Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phan tich va neu cam nhan ve doan trich cha con nghia nang
MIỄN PHÍ
Số trang
2
Kích thước
117.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1952

Phan tich va neu cam nhan ve doan trich cha con nghia nang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đề bài: Phân tích và nêu cảm nhận về đoạn trích Cha con nghĩa nặng

Dàn ý chi tiết

1/ Mở bài

Giới thiệu tác giả và đoạn trích, khái quát nội dung đoạn trích: Đoạn trích

“Cha con nghĩa nặng” thuộc nửa sau Chương IX trong cuốn tiểu thuyết thứ 15

của Hồ Biểu Chánh. Nhan đề của câu chuyện đã làm rõ nội dung trong tác

phẩm, câu chuyện có nhiều tình huống éo le và cảm động

2/ Thân bài - Giới thiệu khái quát hoàn cảnh câu chuyện: Trải qua mười mấy năm phải thay

họ đổi tên, vất vả làm thuê làm mướn kiếm sống nơi đất khách quê người, Trần

Văn Sửu mang trong mình đầy nỗi khổ tâm, nỗi nhớ day dứt triền miên về hai

đứa con thơ tội nghiệp là thằng Tí và con Quyên

- Cảnh ông Sửu lén trở về thăm con nhưng không được gặp: Chính vì thế mà

ông Sửu đã bí mật trở về Giồng Ké với ước nguyện được thăm con, nhìn tận

mặt con dù chỉ trong giây lát mà cùng không được. - Cuộc hội ngộ của hai cha con trên cầu Mê Túc: Thằng Tí xúc động đến cực

độ “chạy riết lại nắm tay cha nó, dòm sát trong mắt mà nhìn rồi ôm cứng” cha

nó vào lòng

- Lối thoát cho hoàn cảnh của hai cha con: Và câu chuyện đã có một kết thúc

có hậu, chan chứa nhân tình, nhân nghĩa, người cha đã được miễn truy tố, được

trở về quê hương và sum họp với đàn con yêu quý

3/ Kết bài: Ý nghĩa về hai nhân vật Trần Văn Sửu và thằng Tí: Trước bi kịch

gia đình, tình nghĩa cha con vẫn son sắt sâu nặng, hai cha con ông Sửu là hiện

thân của bao phẩm chất tốt đẹp trong con người nông dân miền Nam từ xưa tới

nay

Bài tham khảo

Đoạn trích “Cha con nghĩa nặng” thuộc nửa sau Chương IX trong cuốn tiểu

thuyết thứ 15 của Hồ Biểu Chánh. Nhan đề của câu chuyện đã làm rõ nội dung

trong tác phẩm, câu chuyện có nhiều tình huống éo le và cảm động. Những tình

tiết ấy cứ đan chéo nhau làm nổi bật lên những đức tính cao đẹp của cha Sửu và

thằng Tí trước bi kịch gia đình. Trải qua mười mấy năm phải thay họ đổi tên, vất vả làm thuê làm mướn kiếm

sống nơi đất khách quê người, Trần Văn Sửu mang trong mình đầy nỗi khổ tâm, nỗi nhớ day dứt triền miên về hai đứa con thơ tội nghiệp là thằng Tí và con

Quyên. Người cha ấy luôn đau khổ, lương tâm cứ cắn dứt không thôi sau ngày

nhỡ tay xô ngã chết vợ mình. Ông sợ rằng hai con còn quá nhỏ “không hiểu

được việc xưa rồi nó trở oán mình”, ông sợ con phải sống trong cảnh côi cút “bơ vơ đói rách mà tội nghiệp”. Chính vì thế mà ông Sửu đã bí mật trở về Giồng Ké với ước nguyện được thăm

con, nhìn tận mặt con dù chỉ trong giây lát mà cùng không được. Hình ảnh ông

Sửu “chắp tay xá cha vợ rời đội nón lên và bươn bá bước ra lộ” giữa đêm trăng

trông thật đáng thương. Rồi câu hỏi của thằng Tí “Ông ngoại giấu tôi làm chi?

Sao đuổi cha tôi đi?”, đó là một câu hỏi đầy trách móc, đồng thời biểu lộ tình

cảm của đứa con khao khát gặp lại cha thân yêu. Tình cảm ấy của người con

thơ không khỏi khiến chúng ta xúc động.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!