Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công tyTNHH NISSEI ELECTRIC
MIỄN PHÍ
Số trang
74
Kích thước
376.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1470

Phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công tyTNHH NISSEI ELECTRIC

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyên đề tốt nghiệp :Phân tích - nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế mở cửa hiện nay để đứng vững trên thị trường là một điều hết

sức khó khăn ,nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO,điều đó đặt doanh nghiệp vào

một tinh thế vô cùng khó khăn,đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn đôi mới và hoàn

thiện mình. Để vừa đáp ứng được những yêu cầu trên, vừa tạo uy tín cạnh tranh với các

đối thủ, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải xác định các tiềm lực của bản

thân đơn vị. Vì vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề

được chú trọng đặc biệt, để làm sao sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có của

công ty sao cho phù hợp nhất, tránh tình trạng lãng phí, thất thoát.

Nhận thức rõ vai trò và vị trí quan trọng của vấn đề trên, trong thời gian tìm

hiểu, thực tập tại Công ty TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI, một doanh nghiệp hoạt

động sảnxuất kinh doanh trên lĩnh vực sản xuất, lắp ráp, sửa chữa,buôn bán sản phẩm

điện tử,tin học,viễn thông,thiết bị văn phòng em đã lựa chọn đề tài “Phân tích và đề

xuấ tgiải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH

NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI ”

Mục đích của đề tài là phân tích được thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh hay

hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm nhận dạng được điểm mạnh,

điểm yếu, khó khăn, thuận lợi và phát hiện những yếu kém trong công tác quản lý sản xuất

kinh doanh. Đồng thời tìm hiểu các nguyên nhân đứng sau thực trạng đó để từ đó đưa ra

những giải pháp nhằm khắc phục và cải thiện những yếu kém đó.

Phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh bao gồm một hệ thống các

công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ

bên trong và bên ngoài nhằm đánh giá tình hình sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.

Về lý thuyết, có nhiều phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp, nhưng trên thực tế thì thường sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp đồ thị

và phương pháp thay thế liên hoàn.

Kết cấu của đồ án gồm

Lời mở đầu

Phần I : Cơ sở lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp.

Phần II : Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH NISSEI

ELECTRIC HÀ NỘI

Phần III : Một số biện pháp để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty

TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI

Nhân dịp này em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Mai Anh, cùng các

cán bộ công nhân viên Công ty TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI đã hướng dẫn, giúp

đỡ em trong quá trình thực hiện đồ án này.

Do kiến thức còn hạn chế nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất

mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp.

Danh mục các từ viết tắt

 GTTSL Giá trị tổng sản lượng

 DT Doanh thu

 LN Lợi nhuận

2

Chuyên đề tốt nghiệp :Phân tích - nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

PHẦN I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN

XUẤT KINH DOANH

Một doanh nghiệp dù quy mô lớn, trung bình hay nhỏ hoạt động sản xuất kinh

doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào để tồn tại và phát triển đều phải hoạt động có hiệu quả. Để

biết được thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, vấn đề phân tích hiệu quả hoạt động

kinh doanh mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Từ kết quả phân tích chính xác, các nhà

quản lý doanh nghiệp sẽ có được những quyết định đúng đắn đưa doanh nghiệp hoạt động

ngày càng hiệu quả hơn.

1. Tổng quan về hiệu quả kinh doanh

Trong cơ chế kinh tế thị trường, mục tiêu bao trùm và lâu dài của mọi doanh

nghiệp kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu lớn nhất này, doanh

nghiệp phải xác định chính xác kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn thích ứng với

những thay đổi của môi trường kinh doanh, phải phân bổ và quản trị hiệu quả các nguồn

lực và luôn luôn kiểm tra đánh giá xem quá trình đang diễn ra có hiệu quả không.

1.1.1Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế, gắn với cơ chế thị trường có

quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động, vốn, máy

móc, nguyên vật liệu... nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các

yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả. Khi đề cập đến hiệu quả kinh doanh

nhà kinh tế dựa vào từng góc độ xem xét để đưa ra các định nghĩa khác nhau.

Đối với các doanh nghiệp để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh cần phải trú

trọng đến điều kiện nội tại, phát huy năng lực hiệu quả của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm

mọi chi phí. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải sử dụng các

yếu tố đầu vào hợp lý nhằm đạt được kết quả tối đa và chi phí tối thiểu. Tuy nhiên để hiểu

rõ bản chất của hiệu quả cũng cần phân biệt khái niệm hiệu quả và kết quả hoạt động sản

xuất kinh doanh .

Ta có thể rút ra khái niệm về hiệu quả như sau: “ Hiệu quả là sự so sánh kết quả

đầu ra và yếu tố nguồn lực đầu vào”. Sự so sánh đó có thể là sự so sánh tương đối và so

sánh tuyệt đối.

Kết quả đầu ra thường được biểu hiện bằng GTTSL, DT, LN

Yếu tố nguồn lực đầu vào là lao động, chi phí, tài sản và nguồn vốn

Bên cạnh đó người ta cũng cho rằng “ Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế

theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí nguồn lực đó

trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh”. Hiệu quả sản xuất kinh

doanh ngày nay càng trở lên quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản

để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

Hiệu quả tuyệt đối được xác định như sau:

A = K - C

Chỉ tiêu hiệu quả tương đối được xác định như sau:

Trong đó:

• A: Hiệu quả sản xuất kinh doanh

• K: Kết quả kinh doanh (bằng các chỉ tiêu sau: GTTSL, Tổng DT, LN...)

