảng 3.2. Mức chi tiêu bình quân 1 ngày của khách du lịch quốc tế đến.....................85

Bảng 3.3. Cơ sở lưu trú tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 .........................................86

Bàng 3.4. Thống kê doanh nghiệp kinh doanh du lịch quốc tế tại Việt Nam ...............92

Bảng 3.5. Khách du lịch nội địa và khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn.................96

Bảng 3.6. Mục đích của du khách quốc tế khi đến Việt Nam.......................................98

Bảng 3.7. Khách quốc tế đến Việt Nam phân theo một số quốc tịch............................99

Bảng 3.8. Các website lữ hành có số lượng truy câp cao............................................102

Bàng 3.9. Phân bổ truy cập đến từ các mạng xã hội ...................................................103

Bảng 3.10. Tình hình truy cập website từ thiết bị tìm kiếm........................................104

Bảng 3.11. Một số phần mềm được sử dụng tại các công ty du lịch Việt Nam..........108

7

Bảng 3.12. Doanh thu của một số công ty du lịch lớn Việt Nam................................109

Bảng 3.13. Mô tả các đối tượng quan sát ....................................................................113

Bảng 3.14. Thông tin khảo sát về sản phẩm lữ hành...................................................114

Bảng 3.15. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo...............................................117

Bảng 3.16. Kết quả phân tích khám phá nhân tố.........................................................118

Bảng 3.17. Ma trận tương quan...................................................................................120

Bảng 3.18. Kết quả phân tích hồi quy nhân tố tính hữu ích cảm nhận .......................123

Bảng 3.19. Kết quả phân tích hồi quy nhân tố tính dễ sử dụng cảm nhận..................123

Bảng 3.20. Kết quả phân tích hồi quy nhân tố cảm nhận rủi ro..................................124

Bảng 3.21. Kết quả phân tích hồi quy nhân tố tính sự tin tưởng.................................124

Bảng 3.22. Kết quả phân tích hồi quy nhân tố thái độ với dịch vụ .............................125

Bảng 3.23. Kết quả phân tích hồi quy nhân tố ý định sử dụng dịch vụ ......................126

Bảng 3.24. Kết quả phân tích hồi quy nhân tố chấp nhận hoạt động bán ...................126

Bảng 3.25. Kết quả phân cho nhóm giới tính..............................................................127

Bảng 3.26. Kết quả phân cho nhóm học vấn...............................................................128

Bảng 3.27. Kết quả phân cho nhóm mức độ sử dụng internet ....................................128

Bảng 3.28. Kết quả phân tích cho nhóm thời gian sử dụng internet ...........................129

Bảng 3.29. Kết quả phân cho nhóm nghề nghiệp........................................................129

Bảng 3.30. Kết quả phân tích cho nhóm tuổi tác ........................................................129

Bảng 3.31. Kết quả phân cho nhóm thu nhập .............................................................130

Bảng 3.32. Kết quả phân tích cho thu nhập.................................................................130

8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

ANOVA Analysis of Variance Phân tích phương sai

ASEAN Association of Southeast Asian

Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam

Á

CNTT-TT Công nghệ thông tin và truyền

thồng

EFA Exploratory factor analysis Phân tích khám phá nhân tố

IACM Information Acceptance Model Mô hình chấp nhận thông tin

MXH Mạng xã hội

PR Public Relations Quan hệ công chúng

OLS Odinary least squares Phương pháp bình phương nhỏ

nhất

SEO Search Engine Optimization Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

SPSS Statistical Package for Social

Sciences

TAM Technology Acceptance Model Mô hình chấp nhận công nghệ

TMĐT Thương mại điện tử

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TPB Theory of planned behaviour Lý thuyết hành vi có kế hoạch

