Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Phạm Huy Hùng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TÓM TẮT
Dịch vụ ngân hàng bán lẻ là một trong những nghiệp vụ ngân hàng có tốc độ
tăng trưởng cao và được xem là xu hướng chung của hệ thống ngân hàng trong khu
vực cũng như trên thế giới. Loại hình dịch vụ này cung cấp cho khách hàng một hệ
thống các sản phẩm đa dạng như: huy động vốn, cho vay bán lẻ, dịch vụ thẻ, dịch
vụ ngân hàng điện tử… Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, các ngân hàng tại
Việt Nam đã và đang tập trung phát triển mạnh loại hình dịch vụ đầy tiềm năng này
nhằm thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần và Ngân hàng thương mại cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng cũng nắm bắt kịp thời xu
hướng đó.
Luận văn với đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng” đã
khái quát các cơ sở lý luận về dịch vụ ngân hàng, phát triển dịch vụ ngân hàng bán
lẻ cùng với một số lý thuyết về quản trị ngân hàng thương mại, marketing ngân
hàng. Bên cạnh đó, bằng việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu như thống kê
mô tả, phân tích tổng hợp, luận văn đã đánh giá thực trạng phát triển các dịch vụ
ngân hàng bán lẻ qua các mặt như kết quả kinh doanh, mô hình tổ chức, quản trị
điều hành, công tác phát triển kênh phân phối, triển khai các sản phẩm dịch vụ,
công tác chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, luận văn nêu ra những hạn chế trong quá
trình phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ và nguyên nhân bên trong
cũng như bên ngoài của những hạn chế đó. Trên cơ sở những tồn tại, hạn chế đã
phân tích, luận văn kết hợp với định hướng và tiềm năng phát triển dịch vụ ngân
hàng bán lẻ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
trong thời gian tới nhằm đưa ra các nhóm giải pháp về mô hình tổ chức, về nguồn
nhân lực, về công nghệ, về thị trường cũng như các nhóm giải pháp về sản phẩm,
dịch vụ. Đồng thời, luận văn cũng nêu lên nhưng kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân
hàng Nhà nước và trụ sở chính Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam để góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cũng như tiếp tục
phát huy, vận dụng các mặt đã làm được nhằm phát triển toàn diện các mặt hoạt
động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Phạm Huy Hùng
Sinh ngày: 27/04/1990 – tại tỉnh Lâm Đồng
Hiện đang công tác tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng
Là học viên cao học khóa XVI của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí
Minh.
Mã số học viên: 020116140074
Cam đoan đề tài: “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng”
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Văn Dân
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 10 năm 2017
Phạm Huy Hùng
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Quý Trường Đại Học Ngân Hàng
Thành Phố Hồ Chí Minh, Phòng đào tạo sau đại học, đặc biệt từ đáy lòng sâu sắc
ghi tâm cảm ơn đến TS. Đặng Văn Dân, khoa Tài chính, Trường Đại Học Ngân
Hàng TP. Hồ Chí Minh đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tôi với những chỉ
dẫn rất khoa học và hết sức quý giá trong quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn
thành đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng”.
Đặc biệt là sự quan tâm khuyến khích cũng như sự giúp đỡ, chia sẽ, thông
cảm và động viên từ ông bà, cha mẹ, gia đình, bạn bè và đồng nghiệ,p nhân đây tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn.
Cuối cùng, tôi thể hiện tình cảm trân trọng đến gia đình, bạn bè và các Quý
Thầy (Cô) giáo của tôi trong quá trình học tập tại Khoa sau đại học đã khích lệ,
động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
PHẠM HUY HÙNG
i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT NGUYÊN VĂN
ACB Ngân hàng TMCP Á Châu
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
ATM Máy rút tiền tự động
BIDV
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam
BSMS Dịch vụ gửi nhận tin nhắn ngân hàng qua điện thoại di động
HSBC Ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải
IBMB Dịch vụ giao dịch ngân hàng qua trang điện tử
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
POS Điểm chấp nhận thẻ
Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín
SHB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Hà nội
Smart Banking
Dịch vụ giao dịch ngân hàng qua ứng dụng trên thiết bị cầm
tay
Techcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
TMCP Thương mại cổ phần
VIB Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam
Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Lâm Đồng giai đoạn 2014 –
2016...........................................................................................................................29
Bảng 2.2 Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng tại BIDV Lâm Đồng giai
đoạn 2014 – 2016 ......................................................................................................36
Bảng 2.3 Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn và loại tiền huy động dân cư của BIDV
Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2016.............................................................................37
Bảng 2.4 Thị phần huy động vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai
đoạn 2014 – 2016 ......................................................................................................38
Bảng 2.5 Thị phần tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2014 – 2016...............................................................................................................40
Bảng 2.6 Tình hình tín dụng tại BIDV Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2016 ..............40
Bảng 2.7 Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo kỳ hạn tại BIDV Lâm Đồng giai đoạn 2014 –
2016...........................................................................................................................42
Bảng 2.8 Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo sản phẩm tại BIDV Lâm Đồng giai đoạn 2014
– 2016........................................................................................................................43
Bảng 2.9 Hiệu quả hoạt động của BIDV Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2016 ...........44
Bảng 2.10 Kết quả thực hiện dịch vụ khác của BIDV Lâm Đồng giai đoạn 2014 –
2016...........................................................................................................................45
Bảng 2.11 Kết quả thực hiện dịch vụ thẻ của BIDV Lâm Đồng giai đoạn 2014 –
2016...........................................................................................................................46
iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Mô hình tổ chức tại BIDV Lâm Đồng...................................................27
Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng dư nợ cho vay BIDV Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2016 .......41
Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng nguồn thu bán lẻ BIDV Lâm Đồng năm 2016 .......................51
Biểu đồ 3.1 Mô hình bán lẻ chuẩn tại BIDV ..........................................................655
iv
MỤC LỤC
TÓM TẮT
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG BÁN LẺ .............................................................................................1
1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại................................................................1
1.2. Khái quát về dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại .................1
1.2.1. Khái niệm về dịch vụ ngân hàng bán lẻ ....................................................1
1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ....................................................3
1.2.3. Một số loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ ...............................................4
