Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

phát triển dịch vụ thanh toán sử dụng thẻ tại các ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện hội
PREMIUM
Số trang
110
Kích thước
3.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1282

phát triển dịch vụ thanh toán sử dụng thẻ tại các ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện hội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỤC LỤC

Danh mục các chữ viết tắt

Chữ viết

tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

ATM Automatic Teller Machine Máy rút tiền tự động

CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng

CSCNT Cơ sở chấp nhận thẻ

ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ

EAB Ngân hàng Đông Á

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Gross Domestic Product tổng sản phẩm nội địa

IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

KD Kinh doanh

L/C Letter of credit Thư tín dụng

NHNN Ngân hàng Nhà Nước

NHNo&

PTNT Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn Việt Nam

NHTM Ngân hàng thương mại

NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

SWIFT

Society for Worldwide Interbank

Financial Telecommunication

Mạng viễn thông tài chính liên ngân hàng

quốc tế

TW Trung ương

USD United States dollar Đôla Mỹ

VND Việt Nam Đồng

WB World Bank Ngân hàng thế giới

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

1

2

Danh mục bảng biểu

Sơ đồ

Sơ đồ 1.1: Phân loại thẻ Ngân hàng

Sơ đồ 1.2: Cơ chế tăng lượng vốn huy động từ hoạt động thẻ tín dụng

Sơ đồ 1.3: Quy trình phát hành thẻ

Sơ đồ 1.4: Quy trình thanh toán thẻ

Biểu đồ

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm (%)

Biểu đồ 2.2: Số lượng thẻ ATM qua các năm và dự tính đến năm 2020

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng thẻ thanh toán của các tổ chức phát hành thẻ trong nước

Biểu đồ 2.4: Thị phần thẻ tín dụng quốc tế

Biểu đồ 2.5: Tình hình phát hành thẻ tín dụng quôc tế của Sở giao dịch Vietcombank

Biểu đồ 2.6: Số thẻ Connect 24 của Sở giao dịch ngân hàng Vietcombank

Biểu đồ 2.7: Tình hình phát hành thẻ nội địa của các Ngân hàng

Biểu đồ 2.8: Thị phần doanh thu từ hoạt động thanh toán thẻ tín dụng quốc tế (2006)

Biểu đồ 2.9: Tỷ trọng máy ATM của các NHTM Việt Nam (2006)

Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán từ năm 1997 và dự

tính đến năm 2020.

Biểu đồ 2.11: Số thiệt hại đối với các ngân hàng phát hành thẻ ở Việt Nam

Biểu đồ 2.12: Số thiệt hại đối với các ngân hàng chấp nhận thanh toán thẻ ở Việt Nam

Bảng

Bảng 2.1: Số lượng thẻ TDQT phát hành tại Sở giao dịch Vietcombank

Bảng 2.2: Kết quả triển khai thẻ tín dụng nội địa (2006)

Bảng 2.3: Số lượng thẻ ghi nợ nội địa của các ngân hàng (2005)

Bảng2.4: Tình hình phát hành thẻ của Techcombank

Bảng 2.5: Tình hình thanh toán thẻ quốc tế của Sở giao dịch

Bảng 2.6: Tình hình hoạt động kinh doanh thẻ NHNo&PTNT năm 2006

Bảng 2.7: Mức phí thường niên của thẻ tín dụng tại một số ngân hàng

Hộp

Hộp 2.1: Thẻ ATM làm giả trong một phút

3

Hộp 2.2: Khách hàng tá hỏa vì máy ATM Vietcombank “nuốt” 2 triệu đồng.

