Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Pháp luật của tổ chức thương mại thế giới (WTO) về hàng rào thương mại phi thuế quan
MIỄN PHÍ
Số trang
21
Kích thước
442.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1764

Pháp luật của tổ chức thương mại thế giới (WTO) về hàng rào thương mại phi thuế quan

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Pháp luật của tổ chức thương mại thế giới

(WTO) về hàng rào thương mại phi thuế quan

Lương Thị Thu Nga

Khoa Luật

Luận văn ThS ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 60 38 60

Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Phước Hiệp

Năm bảo vệ: 2008

Abstract: Làm sáng tỏ các quy định của WTO và pháp luật của một số nước về hàng rào

thương mại phi thuế quan. Phân tích, đánh giá về sự hình thành, phân loại, xu hướng phát

triển của hàng rào thương mại phi thuế quan trên thế giới và các nỗ lực của WTO trong tự

do hóa thương mại, bao gồm nỗ lực xóa bỏ các rào cản thương mại phi thuế quan ;

nghiên cứu các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực này và xác định các yêu

cầu phải hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam, đề xuất một số phương hướng, giải pháp để

hoàn thiện pháp luật trong nước phù hợp với các nghĩa vụ với WTO về xóa bỏ hàng rào

thương mại phi thuế quan.

Keywords: Hàng rào thương mại; Phi thuế quan; Tổ chức thương mại thế giới; WTO

Content

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sau mười một năm kể từ ngày chính thức nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế

giới (WTO), tháng 1/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại

lớn nhất thế giới này. Để làm được điều này, Việt Nam đã phải vượt các vòng đàm phán song

phương và đa phương khó khăn, và phải hoàn thành một khối lượng công việc lớn về cải cách

thể chế và ban hành pháp luật để phù hợp với các định chế của WTO.

Gia nhập WTO, việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng thực chất. Ngoài

những cơ hội và lợi ích về kinh tế, thương mại và đầu tư, Việt Nam cũng sẽ đối mặt với nhiều

khó khăn. Quy chế thành viên WTO của Việt Nam cũng không tạo ra sự dỡ bỏ hoàn toàn hàng

rào trong thương mại với 153 thành viên của tổ chức thương mại này. Khi là thành viên chính

thức của WTO, Việt Nam không những không loại bỏ hoàn toàn các rào cản này mà còn tiếp tục

đối mặt với các khó khăn đã tồn tại và các khó khăn mới nảy sinh [2].

Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không ngừng gia tăng, từ

32,44 tỷ USD (năm 2005) lên 39,83 tỷ USD (năm 2006), đạt 48,56 tỷ USD vào năm 2007, tăng

21,9% so với năm 2006 (thống kê hải quan, thông tin hàng hoá xuất nhập khẩu, tình hình xuất

nhập khẩu tháng 12 và cả năm 2005/2006 và 2007) [61]. Bên cạnh hoạt động sản xuất và tiêu thụ

tại thị trường nội địa, Việt Nam mong muốn mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ sản phẩm ra

nước ngoài. Khi chưa tham gia WTO, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi. Tuy

nhiên, sau khi gia nhập, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt với những biện

pháp cản trở thương mại từ các đối tác. Rào cản thương mại có thể là hàng rào thuế quan hoặc

hàng rào phi thuế quan. Dưới áp lực của hội nhập và tạo thuận lợi cho thương mại tại từng khu

vực và trên thế giới, các nền kinh tế phải liên tục cắt giảm thuế quan theo từng lộ trình hội nhập.

Nếu hàng rào thuế quan thể hiện chính sách thương mại của từng quốc gia theo từng thời kỳ nên có

tính minh bạch và khả năng dự đoán trước, thì hàng rào phi thuế quan tại mỗi nước lại rất khác

nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội và quan điểm của Chính phủ về việc bảo

hộ ngành sản xuất nội địa hoặc chính sách thương mại.

Với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về thực tiễn sử dụng hàng rào thương mại phi thuế quan

theo thông lệ của WTO, tôi chọn đề tài "Pháp luật của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

về hàng rào thương mại phi thuế quan" cho luận văn thạc sĩ của mình. Tuy nhiên, đây là vấn đề

rộng, phức tạp và luôn thay đổi nên đề tài sẽ không thể đi hết các biện pháp phi thuế quan theo

quy định và thông lệ của WTO, mà chỉ tập trung vào một số biện pháp được sử dụng rộng rãi và

phổ biến. Như:

- Chế độ cấp phép nhập khẩu;

- Quy định về kiểm dịch động thực vật;

- Các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn (về môi trường, an ninh quốc gia, sức khỏe cộng

đồng...);

- Quy định và thông lệ về xác định trị giá hải quan;

- Quy định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại;

- Các quy định khác ảnh hưởng tới hàng hóa nhập khẩu (hạn ngạch, hạn ngạch thuế quan...)

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hàng rào thương mại phi thuế quan được nhiều nhà khoa học và hoạch định chính sách

thương mại trong nước khai thác và nghiên cứu ở các góc độ khác nhau. Một số công trình

nghiên cứu của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) như "Cơ sở khoa học định hướng các

biện pháp phi thuế để bảo hộ sản xuất hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế

thương mại thế giới" của Vụ Kế hoạch năm 2000; "Hệ thống rào cản kỹ thuật trong Thương mại

quốc tế và những giải pháp để vượt rào cản kỹ thuật của các doanh nghiệp ở Việt Nam" năm

2002 và "Nghiên cứu các rào cản trong Thương mại quốc tế và đề xuất các giải pháp đối với

Việt Nam" năm 2004 của Viện Nghiên cứu Thương mại.

Ngoài ra là các bài viết như "Bảo hộ hợp lý nông nghiệp trong quá trình Việt Nam hội nhập

kinh tế quốc tế" của GS.TS. Bùi Xuân Lưu, Trường Đại học Ngoại thương; "Giới thiệu về hạn

ngạch thuế quan" của Nguyễn Hải Yến, Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Bộ Thương mại

(nay là Bộ Công thương), tháng 8/2005; "Khía cạnh pháp lý của các biện pháp SPS" của Dự án

hỗ trợ thương mại đa biên II (MUTRAP II), Bộ Thương mại phối hợp cùng Ủy ban Châu Âu

thực hiện năm 2002....

Hầu hết các công trình nghiên cứu và bài viết trên được thực hiện trước khi Việt Nam gia

nhập WTO, khi nước ta chưa bị ràng buộc bởi các cam kết mở cửa thị trường và xóa bỏ các rào

cản thương mại theo nghĩa vụ WTO. Do đó, các công trình và bài viết này đã phân tích các quy

định, thông lệ của WTO về các biện pháp phi thuế quan khác nhau, có liên hệ và tìm hiểu kinh

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!