Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phan tich va neu cam nhan sau khi xem dien hoac doc canh iii trong toi va chung ta
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Phân tích và nêu cảm nhận sau khi xem diễn hoặc đọc Cảnh III
trong Tôi và chúng ta
Bài làm:
Trong giai đoạn 1985 đến 1989, cái tên Lưu Quang Vũ nổi lên như một hiện
tượng xuất chúng. Tất cả những sân khấu kịch khi ấy không tối nào ngơi ánh
sáng và âm thanh, người ta đổ xô nhau đi xem những vở kịch đã đi vào huyền
thoại của làng văn nghệ sân khấu Việt Nam như Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Điều không thể mất, mùa hạ cuối cùng,... Được viết vào năm 1985, khi đất
nước chuẩn bị bước vào giai đoạn quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, "Tôi và chúng
ta" là một trong những tác phẩm nổi tiếng đương thời của Lưu Quang Vũ, viết
về hoàn cảnh của xí nghiệp nơi anh Hoàng Việt công tác. Hồi thứ III của vở
kịch này đã phản ánh được những bước chân đầu tiên của sự giao thoa giữa cái
mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái bảo thủ tại xí nghiệp Thắng Lợi. Đoạn trích xoay quanh nhân vật Hoàng Việt. Sau một năm giữ chức quyền
giám đốc xí nghiệp Thắng Lợi, Hoàng Việt nhận ra công ty đang đứng bên bờ
vực phá sản, tất cả những dự án đều được nhân viên hoàn thành một cách giả
tạo và không hề có thật. Chỉ còn Hoàng Việt, kĩ sư Lê Sơn và kíp trưởng Thanh
là những người nhìn ra sự thiếu sót và sai lầm trong cách thức điều hành xí
nghiệp nhưng đều không dám có ý kiến. Anh quyết tâm thay đổi phương thức
quản lý, củng cố bộ máy hoạt động xí nghiệp nhưng lại vấp phải sự phản đối
bởi chính những cộng sự, những người bảo thủ và thiếu quyết đoán, đặc biệt là
phó giám đốc Nguyễn Chính. Những mâu thuẫn về mở rộng sản xuất, ngân
sách đầu tư, khúc mắc tài chính giữa các bên đã tạo nên xung đột, mâu thuẫn
kịch tính. Giữ tư tưởng bảo thủ, lỗi thời, Phó giám đốc Nguyễn chính cho rằng, muốn sản
xuất thì cần phải đi theo đúng lộ trình đã được thực thi bao lâu nay, phải bắt
đầu từ "cấp trên", tuyển công nhân viên phải theo chỉ tiêu biến chế sẵn có. Cùng phe với Nguyễn Chính, Trưởng phòng Tài vụ cũng cho rằng "không có
quỹ lương cho thợ hợp đồng", ngoài ra, muons cải tổ, mua sắm vật tư sản xuất
cũng cần "làm đúng những quy định". Trái ngược hoàn toàn với họ, giám đốc
Hoàng Việt, một người có học thức và tầm hiểu biết rộng tuyên bố: "chúng ta
phải chủ động đặt ra kế hoạch, phải tuyển thêm thợ hợp đồng, mức sản xuất
của xí nghiệp sẽ tăng lên năm lần, lương mỗi công nhân sẽ tăng bốn lần. Phải
dừng việc xây nhà khách để trả lương công nhân trong hai tháng, sau đó sẽ
hoàn lại.". Những quyết định này đi ngược lại hoàn toàn với mớ quy định cứng
nhắc hẹp hòi, nhưng lại là con đường duy nhất cứu cả xí nghiệp khỏi bờ vực
phá sản. Lấy người công nhân làm gốc rễ của vấn đề, anh cho rằng, muốn tăng
năng suất trước hết phải từ con người, chấm dứt tình trạng bất công, bao cấp, người làm người biếng hưởng lợi như nhau " người chăm và kẻ lười được đối
xử như nhau, người tài năng và kẻ dốt nát đều hưởng chung một mức quyền lợi, thậm chí có những kẻ không làm gì cả, chỉ ngồi phán thôi, lại được vị nể hơn
những người đã vất vả cống hiến". Xí nghiệp Thắng Lợi giống như một mô hình thu nhỏ của xã hội Việt Nam
đương thời, khi người nông dân quây quần thành một hợp tác xã, tiền công tính
theo "ngày công", chỉ cần có mặt sẽ được tính là một "ngày công", dẫn đến việc
kẻ ăn người làm. Tình trạng bất hợp lý kéo dài khiến ngay cả những người vốn