4

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính tất yếu của đề tài

Thẻ ngân hàng là sản phẩm của công nghệ hiện đại, đã và đang ngày một trở nên

phổ biến trên thế giới. Cùng với các phương tiện khác, thẻ giúp hạn chế lượng tiền mặt

lưu thông, thu hút tiền gửi của dân cư vào ngân hàng, tạo điều kiện sử dụng các dịch vụ

ngân hàng … Hoạt động thẻ của các Ngân hàng phát triển đã mang đến cho những Ngân

hàng này một vị thế mới, một diện mạo mới. Ngoài việc xây dựng được hình ảnh thân

thiện với từng khách hàng cá nhân, việc triển khai dịch vụ thẻ thành công cũng khẳng

định sự tiên tiến về công nghệ của một Ngân hàng. Các sản phẩm dịch vụ thẻ với tính

chuẩn hóa quốc tế cao còn là những sản phẩm dịch vụ có khả năng cạnh tranh trong quá

trình hội nhập. Chính vì vậy dịch vụ thẻ đã và đang đợc các NHTM nhìn nhận là một lợi

thế cạnh tranh hết sức quan trọng trong cuộc đua nhắm tới thị trường Ngân hàng bán lẻ.

Từ năm 1993, thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam mới xuất hiện những sản phẩm

thẻ đầu tiên do Vietcombank phát hành. Đến nay, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển

vượt bậc của thị trường thẻ Việt Nam với hơn 20 NHTM phát hành Thẻ nội địa, trong đó

có 8 NHTM phát hành Thẻ Quốc tế. Thị trường thẻ tại Việt Nam đã phát triển rất mạnh

mẽ và đạt được những thành quả đáng kể, đã góp phần thúc đẩy phát triển thương mại,

dịch vụ và du lịch quốc tế và cho thấy sự đổi mới đáng ghi nhận của hệ thống NHTM

Việt Nam trước xu thế mở cửa thị trường tài chính, nâng cao sức mạnh cạnh tranh, hội

nhập quốc tế.

Khi gia nhập WTO Việt Nam sẽ có điều kiện để thu hút đầu tư nhiều hơn, các

ngành dịch vụ như du lịch, thương mại sẽ tăng doanh thu, hoạt động thẻ vốn gắn liền với

sự phát triển của các ngành dịch vụ cũng có nhiều cơ hội để nâng cao doanh số giao dịch

thẻ và tiếp cận được các công nghệ mới về thẻ. Bên cạnh đó, khi gia nhập WTO, sẽ có

thêm nhiều Ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam tạo thêm nhiều thách thức

và cơ hội cho các Ngân hàng trong nước trong việc mở rộng và phát triển thị trường dịch

vụ thẻ bởi các ngân hàng nước ngoài này rất có thế mạnh về vốn, công nghệ và kinh

nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thẻ, đòi hỏi mỗi Ngân hàng trong nước phải có nỗ lực

rất lớn, chuẩn bị hành trang tốt thì mới có thể giữ vững được mảng thị trường hiện có và

tiếp tục phát triển trong tương lai. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Phát triển dịch vụ

thanh toán sử dụng thẻ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội

nhập kinh tế quốc tế” được chọn để nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích những thông tin và số liệu tập hợp được, đề tài này mong

muốn:

- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ thẻ trong hoạt động kinh doanh

của ngân hàng thương mại

5

- Phân tích thực trạng dịch vụ thẻ thanh toán của một số NHTM Việt Nam trong thời

gian qua.

- Đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần phát triển dịch vụ thanh toán qua

thẻ tại các NHTM ở Việt Nam.

3. Đối tượng nghiên cứu

Chuyên đề nghiên cứu các thực trạng quá trình phát hành và thanh toán thẻ của

các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày

càng sâu rộng như hiện nay.

4. Phạm vi nghiên cứu

Chuyên đề nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động của dịch vụ thanh toán

sử dụng thẻ nói chung và của Việt Nam từ năm 1995 đến nay với các số liệu được lấy từ

Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng nông nghiệp, Báo

cáo thường niên của NHNN năm 2006 và các tạp chí, thời báo khác.

5. Phương pháp nghiên cứu.

Chuyên đề vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: Duy vật biện chứng,

duy vật lịch sử, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp…

6. Kết cấu của đề tài

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, đề tài

gồm có 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về dịch vụ thanh toán sử dụng thẻ tại ngân hàng

thương mại.