TPP

TRA Theory of Reasoned Action Lý thuyết hành vi dự định

TTXVN Thông tấn xã Việt Nam

UNDP United Nations Development

Programme

Chương trình phát triển Liên hợp

quốc

VECITA Vietnam E-commerce and

Information Technology Agency

Cục Thương Mại Điện Tử Và

Công Nghệ Thông Tin

VIF Variance Inflation Factor Nhân tử phóng đại phương sai

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

TIC Travel Information center Trung tâm Thông tin du lịch

ICT Information and Communications

Technology

Công nghệ thông tin và truyền

thông

STB Singapore Tourism Board Tổng cục Du lịch Singapore

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

9

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của nghiên cứu

Việt Nam là nước có tài nguyên du lịch phong phú, với nhiều danh lam thắng

cảnh đẹp nổi tiếng, truyền thống văn hóa phát triển lâu đời, cùng các lễ hội, phong tục

độc đáo, các di tích lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. Đó là cơ sở, tiềm

năng to lớn để nhiều doanh nghiệp du lịch mở rộng khai thác sản phẩm lữ hành, góp

phần quảng bá hình ảnh đất nước, đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc dân. Theo số

liệu của Tổng cục du lịch Việt Nam, năm 2016 số lượt khách quốc tế đến Việt Nam

đạt 10.012.735 lượt, tăng 26,0% so với năm 2015, trong khi đó tốc độ tăng trưởng

khách quốc tế năm 2015 và năm 2014 chỉ dừng lại ở mức xấp xỉ 0,9% và 4%. Như

vậy, bên cạnh việc vượt chỉ tiêu du lịch là 8,5 triệu lượt khác quốc tế, con số 26% thực

sự vô cùng ấn tượng, điều này cho thấy so với những năm trước thì ngành du lịch Việt

Nam năm 2016 có nhiều sự tiến bộ. Tình hình hoạt động du lịch trên cho thấy sau ảnh

hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và một loạt các vấn đề về tranh chấp Biển Đông,

các dịch bệnh Ebola, Zika, tình hình du lịch Việt Nam đã tăng trưởng lại khá khả quan.

Lý giải cho “kỳ tích tăng trưởng” trong hoạt động du lịch, bên cạnh công tác quản lý,

hệ thống cơ sở vật chất tăng cường và chính sách miễn visa cho một số nước, thì hoạt

động bán hàng trực tuyến, việc quảng bá du lịch và triển khai chiến dịch e-marketing

đã giúp nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam (Tạp chí Tài chính, 2016).

Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế Việt nam

Theo một cuộc khảo sát 1.200 nhà quản lý du lịch trên khắp thế giới về các xu

hướng du lịch toàn cầu công bố tại thị trường du lịch thế giới 2014 tại London, Việt

Nam đã được xếp hạng thứ hai ở châu Á về tiềm năng phát triển du lịch, chỉ sau Trung

Quốc. Các "ngành công nghiệp không khói" hiện đang đóng một vai trò quan trọng

trong nền kinh tế quốc gia. Số lượng khách quốc tế đã tăng từ 250 nghìn khách lên hơn

10 triệu khách từ 1990 đến năm 2016 (Tổng cục Du lịch, 2016). Tốc độ tăng trưởng

trung bình của ngành trong vòng 20 năm qua đạt mức trên 10%, cao hơn tốc độ tăng

trưởng GDP bình quân hàng năm là 6%. Chỉ riêng năm 2015, ngành du lịch đóng góp

trực tiếp 12.7 tỷ đô USD, chiếm hơn 6.5% GDP và tạo ra 2,782 triệu việc làm trực tiếp

(World Travel & Tourism Council, 2016).

Xu hướng sử dụng mạng internet trong ngành du lịch

Việt Nam được coi là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp thương

mại điện tử và các dịch vụ trực tuyến nói chung và cho các công ty du lịch nói riêng.

