Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng / Đỗ Thị Kim Nữ ; người hướng dẫn khoa học Hà Quang Đào
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TÓM TẮT
Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các NHTM Việt Nam là nhu cầu tất yếu
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần mang lại nguồn thu ổn định và an
toàn cho các NHTM. Trong vài năm gần đây, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam (Agribank) đã và đang thực hiện đề án tái cơ cấu Agribank,
phấn đấu trở thành ngân hàng đi đầu về dịch vụ. Là một trong số các chi nhánh của
Agribank, Agribank BRVT xác định việc phát triển dịch vụ phi tín dụng là một
trong các mục tiêu chiến lược hàng đầu. Tuy nhiên, thời gian qua, hoạt động của
Agribank BRVT vẫn còn tập trung chủ yếu vào hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín
dụng đối với lĩnh vực nông nghiêp, nông thôn. Do đó, tác giả chọn đề tài nghiên
cứu “Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” làm đề tài luận văn thạc sĩ tài
chính – ngân hàng nhằm góp phần phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank
BRVT, đảm bảo Agribank BRVT hoạt động một cách đa dạng, lành mạnh, góp
phần làm ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Trong đề tài, tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về phát triển
dịch vụ phi tín dụng tại NHTM. Trên cơ sở đó, tác giả thu thập các dữ liệu cần thiết
để phân tích thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank BRVT trong
giai đoạn từ 2011-2016 về quy mô và về chất lượng dịch vụ. Từ đó nêu ra những
mặt đạt được, những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân của những tồn tại. Dựa
vào thực trạng đã phân tích, tác giả đề xuất những giải pháp phát triển dịch vụ phi
tín dụng tại Agribank BRVT, góp phần đáp ứng nhu cầu của KH, nâng cao lợi thế
cạnh tranh và khẳng định thương hiệu của Agribank BRVT trên thị trường tài chính
địa phương.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: ĐỖ THỊ KIM NỮ.
Sinh ngày: 20/12/1990.
Quê quán: Xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi .
Địa chỉ thường trú: 484/4A Điện Biên Phủ, phường Long Toàn, thành phố Bà
Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Nơi công tác: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu.
Là học viên cao học khóa XVI, lớp CH16B2, Trường Đại học Ngân hàng
Thành phố Hồ Chí Minh.
Thực hiện đề tài: “Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
Tôi xin cam đoan: Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ
tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của
tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được
công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích
dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2017
Tác giả
Đỗ Thị Kim Nữ
LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, tác giả xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn và tri ân đến PGS., TS. Hà
Quang Đào - người hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình hướng dẫn, chia sẻ kinh
nghiệm và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Đồng thời, tác
giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy/Cô của Khoa Đào tạo Sau đại học đã tận
tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức quý báu, làm nền tảng cho quá trình
nghiên cứu của tác giả.
Tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đặc biệt cảm ơn Ban Giám đốc và các
đồng nghiệp tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
đã giúp đỡ, hỗ trợ trong thời gian tác giả học tập và cung cấp các số liệu cần thiết
trong lúc tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình dì Nguyễn
Thị Kim Qui đã hỗ trợ và giúp đỡ tác giả về việc ăn ở, đi lại trong suốt thời gian học
tập tại thành phố Hồ Chí Minh.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót do hạn
chế của tác giả về kinh nghiệm, kiến thức nghiệp vụ thực tiễn liên quan đến các sản
phẩm dịch vụ phi tín dụng tại Agribank BRVT. Do đó, tác giả rất mong muốn nhận
được những ý kiến đóng góp quý giá từ Quý Thầy/Cô trong Hội đồng bảo vệ luận
văn để luận văn hoàn thiện hơn. Xin cám ơn Quý Thầy/Cô đã dành thời gian để đọc,
góp ý và đánh giá luận văn cho tác giả.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2017
Tác giả
Đỗ Thị Kim Nữ
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI........................................................................1
1.1. Cơ sở lý luận về dịch vụ phi tín dụng...............................................................1
1.1.1. Khái niệm dịch vụ phi tín dụng..................................................................1
1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ phi tín dụng.............................................................1
1.1.3. Các loại sản phẩm dịch vụ phi tín dụng .....................................................3
1.2. Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHTM........................................................7
1.2.1. Khái niệm về phát triển dịch vụ phi tín dụng.............................................7
1.2.2. Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các NHTM ...............8
1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ phi tín dụng...........................11
1.2.4. Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển dịch vụ phi tín dụng ...............................14
1.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ phi tín dụng tại một số NHTM ở Châu Á và
bài học kinh nghiệm cho NHTM Việt Nam ..........................................................17
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ phi tín dụng tại một số NHTM Châu Á 17
1.3.2. Bài học cho các NHTM Việt Nam...........................................................19
TÓM TẮT CHƯƠNG 1..........................................................................................20
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU.....................................................21