Chương 2: Thực trạng cung ứng dịch vụ sử dụng thẻ thanh toán tại các ngân hàng

thương mại Việt Nam.

Chương 3: Triển vọng và giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán sử dụng thẻ tại

các NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

6

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Thanh toán không dùng tiền mặt

1.1.1. Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán tiền tệ là sự cần thiết khách quan, có vai trò quan trọng trong quá

trình sản xuất của nền kinh tế hàng hoá. Một nền kinh tế hàng hoá gắn luôn gắn liền với

quá trình thanh toán và chu chuyển tiền tệ. Kinh tế hàng hoá càng phát triển thì thanh

toán và chu chuyển tiền tệ càng mở rộng và phát triển để có thể phục vụ đắc lực cho lưu

thông hàng hoá.

Một thời gian dài trước đây, khi trình độ thấp của lực lượng sản xuất còn thấp và

hoạt động sản xuất hàng hóa chưa phát triển cao như hiện nay, việc trao đổi hàng hàng

hoá chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp và lúc này thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt tỏ ra hiệu

quả, linh hoạt, góp phần thúc đẩy quan hệ giao dịch giữa các bên được diễn ra nhanh

chóng, thuận tiện và ngày càng phát triển.

Hiện nay, khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ cao hơn, nền kinh tế

thế giới phát triển theo hướng toàn cầu hoá, lượng hàng sản xuất ra rất lớn và được chở

đi tiêu thụ mọi nơi, tức là phạm vi thanh toán mở rộng thì thanh toán bằng tiền mặt lại

bộc lộ những hạn chế của nó như:

- Không an toàn khi phải vận chuyển một lượng tiền mặt lớn từ nơi này đến nơi khác.

- Chi phí và thủ tục chuyển đổi loại tiền để thanh toán là lớn vì trong quan hệ thanh

toán quốc tế luôn có sự tham gia của nhiều đồng tiền.

- Ngân hàng trung ương cần phải chi một lượng chi phí lớn cho in đúc, vận chuyển,

phát hành tiền vì khối lượng tiền trong lưu thông phải tương ứng với lượng hàng hoá

dịch vụ được sản xuất và tiêu thụ theo quy luật lưu thông tiền tệ.

- Thanh toán bằng tiền mặt ảnh hưởng đến tính liên tục của chu kì sản xuất, lưu thông

hàng hoá. Thực tế khách quan đó đòi hỏi hình thức thanh toán mới khắc phục những

hạn chế của thanh toán bằng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu phát triển của thờì đại.

Như vậy do việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt giữa các chủ thể kinh tế có

nhiều hạn chế, như rủi ro do phải vận chuyển tiền, chi phí thanh toán lớn, đặc biệt với

khách hàng ở xa nhau đã tạo nên nhu cầu thanh toán qua ngân hàng. Do đó, thanh toán

không dùng tiền mặt xuất hiện.

7

Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ không

cần có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích từ tài khoản của

người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau

thông qua vai trò trung gian của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Để có thể phát triển được hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, một nền kinh

tế phải có mức thu nhập bình quân của dân cư cao, hệ thống văn bản pháp lý đầy đủ, cơ

sở hạ tầng công nghệ của các ngân hàng, các DN và tổ chức kinh tế phải mạnh; Nguồn

nhân lực về CNTT trong các ngân hàng giỏi, dân trí cao và phải có thói quen thanh toán

không dùng tiền mặt. Và ngược lại việc tổ chức tốt thanh toán không dùng tiền mặt sẽ

tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển, phù hợp với trào lưu thế giới.

1.1.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt.

Việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ làm giảm đáng kể khối lượng tiền mặt

trong lưu thông, đảm bảo thanh toán an toàn, giảm chi phí xã hội trong việc in đúc tiền,

kiểm đếm, đóng gói, bảo quản, bảo vệ, vận chuyển, tiêu huỷ tiền không đủ tiêu chuẩn

lưu thông, tiết kiệm lao động xã hội và giảm các hiện tượng tiêu cực như tiền giả, mất

cắp, tham ô ….Đảm bảo an toàn tài sản.