Giá cước viễn thông và internet của Việt Nam xếp thứ 8/148, tức là gần như thấp nhất

thế giới (Châu An, 2014). Theo Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), tính

10

đến hết năm 2015, tỷ lệ người dùng internet tại Việt Nam đã đạt 52% dân số. Bên cạnh

đó, hoạt động kinh doanh lữ hành của các công ty du lịch Việt nam cũng ngày càng

khởi sắc, với hơn 329 doanh nghiệp du lịch quốc tế và 2.462 doanh nghiệp du lịch nội

địa. Nổi bật lên là một số công ty du lịch quốc tế như: Saigontourist, Fiditour… đây

đồng thời là các đơn vị bước đầu áp dụng có hiệu quả mô hình kinh doanh qua mạng

internet vào hoạt động song song với mô hình kinh doanh truyền thống của doanh

nghiệp mình.

Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng, con số các công ty sử dụng internet như một

công cụ bán hàng không nhiều, có thể kể đến Saigontourist, Vietravel, TST Tourist,

Công ty cổ phần Truyền thông Du lịch Việt (Viet Media Travel), và việc bán hàng qua

mạng tại các công ty này cũng mới chỉ được thực hiện một phần, tức là khách hàng chỉ

có thể đặt tour, xác nhận chỗ rồi đến công ty để thanh toán tiếp. Trong khi các doanh

nghiệp du lịch nước ngoài khác đang thực hiện vô cùng hiệu quả hệ thống bán sản

phẩm lữ hành qua internet để tăng lợi thế cạnh tranh, tiếp cận tốt hơn đến người tiêu

dùng cho doanh nghiệp và cắt giảm tối thiểu những chi phí phát sinh trong quá trình

hoạt động kinh doanh để có thể tối đa hóa lợi nhuận và mang lại cho người tiêu dùng

những sản phẩm lữ hành có giá cả cạnh tranh trên thị trường thì các công ty du lịch

Việt Nam vẫn chủ yếu thu hút khách du lịch nước ngoài và thực hiện các giao dịch bán

sản phẩm lữ hành thông qua các đại lý của mình tại nước ngoài. Theo thông tin từ

Hiệp hội Du lịch Việt Nam, thì hiện tại chi phí hoạt động của 1 văn phòng tại Nhật bản

nói riêng cũng đã lên tới số tiền là 300.000 đô la Mỹ/năm (Đào Loan, 2013). Chi phí

hoạt động ngày càng tăng, cộng thêm việc cạnh tranh ngày càng gay gắt sẽ khiến cho

nhiều công ty du lịch Việt nam bị đuối sức trong việc phát triển mở rộng. Chính những

chi phí phát sinh này khiến cho các sản phẩm lữ hành của các công ty du lịch Việt nam

có giá cao và mất đi lợi thế cạnh tranh khi so sánh với chính những sản phẩm lữ hành

và các công ty du lịch đến từ các nước bạn trong khu vực Asian nói chung và Đông

nam á nói riêng như Thái Lan, Singapore hay thậm chí là Lào và Campuchia.

Đặt ra mục tiêu năm 2017 sẽ là 11,5 triệu lượt khách quốc tế và 66 triệu khách

du lịch nội địa (Hiền Minh, 2016), tổng cục Du lịch xác định việc triển khai các

chương trình hành động của ngành đều hướng tới mục tiêu xây dựng thương hiệu du

lịch Việt Nam "An toàn, Thân thiện, Chất lượng," gắn với các nội dung trong Chiến

lược, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Điều này cũng đặt ra không ít thách thức và sức ép cho các công ty du lịch trong việc

khắc phục khó khăn và phải áp dụng nhiều hơn nữa những hình thức mới vào việc bán

các sản phẩm lữ hành để thu hút khách du lịch và từng bước giành vị thế trên thị

trường trong và ngoài. Hơn nữa, để duy trì được sự tăng trưởng đều đặn của ngành du

lịch Việt Nam thì rất cần có một sự nắm bắt kịp xu hướng của việc phát triển đồng bộ

11

hệ thống các mô hình, quy trình hoàn thiện, các công cụ phần mềm hỗ trợ mua - bán

tour, các biện pháp thúc đẩy và thực hiện hoạt động bán sản phẩm lữ hành theo những

xu hướng mới qua mạng internet để có thể giúp cho các công ty du lịch Việt Nam tiết

kiệm chi phí hoạt động, tạo dựng lợi thế cạnh tranh so với các nước bạn và tiến đến sự

phát triển bền vững trong thời đại internet. Đó chính là những lý do để tác giả lựa chọn

cho việc thực hiện nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện nhằm đề xuất giải pháp phát triển hoạt động bán sản

phẩm lữ hành qua mạng internet của các công ty du lịch Việt Nam.