1.2.4. Vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ........................................................9
1.3. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ................................................................11
1.3.1. Khái niệm về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ..................................11
1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng bán lẻ ......11
1.3.3. Một số tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ............15
1.4. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của một số ngân hàng nước
ngoài tại Việt Nam và bài học cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Lâm Đồng.................................................................................17
1.4.1. Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC)....................................17
1.4.2. Ngân hàng Citibank.................................................................................19
1.4.3. Ngân hàng Shinhan Việt Nam ................................................................21
1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Lâm Đồng ............................................................................22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH LÂM ĐỒNG..............................................................................................25
v
2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Lâm Đồng.............................................................................................25
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng............................................................25
2.1.2. Mô hình tổ chức ......................................................................................26
2.1.3. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Lâm Đồng: ...........................................................................28
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2016 ...............................28
2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2016...............31
2.2.1. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng....................................................31
2.2.2. Nền khách hàng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Lâm Đồng ........................................................................................33
2.2.3. Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Lâm Đồng ............................................................................34
2.2.4. Tình hình phát triển một số sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ............35
2.3. Đánh giá kết quả hoạt động dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng ........................................................48
2.3.1. Kết quả đạt được .....................................................................................48
2.3.2. Những hạn chế ........................................................................................50
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế .......................................................................52
2.4. Sử dụng mô hình phân tích SWOT đánh giá khả năng phát triển dịch vụ ngân
hàng bán lẻ của BIDV Lâm Đồng .........................................................................55
2.4.1. Thế mạnh (Strenghts)..............................................................................56
2.4.2. Điểm yếu (Weaknesses)..........................................................................56
2.4.3. Cơ hội (Opportunities) ............................................................................57
2.4.4. Thách thức (Threats)...............................................................................57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................59
vi
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG ..............................................................60
3.1. Điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam .....60
3.1.1. Sự gia tăng dân số và mức thu nhập xã hội.............................................60
3.1.2. Sự phát triển của công nghệ thông tin.....................................................60
3.1.3. Những định hướng lớn của ngân hàng nhà nước về chính sách tiền tệ ..61
3.1.4. Sự thay đổi phong cách sống và nhu cầu tài chính .................................61
3.2. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng ...............................................61
3.2.1. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam..........................................................................61
3.2.2. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng....................................62
3.3. Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng....................................................64
3.3.1. Nhóm giải pháp chung ............................................................................64
3.3.2. Nhóm giải pháp cụ thể ............................................................................71
3.4. Kiến nghị.........................................................................................................74
3.4.1. Đối với chính phủ....................................................................................74
3.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước .................................................................78
3.4.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ....79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................84
KẾT LUẬN
vii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
vào ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam cam kết thực hiện các chính sách hỗ trợ
về việc mở cửa trong lĩnh vực ngân hàng thông qua việc đã đang và sẽ tạo các điều
kiện thuận lợi tối đa cho các ngân hàng nước ngoài gia nhập và phát triển hoạt động
kinh doanh tại Việt Nam. Bên cạnh cơ hội được tiếp cận với thị trường tài chính
quốc tế, tiếp thu kinh nghiệm về quản lý và công nghệ hiện đại thì Ngân hàng
thương mại (NHTM) trong nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh đến từ các tổ
chức tài chính nước ngoài. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho
đến cuối năm 2016, Việt Nam có 28 ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP), 03
ngân hàng liên doanh, 05 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 100 chi nhánh và phòng
giao dịch ngân hàng nước ngoài. Điều đó cho thấy mức độ cạnh tranh khá căng
thẳng, dẫn đến các NHTM cổ phần trong nước cần phải tạo được sự khác biệt cũng
như nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập đang diễn ra. Trong xu
hướng đó, việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ là một nghiệp vụ mà các
NHTM Việt Nam đã và đang hướng đến. Với lợi thế từ thị trường Việt Nam có đến
hơn 93 triệu dân - đối tượng khách hàng chính của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
bán lẻ cộng với lợi thế về doanh thu, ít rủi ro do dịch vụ này mang lại thì đây hứa
hẹn là loại hình dịch vụ đầy tiềm năng.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một ngân hàng
TMCP có tổng tài sản cao nhất trong các NHTM tại Việt Nam (tính đến cuối năm
2016). Nhận thấy tiềm năng cho sự phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt
Nam đang còn rất lớn, đồng thời với những ưu điểm về con người, mạng lưới các
điểm giao dịch trên toàn quốc lên hơn 1.000 chi nhánh/phòng giao dịch; hơn 32.000
điểm kết nối máy rút tiền tự động (ATM) và điểm chấp nhận thẻ (POS), kết nối với
hơn 1.000 đại lý trên khắp thế giới, BIDV đã và đang có chiến lược triển khai mô
hình bán lẻ trên toàn hệ thống. Và trên bước đường chuyển mình đó, BIDV vinh
hạnh nhận được nhiều giải thưởng có uy tín như: Giải thưởng Ngân hàng bán lẻ tiêu
biểu 2016, Ngân hàng điện tử tiêu biểu hai năm liên tiếp 2014 & 2015 do Hiệp hội
Ngân hàng Việt Nam và IDG bình chọn; Ngân hàng có sản phẩm cho vay nhà ở tốt
nhất Việt Nam 2016 & 2017; đặc biệt trong năm 2017, BIDV tiếp tục được The