Khả năng lựa chọn các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thích hợp cho

phép khách hàng thực hiện thanh toán nhanh chóng và hiệu quả. Điều này góp phần tăng

nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả của quá trình tái

sản xuất xã hội.

Thêm nữa, việc cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có chất lượng

làm tăng uy tín cho ngân hàng và tạo điều kiện thu hút nguồn tiền gửi.

Để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, khách hàng phải mở tài khoản tại

ngân hàng. Việc làm này tạo cơ hội cho ngân hàng tập trung nguồn vốn nhàn rỗi, mở

rộng hoạt động tín dụng và đầu tư vì trong tài khoản của khách hàng phải có số dư để

đảm bảo nhu cầu thanh toán. Số dư của tài khoản lớn trong khi lãi suất tiền gửi là thấp

và việc thanh toán không phả thường xuyên cùng lúc. Do đó, ngân hàng dùng tiền này

để cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế và thu lợi nhuận.

Đối với các chủ thể trong nền kinh tế thì qua vài trò trung gian thanh toán của

ngân hàng, họ không phải trực tiếp thanh toán với nhau. Nhờ vậy mà giảm lượng công

việc liên quan đến quản lý thanh toán, tập trung vào những việc khác.

Ngân hàng trung ương và chính phủ dễ kiểm soát lượng tiền trong lưu thông, nắm

bắt các tín hiệu của thị trường, phục vụ quản lý vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thực hiện

chính sách tiền tệ, thanh toán quốc gia. Vai trò này chỉ phát huy hiệu lực khi các giao

dịch thanh toán được thực hiện qua ngân hàng.

1.1.3. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

8

Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khá phổ biến hiện nay gồm:

Internet Banking, E-banking, Home Banking, Phone Banking, MobileBanking..., ATM,

thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, séc, chuyển tiền điện tử, nhờ thu, ủy nhiệm chi, thanh toán

qua tài khoản cá nhân, thanh toán online, Master Card, Visa Card, Amex Card... Các

hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam mới dừng lại chủ yếu là séc, ủy

nhiệm thu, chi, thư tín dụng và thẻ thanh toán, thanh toán điện tử…

1.2. Dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng thương mại

1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển thẻ ngân hàng

1.2.1.1. Sự ra đời của thẻ Ngân hàng

Thẻ Ngân hàng là một công cụ thanh toán đặc biệt và tiện lợi trong nền kinh tế

của các nước. Thẻ ngân hàng được thừa nhận là ra đời vào thời kỳ hưng thịnh của nền

kinh tế thế giới – những năm 30 của thế kỷ XX và đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng kinh

tế thế giới 1929-1930.

Tại Mỹ, năm 1914, chiếc thẻ đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện khi các đại lý bán

lẻ cung cấp cho khách hàng một khoản tín dụng (mua hàng trước, trả tiền sau). Điển

hình là công ty xăng dầu California đã cấp thẻ cho nhân viên và một số khách hàng của

mình và nhận thấy rằng phương thức thanh toán này rất thuận tiện. Tuy nhiên thẻ lúc đó

chỉ có tác dụng khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm của hãng mà không kèm

theo dự phòng khi gia hạn tín dụng.

Năm 1929-1930 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra và để lại những hậu

quả hết sức nghiêm trọng. Để khắc phục ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này hệ thống

các cửa hàng bán lẻ ở các nước phát triển đã đưa ra một hình thức bán chịu nhằm

khuyến khích tiêu dùng, tăng doanh thu. Lúc này các công cụ tín dụng thương mại như

thương phiếu tỏ ra không thích hợp với việc triển khai đại trà phương thức bán chịu ở

mọi nơi, mọi chốn, đa dạng trong thanh toán và đa phương trong sử dụng. Nhu cầu đặt

ra là cần có một loại công cụ tín dụng có thể được sử dụng linh hoạt hơn để có thể thanh

toán tại tất cả các điểm bán hàng. Điều này đã thúc đẩy các tổ chức tài chính vào cuộc,

trong đó phải kể đến Ngân hàng.