Nhiệm vụ cần thực hiện để đạt được các mục tiêu:

 Hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về hoạt động bán hàng qua mạng internet; các

sản phẩm lữ hành của các công ty du lịch.

 Phân tích thực trạng hoạt động bán sản phẩm lữ hành của các công ty du lịch

Việt Nam;

 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động bán sản phẩm lữ hành

qua internet của người tiêu dùng.

 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động bán sản phẩm lữ hành

qua mạng internet của các công ty du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2017-2022.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu

 Chủ thể nghiên cứu: Hoạt động bán hàng qua internet cho các sản phẩm lữ

hành. (Hoạt động bán là bán cho khách hàng cá nhân)

 Khách thể nghiên cứu: gồm những vấn đề sau

(1) Cơ sở lý thuyết về hành vi chấp nhận hoạt động bán

(2) Thực trạng hoạt động bán và việc triển khai hoạt động bán sản phẩm lữ hành

qua internet

(3) Xác định và đánh giá các nhân tố tác động đến hành vi chấp nhận hoạt động

bán sản phẩm lữ hành qua internet (điều tra thực nghiệm)

 Phạm vi nghiên cứu

 Thời gian: Nghiên cứu từ năm 2013 đến 2017. Do nghiên cứu nằm trong thời

gian ngành du lịch có tốc độ phát triển và tăng trưởng ngành du lịch cũng như

những tình hình thay đổi và biến động xã hội có nhiều phức tạp. Hoạt động nghiên

cứu và điều tra khảo sát tiến hành từ tháng 07 đến tháng 11 năm 2016.

 Không gian: Đối tượng khảo sát là các cá nhân sử dụng dịch vụ lữ hành qua

Internet của các công ty du lịch. Nghiên cứu tập trung trên địa bàn Hà Nôi, Vinh,

12

Đã Nẵng, Hồ Chí Minh và 1 số thành phố lớn khác có thể thông qua việc khảo sát

trực tuyến mở rộng sang một số khách hàng ở vùng lân cận.

4. Tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu

Cho dù hoạt động bán hàng qua mạng internet đã có lịch sử hình thành và phát

triển gần hai thập kỷ, tuy nhiên hoạt động nghiên cứu và áp dụng hình thức này vào

ngành du lịch vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Vì thế tác giả mới chỉ tìm thấy có một số đề

tài nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học và các hội thảo khoa học có liên quan:

Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Trong thời gian qua, có nhiều học giả nghiên cứu về việc ứng dụng internet vào

việc bán sản phẩm của doanh nghiệp du lịch. Những công trình nghiên cứu nổi bật về

cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong ngành du lịch và lữ hành là của các học giả du

lịch nổi tiếng như Buhalis, El – Gohary...

Những nghiên cứu đầu tiên được tác giả tham khảo là về ngành công nghiệp du

lịch:

 Nghiên cứu của Samwel Sizya (2009) về “Quản lý chuỗi cung ứng cho

các công ty du lịch” (Nguyên gốc: “Supply Chain Management for Tour operators”):

Nghiên cứu đã chỉ rõ ra được những nhược điểm về chi phí, thời gian và tính thuận

tiến trong các kênh phân phối truyền thống của các công ty du lịch. Từ nghiên cứu này

của tác giả nhận thấy rõ ràng hơn sự cần thiết phải sử dụng hệ thống bán hàng mới đối

với các công ty du lịch qua hệ thống internet.