2.1. Tổng quan về Agribank BRVT.......................................................................21
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank BRVT .........................21
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank BRVT............................22
2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank BRVT ....................24
2.2.1. Hoạt động huy động tiền gửi....................................................................24
2.2.2. Dịch vụ thanh toán ...................................................................................26
2.2.3. Dịch vụ thẻ ...............................................................................................29
2.2.4. Dịch vụ Internet Banking .........................................................................32
2.2.5. Dịch vụ Mobile Banking ..........................................................................32
2.2.6. Dịch vụ mua, bán ngoại tệ........................................................................33
2.2.7. Dịch vụ chi trả kiều hối ............................................................................34
2.2.8. Dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ.........................................................34
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank BRVT......35
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng.........................................................................35
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu định tính............................................................................45
2.3.3. Một số hạn chế .........................................................................................59
2.3.4. Nguyên nhân của hạn chế.........................................................................61
TÓM TẮT CHƯƠNG 2..........................................................................................66
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU......................................................67
3.1. Định hướng phát triển dịch vụ phi tín dụng của Agribank BRVT .................67
3.1.1. Định hướng phát triển dịch vụ phi tín dụng của Agribank đến 2020, tầm
nhìn 2025............................................................................................................67
3.1.2. Mục tiêu phát triển dịch vụ phi tín dụng của Agribank BRVT đến năm
2020 và tầm nhìn 2025 .......................................................................................68
3.2. Các giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank BRVT................69
3.2.1. Tăng cường nhận thức về việc tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch
vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp
cho từng thời kỳ..................................................................................................69
3.2.2. Hoàn thiện, bổ sung tiện ích của các sản phẩm dịch vụ hiện có, phát triển
những sản phẩm mới phù hợp với chiến lược chung và tình hình thực tế .........69
3.2.3. Tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm dịch vụ phi tín
dụng đến với nhiều đối tượng KH, đặc biệt là đối tượng KH ở khu vực nông
thôn.....................................................................................................................75
3.2.4. Hoàn thiện mạng lưới kênh phân phối hiện có và tiếp tục mở rộng mạng
lưới các kênh phân phối hiện đại, tập trung vào khu vực nông thôn .................77
3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, tăng cường đào tạo chuyên sâu
cho nhân viên về các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng và nâng cao năng lực, thái
độ phục vụ của nhân viên...................................................................................79
3.2.6. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng để phù hợp với nhiều đối
tượng KH khác nhau, tăng cường đóng gói sản phẩm.......................................82
3.2.7. Nâng cao chất lượng chăm sóc KH, tăng cường duy trì mối quan hệ với
KH ......................................................................................................................83
3.3. Đề xuất kiến nghị............................................................................................84
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam .....84
3.3.2. Đối với các đơn vị hữu quan ....................................................................86
TÓM TẮT CHƯƠNG 3..........................................................................................91
KẾT LUẬN..............................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
ATM Automatic Teller Machine – Máy rút tiền tự động
BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
BRVT Bà Rịa – Vũng Tàu
CĐKT Cân đối kế toán
CMND Chứng minh nhân dân
CN Chi nhánh
CNTT Công nghệ thông tin
DN Doanh nghiệp
ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ
Eximbank Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
KH Khách hàng
HD Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Hồ Chí Minh
HĐKD Hoạt động kinh doanh
HĐNH Hoạt động ngân hàng
HSC Hội sở chính
MaritimeBank Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải
NH Ngân hàng
NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTM NN Ngân hàng thương mại nhà nước
PGD Phòng giao dịch
POS Point of Sale – Máy chấp nhận thanh toán thẻ
TCTD Tổ chức tín dụng
VCB Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
VN Việt Nam
VT Vũng Tàu
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu hoạt động chủ yếu của Agribank BRVT giai đoạn 2011-
2016...........................................................................................................................23
Bảng 2.2. Số dư tiền gửi huy động tại Agribank BRVT trong giai đoạn 2011-2016
...................................................................................................................................24