Dạng đầu tiên của thẻ ngân hàng là Charge – it của ngân hàng John Biggins xuất

hiện tại Mỹ năm 1946 đã cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch nội địa bằng các

cổ phiếu có giá trị do ngân hàng phát hành. Các đại lý nộp lại phiếu cho Ngân hàng

Biggins, Ngân hàng sẽ thanh toán các giao dịch đó cho đại lý và thu tiền về từ khách

hàng. Hệ thống này là tiền đề đầu tiên cho việc phát hành thẻ tín dụng Ngân hàng đầu

tiên của Ngân hàng Franklin National năm 1951.

Năm 1949, Frank Mc. Namara, một thương nhân Mỹ, khi ăn tối tại nhà hàng đã

phát hiện mình quên mang tiền mặt để thanh toán. Tình huống đó đã khiến ông tìm ra

một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Mc Namara lần đầu tiên cho ra đời

9

loại thẻ Diners Club. Diners Club là loại thẻ du lịch và giải trí do tổ chức thẻ tự phát

hành. Năm 1993, tổng doanh số khoảng 7.9 tỉ USD với khoảng 1.5 triệu thẻ lưu hành.

1.2.1.2. Sự phát triển của thẻ Ngân hàng trên thế giới

Vài năm sau sự ra đời của những loại thẻ thanh toán trên hàng loạt loại thẻ mới đã

được đưa ra như Trip Charge, Golden Key, Gourmet Club, Esquire Club, Carde

Blanche, American Express.

Năm 1958, tổ chức American Express phát hành thẻ Green Amex, không có hạn

mức tín dụng, chủ thẻ được tiêu tiền và có trách nhiệm trả tiền vào cuối tháng. Năm

1987, Amex cho ra đời thêm 3 loại thẻ là Amex Gold, Amex Platinum và Optima có hạn

mức tín dụng tuần hoàn. Đây là tổ chức thẻ du lịch và giải trí lớn nhất thế giới, trực tiếp

phát hành và quản lý thẻ, không cấp giáy phép để trở thành thành viên cho các tổ chức

khác. Năm 1993, tổng doanh thu khoảng 124 tỉ USD với 35.4 triệu thẻ lưu hành và 36

triệu CSCNT.

Năm 1960, Bank of America giới thiệu thẻ Bank Americard, dạng sơ khai của thẻ

Visa, được đổi tên thành thẻ Visa vào năm 1977. Tổ chức thẻ Visa quốc tế hình thành và

phát triển, không trực tiếp phát hành thẻ mà giao lại cho các thành viên khiến cho Visa

có thể mở rộng thị trường. Đến nay, Visa có quy mô lớn nhất thế giới với hơn 22000

thành viên ở 200 quốc gia.

Cùng với Hoa Kỳ, các nước kinh tế phát triển ở châu Âu, ở châu Á, đặc biệt là ở

Nhật Bản, thẻ Ngân hàng bắt đầu được sử dụng ngày một rộng rãi và chất lượng phát

triển rất cao nhờ sự phát triển công nghệ kỹ thuật số. Năm 1961, JCB hình thành bởi

ngân hàng Sanwa của Nhật, bắt đầu phát triển thành cơ sở quốc tế vào năm 1981. Hiện

nay thẻ JCB được tiêu thụ trên 109 quốc gia với mục tiêu hướng vào thị trường du lịch

và giải trí, đang trở thành loại thẻ cạnh tranh với Amex.

Năm 1966, để cạnh tranh với Bank of America – 14 ngân hàng Mỹ liên kết thành

Hiệp hội thẻ liên ngân hàng ICA và thẻ Master Charge ra đời, sau này đổi thành Master

card năm 1979, trở thành tổ chức thẻ thanh toán quốc tế lớn thứ hai sau Visa.