 Nghiên cứu của Symon, Nkonoki (2013) “Các thách thức của các công

ty du lịch” (Nguyên gốc: “Challenges of Tour Operators”): Nghiên cứu này mới chỉ

đưa được những thách thức của các công ty du lịch trong thời đại internet toàn cầu như

hiện nay chứ chưa nói đến giải pháp để biến thách thức thành cơ hội như thực hiện

việc bán hàng qua mạng mà tác giả đang nghiên cứu.

 Nghiên cứu của Surugiu, M. R., & Surugiu, C. (2015). “Tinh thần doanh

nghiệp du lịch di sản và truyền thông: Cơ hội và Thách thức” (Nguyên gốc: “Heritage

tourism entrepreneurship and social media: opportunities and challenges”). Nghiên

cứu đã phân tích và chỉ ra được vai trò của truyền thông đến sự phát triển ngành du

lịch di sản, cụ thể là ở Roman. Không những thế, nghiên cứu đã chỉ ra được những cơ

hội và thách thức của Ngành du lịch di sản văn hoá, đặc biệt là trong thế kỉ 21 với sự

trỗi dậy mạnh mẽ của công nghệ thông tin, để qua đó các doanh nghiệp có thể xây

13

dựng được những chiến lược marketing mix phù hợp, nhằm nâng cao nền kinh tế.

Nghiên cứu cũng đưa ra những hàm ý chính sách cho ngành du lịch trong tương lai,

với sự bổ trợ của truyền thông.

 Một nghiên cứu của Huang, A., - Gallegos, L., & Lerman, K. (2017).

“Nghiên cứu du lịch: Thông hiểu về việc lựa chọn điểm đến và các nhóm kinh doanh

kết hợp với nhau dựa trên dữ liệu truyền thông” (Nguyên gốc: “Travel analytics:

Understanding how destination choice and business clusters are connected based on

social media data”). Nghiên cứu đã mô hình hoá được mối quan hệ giữa các nhóm

kinh doanh và hoạt động check-in, và qua đó, các nhóm kinh doanh được phân tích

dưới hai ống kính Cung (dữ liệu nhân viên trong ngành) và Cầu (dữ liệu check-in trực

tuyến). Không chỉ vậy, nghiên cứu sử dụng nghiên cứu dữ liệu thống kê để chỉ ra rằng

việc phân bổ đất và mạng lưới giao thông có ảnh hưởng đến các nhóm kinh doanh, và

qua đó đưa ra ngụ ý có lợi cho các nhóm kinh doanh ở khu vực du lịch. Nghiên cứu

còn gợi ý rằng các nhà hoạch định có thể thiết kế thành phố, địa điểm du lịch để tăng

sự thu hút của các nhóm kinh doanh.

Sau đó là việc tác giả kết hợp tham khảo những nghiên cứu về hướng phát triển

mới của ngành du lịch khi kết hợp với mạng internet thông qua những nền tảng mới

như Website, Blog, mạng xã hội (Social Network)…

 Nghiên cứu của Narges Homayooni (2006) “Tác động của internet trong

việc phân bố chuỗi giá trị, Trường hợp nghiên cứu: Ngành công nghiệp du lịch ở

Iran” (Nguyên gốc: “The impact of internet on distribution value chain, the case of

Iranian tourism industry”): Đây là một trong những nghiên cứu công phu và trực tiếp

nhất về ảnh hưởng của internet đối với một công ty du lịch. Nghiên cứu tập trung vào

xác định các nhân tố trong hệ thống mạng internet ảnh hưởng đến hoạt động kinh

doanh du lịch. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra được cơ hội của việc kết hợp giữa internet và

Ngành du lịch.

 Nghiên cứu của Buhalis, D., and Law, R. (2008). “Sự phát triển của

công nghệ thông tin và quản trị du lịch: 20 năm sau khi có internet - theo trình bày

của nghiên cứu về Du lịch điện tử. Quản trị Du lịch” (Nguyên gốc: “Progress in

information technology and tourism management: 20 years after the internet – The

state of eTourism research. Tourism Management”): Nghiên cứu này đã có những

đánh giá một cách toàn diện và phân tích các điển hình đi trước về việc kết hợp

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!