Bảng 2.3.Tình hình tài khoản tiền gửi thanh toán tại Agribank BRVT giai đoạn
2011-2016..................................................................................................................26
Bảng 2.4. Dịch vụ thanh toán hóa đơn tại Agribank BRVT giai đoạn 2011-2016...27
Bảng 2.5. Dịch vụ thu NSNN tại Agribank BRVT giai đoạn 2011-2016 ................28
Bảng 2.6. Doanh số thanh toán trong nước tại Agribank BRVT giai đoạn 2011-2016
...................................................................................................................................28
Bảng 2.7. Doanh số thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu tại Agribank BRVT giai đoạn
2011-2016..................................................................................................................29
Bảng 2.8. Chênh lệch thu – chi từ dịch vụ thanh toán tại Agribank BRVT giai đoạn
2011-2016..................................................................................................................29
Bảng 2.9. Số lượng thẻ phát hành của Agribank BRVT giai đoạn 2011-2016 ........30
Bảng 2.10. Số lượt giao dịch rút tiền mặt và chuyển khoản qua ATM tại Agribank
BRVT giai đoạn 2011-2016......................................................................................30
Bảng 2.11. Số lượng máy ATM của Agribank BRVT trong giai đoạn 2011-2016
phân theo khu vực địa lý ...........................................................................................31
Bảng 2.12. Số máy POS, đơn vị chấp nhận thẻ và doanh số thanh toán qua POS tại
Agribank BRVT giai đoạn 2011-2016......................................................................32
Bảng 2.13. Dịch vụ Internet Banking tại Agribank BRVT giai đoạn 2011-2016 ....32
Bảng 2.14. Dịch vụ Mobile Banking tại Agribank BRVT giai đoạn 2011-2016 .....33
Bảng 2.15. Doanh số mua, bán ngoại tệ của Agribank BRVT giai đoạn 2011-2016
...................................................................................................................................33
Bảng 2.16. Kết quả chênh lệch thu – chi từ hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ
tại Agribank BRVT giai đoạn 2011-2016.................................................................34
Bảng 2.17. Doanh số chi trả kiều hối tại Agribank BRVT giai đoạn 2011-2016.....34
Bảng 2.18. Kết quả chênh lệch thu – chi từ dịch vụ ngân quỹ tại Agribank BRVT
giai đoạn 2011-2016..................................................................................................35
Bảng 2.19. Thống kê mô tả mẫu khảo sát.................................................................53
Bảng 2.20. Kết quả khảo sát KH sử dụng sản phẩm tiền gửi tại Agribank BRVT...54
Bảng 2.21. Kết quả khảo sát KH sử dụng dịch vụ thẻ tại Agribank BRVT .............55
Bảng 2.22. Kết quả khảo sát KH sử dụng dịch vụ thanh toán trong nước tại
Agribank BRVT........................................................................................................56
Bảng 2.23. Kết quả khảo sát KH sử dụng dịch vụ NH điện tử tại Agribank BRVT 57
Bảng 2.24. Kết quả khảo sát KH sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank
BRVT ........................................................................................................................58
Bảng 2.25. Kết quả khảo sát KH sử dụng dịch vụ mua, bán ngoại tệ tại Agribank
BRVT ........................................................................................................................58
Bảng 2.26. Kết quả khảo sát KH sử dụng dịch vụ khác tại Agribank BRVT...........59
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank BRVT giai đoạn 2011-2016
phân theo đối tượng KH............................................................................................25
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank BRVT giai đoạn 2011-2016
phân theo kỳ hạn gửi .................................................................................................25
Biểu đồ 2.3. Thị phần huy động tiền gửi của các CN NHTM trên địa bàn tỉnh BRVT
trong giai đoạn 2011-2016 ........................................................................................37
Biểu đồ 2.4. Thị phần dịch vụ thanh toán trong nước của các chi nhánh NHTM trên
địa bàn tỉnh BRVT giai đoạn 2011-2016 ..................................................................38
Biểu đồ 2.5. Thị phần thẻ phát hành của các CN NHTM trên địa bàn tỉnh BRVT
giai đoạn 2011-2016..................................................................................................40
Biểu đồ 2.6. Thị phần máy ATM của các CN NHTM trên địa bàn tỉnh BRVT giai
đoạn 2011-2016.........................................................................................................41
Biểu đồ 2.7. Thị phần máy POS tại các CN NHTM trên địa bàn tỉnh BRVT..........42
Biểu đồ 2.8. Thị phần dịch vụ mobile banking của các CN NHTM trên địa bàn
BRVT giai đoạn 2011-2016......................................................................................43
Biểu đồ 2.9. Thị phần doanh số mua bán ngoại tệ tại các CN NHTM trên địa bàn
BRVT giai đoạn 2011-2016......................................................................................44
Biểu đồ 2.10. Thị phần chi trả trả kiều hối của các CN NHTM trên địa bàn tỉnh
BRVT giai đoạn 2011-2016......................................................................................45
Biểu đồ 2.11. Số lượng KH sử dụng các sản phẩm dịch vụ tại Agribank BRVT
trong tổng số KH được khảo sát................................................................................53
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở VN hiện nay, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động truyền thống đem lại
nguồn thu nhập chính cho các NHTM. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế tiềm
ẩn nhiều bất ổn, thu nhập từ hoạt động tín dụng trở nên bấp bênh và nhiều rủi ro.
Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hoá, đa dạng và làm phong phú các hình thức kinh
doanh của các NHTM là quy luật chung hiện nay. Do đó, việc phát triển dịch vụ phi
tín dụng của các NHTM Việt Nam là nhu cầu tất yếu trong tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế.
Trong thời gian qua, Chính phủ rất quan tâm đến việc cơ cấu lại hệ thống
TCTD, trong đó nhấn mạnh cần “tăng dần tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ phi tín
dụng” trong tổng thu nhập (Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 (Đề án 254) và
Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 05/9/2016 về việc phê duyệt đề án nâng cao khả
năng tiếp cận dịch vụ NH cho nền kinh tế (gọi tắt là Đề án 1726)). Cũng trong giai
đoạn này, Agribank đang quyết liệt triển khai các giải pháp nhằm hoàn thành các
mục tiêu đặt ra trong Đề án Cơ cấu lại tổ chức bộ máy và hoạt động kinh doanh của
Agribank giai đoạn 2013 – 2015 theo Quyết định số 53/QĐ-NHNN ngày
15/11/2013 của Thống đốc NHNN phê duyệt. Trong đó, tích cực đẩy mạnh phát
triển dịch vụ NH nói chung và dịch vụ phi tín dụng nói riêng, phấn đấu trở thành
đơn vị cung ứng dịch vụ NH hàng đầu Việt Nam.
Agribank BRVT là chi nhánh lớn nhất của Agribank trên địa bàn tỉnh BRVT,
đồng thời là NH có mạng lưới giao dịch nhiều thứ hai (sau VCB Vũng Tàu) trong
số các CN NHTM trên địa bàn tỉnh, với bề dày lịch sử phát triển cùng mạng lưới
giao dịch phủ khắp từ thành thị đến nông thôn, Agribank BRVT có rất nhiều lợi thế
và tiềm năng phát triển dịch vụ phi tín dụng. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011-2016,
thu nhập từ dịch vụ tín dụng tại Agribank BRVT vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp hơn
nhiều so với thu nhập từ hoạt động tín dụng. Các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn,
đơn điệu, chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh yếu. Do đó, việc nghiên cứu các giải
pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank BRVT là cần thiết. Với thực tế đó,
tôi chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” làm
đề tài luận văn thạc sĩ. Hy vọng rằng thông qua kết quả nghiên cứu này sẽ tìm hiểu
được nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và tìm ra được giải pháp phù hợp để
đẩy mạnh phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank BRVT trong thời gian sắp
tới, đảm bảo chi nhánh hoạt động một cách đa dạng, lành mạnh, góp phần làm ổn
định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
2. Tổng quan về công trình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến phát triển
dịch vụ phi tín dụng. Một số công trình nghiên cứu có thể kể đến gồm:
2.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Đa số các công trình nghiên cứu nước ngoài không sử dụng khái niệm “dịch
vụ phi tín dụng” mà chủ yếu sử dụng cụm từ “thu nhập ngoài lãi” và cũng không
nghiên cứu trực tiếp về phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các NHTM mà đi sâu vào
nghiên cứu những rủi ro cũng như lợi ích của việc đa dạng hóa thu nhập ngoài lãi.
Cụ thể:
Rosie Smith, Christos Staikouras, and Geoffrey Wood (2002), Non-interest
income and total income stability. Nghiên cứu trả lời cho câu hỏi liệu rằng thu nhập
từ các hoạt động kinh doanh dựa trên phí có bù đắp được các biến động trong các
nguồn thu nhập khác của NH hay không. Nghiên cứu này xem xét sự thay đổi của
lãi suất, thu nhập ngoài lãi suất và mối tương quan của chúng đối với các hệ thống
ngân hàng các nước Châu Âu trong những năm 1994-1998. Kết quả cho thấy thu
nhập ngoài lãi đã tăng lên đáng kể so với thu nhập lãi ròng, giúp ổn định lợi nhuận
của các ngân hàng Châu Âu trong những năm đó. Các NH ở Châu Âu cũng đã bắt
đầu chuyển dịch một cách mạnh mẽ vào khu vực mang lại thu nhập từ hoạt động có
thu phí hơn là lãi suất. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh dựa trên phí là một phần
trong khoản thu nhập của các ngân hàng và ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như biến
động trong nền kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển của thu nhập ngoài lãi suất không
hoàn toàn bù đắp được cho việc giảm lãi suất biên và biến động nhiều hơn so với
thu nhập lãi.
Li Li, Yu Zhang (2013), Are there diversification benefits of increasing non
interest income in the Chinese banking industry?. Các tác giả nghiên cứu để trả lời
cho câu hỏi liệu rằng, việc đa dạng hóa thu nhập ngoài lãi có đem lại lợi ích cho
ngành NH ở Trung Quốc hay không trên cơ sở thu thập dữ liệu từ 1986-2008. Kết