Hiện nay trên thế giới đã và đang lưu hành nhiều loại thẻ song có 5 loại thẻ thanh

toán được coi là tiêu biểu hơn cả.

- Thẻ Dinners Club: là loại thẻ du lịch và giải trí do tổ chức thẻ tự phát hành.

- Thẻ American Express.

- Thẻ Visa: hiện nay là loại thẻ có quy mô lớn nhất trên thế giới với số lượng 22 000 tổ

chức thành viên ở hơn 200 quốc gia, số thẻ phát hành là hơn 700 triệu thẻ với 351

000 điểm rút tiền mặt và doanh số là 800 tỷ USD/năm.

- Thẻ JCB của Nhật Bản.

- Thẻ Master Card.

10

1.2.2. Khái niệm, cấu tạo và phân loại

1.2.2.1. Khái niệm

Thẻ thanh toán là hình thức tiền điện tử, là phương tiện thanh toán hiện đại và

tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay; là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do

Ngân hàng phát hành phục vụ cho khách hàng chủ yếu trong lĩnh vực thanh toán phi

mậu dịch. Thẻ cấp cho khách hàng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, hoặc rút tiền

mặt tại các máy rút tiền tự động hay tại các ngân hàng đại lý trong phạm vi số dư tài

khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa ngân hàng và chủ thẻ.

1.2.2.2. Đặc điểm cấu tạo của thẻ.

Thẻ thanh toán được làm bằng chất liệu nhựa (Plastic) với 3 lớp ép sát, lõ thẻ là

nhựa cứng màu trắng, ở giữa có 2 lớp nhũ cán mỏng. Thẻ có giá trị sử dụng phải luôn

được bao phủ bởi một lớp nhũ có màu sắc và hình nền tuỳ ý nhưng không được để

trắng.Thẻ thanh toán có kích thước tiêu chuẩn quốc tế là 8,5cm x 5,5cm x 0,07cm với

bốn góc tròn.

Hai mặt thẻ chứa đựng những thông tin và ký hiệu khác nhau như nhãn hiệu

thương mại của thẻ, số thẻ, tên chủ thẻ, ngày hiệu lực, cơ sở phát hành thẻ…và một số

yếu tố khác theo quy định của các tổ chức thẻ quốc tế hoặc hiệp hội phát hành thẻ.

• Mặt trước của thẻ gồm:

- Biểu tượng: mỗi loại thẻ có một loại biểu tượng riêng, mang tính chất đặc trưng của

tổ chức phát hành thẻ và được xem như là thương hiệu và là yếu tố an ninh chống lại

sự giả mạo. Nhãn hiệu thương mại của thẻ như Visa, Amex, Mastercard, Diners Club

- Số thẻ: dành riêng cho mỗi chủ thẻ và được dập nổi trên mặt thẻ; số này sẽ được in

lại trên hóa đơn khi chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh toán.

- Thời gian hiệu lực của thẻ: là thời gian thẻ được phép lưu hành.

- Họ tên người sở hữu: tên của cá nhân nếu là thẻ cá nhân hoặc tên của người được ủy

quyền sử dụng nếu là thẻ công ty đều được in nổi trên thẻ, ngoài ra có một số thẻ còn

có thể in cả ảnh của chủ thẻ.

- Ký tự an ninh: là số mật mã đợt phát hành, in phía sau ngày hiệu lực.

• Mặt sau thẻ gồm:

- Dải băng từ: màu nâu đen chứa các thông tin đã được mã hoá theo một chuẩn thống

nhất như: số thẻ, ngày hết hạn, các yếu tố kiểm tra an toàn khác. Riêng thẻ thông

minh có một con chip vi mạch lưu trữ các thông tin về chủ thẻ.

- Băng chữ kí dành cho chủ thẻ: trên dải băng này có chữ ký của chủ thẻ để cơ sở chấp

nhận thẻ có thể đối chiếu chữ ký khi thực hiện thanh toán.

1.2.2.3. Phân loại thẻ

11

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!