• C: Nguồn lực đầu vào (bao gồm: Lao động, chi phí, vốn, thiết bị ...)

1.1.2 Phân biệt giữa kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh

Từ những khái niệm trên ta có thể hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm

trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động thiết bị máy móc, nguyên

nhiên liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu, mong muốn mà doanh nghiệp đề ra.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh trình độ tổ chức và được xác định bằng tỷ

số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nó là thước do ngày

càng quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực

hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Hiệu quả sản xuất

kinh doanh càng cao càng có điều kiện mở mang và phát triển đầu tư mua sắm máy móc

thiết bị, nâng cao đời sống cho người lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.

Ngoài ra chúng ta cần phân biệt sự khác nhau và mối quan hệ giữa hiệu quả kinh

doanh và kết quả kinh doanh.

4

Obj688

Chuyên đề tốt nghiệp :Phân tích - nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số tuyệt đối phản ánh quy mô đầu ra của

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi kỳ kinh doanh. Trong quá trình

sản xuất kinh doanh thì kết quả cần đạt được bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của doanh

nghiệp. Kết quả bằng chỉ tiêu định lượng như số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, lợi

nhuận... và cũng có thể phản ánh bằng chỉ tiêu định tính như uy tín, chất lượng sản phẩm.

Xét về bản chất hiệu quả và kết quả khác hẳn nhau. Kết quả phản ánh quy mô còn

hiệu quả phản ánh sự so sánh giữa các khoản bỏ ra và các khoản thu về. Kết quả chỉ cho ta

thấy quy mô đạt được là lớn hay nhỏ và không phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất

kinh doanh. Có kết quả mới tính đến hiệu quả. Kết quả dùng để tính toán và phân tích hiệu

quả trong từng kỳ kinh doanh. Do đó kết quả và hiệu quả là hai khái niệm khác hẳn nhau

nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau.

1.1.3 Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh

Theo nghĩa tổng quát thì hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ quản lý,

đảm bảo thực hiện có kết quả cao về nhiệm vụ kinh tế xã hội đặt ra với chi phí nhỏ nhất.

Phạm trù kinh tế được hiểu trên hai góc độ đó là định tính và định lượng.

Về định lượng: Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế xã hội

biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Nếu xét tổng hợp thì

người ta chỉ thu lại được hiệu quả kinh tế khi kết quả thu về lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh

lệch càng lớn thì hiệu quả càng cao.

Về mặt định tính: Mức độ hiệu quả kinh tế thu được phản ánh trình độ năng lực

quản lý sản xuất kinh doanh.

Hai mặt định tính và định lượng của hiệu quả kinh doanh không được tách rời

nhau.

Hiệu quả kinh tế không đồng nhất với kết quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế là phạm trù

so sánh, thể hiện mối quan tâm giữa cái bỏ ra và cái thu về. Kết quả chỉ là yếu tố cần thiết

để phân tích đánh giá hiệu quả tự bản thân mình, kết quả chưa thể hiện được nó tạo ra ở

mức độ nào và chi phí nào, có nghĩa riêng kết quả chưa thể hiện được chất lượng tạo ra nó.

Bản chất hiệu quả kinh tế là thể hiện mục tiêu phát triển kinh tế và các hoạt động

sản xuất kinh doanh , tức là thoả mãn tốt hơn nhu cầu của thị trường. Vì vậy nói đến hiệu

quả là nói đến mức độ thoả mãn nhu cầu với việc lựa chọn và sử dụng các nguồn lực có

giới hạn tức là nói đến kết quả kinh tế trong việc thoả mãn nhu cầu.

Tóm lại: Vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất xã hội và toàn bộ hoạt động sản

xuất kinh doanh khác là một yêu cầu cơ bản nhất của mục tiêu phát triển.

6

Chuyên đề tốt nghiệp :Phân tích - nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.1.4 Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hiệu quả là một phạm trù lớn mang tính tổng hợp vì vậy trong việc tiếp cận, phân

tích và đánh giá chỉ tiêu này cần nhận thức rõ về tính đa dạng các chỉ tiêu hiệu quả và phân

loại các chỉ tiêu hiệu quả theo các căn cứ sau:

Căn cứ theo yêu cầu tổ chức xã hội và tổ chức quản lý kinh tế của các cấp quản lý

trong nền kinh tế quốc dân: Phân loại hiệu quả theo cấp hiệu quả của ngành nghề, tiềm lực

và theo những đơn vị kinh tế bao gồm:

• Hiệu quả kinh tế quốc dân , hiệu quả kinh tế vùng (Địa phương)

• Hiệu quả kinh tế sản xuất xã hội khác.

• Hiệu quả kinh tế khu vực phi sản xuất (Giáo dục, y tế...)

• Hiệu quả kinh tế Doanh nghiệp (Được quan tâm nhất)

Căn cứ vào nội dung và tính chất của các kết quả nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng

của mục tiêu, người ta phân biệt hiệu quả kinh tế và các loại hiệu quả khác.

• Hiệu quả kinh tế.

• Hiệu quả xã hội.

• Hiệu quả kinh tế - xã hội.

• Hiệu quả kinh doanh.

Trong các loại hiệu quả trên, chúng ta quan tâm đến hiệu quả kinh doanh vì hiệu

quả kinh doanh gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cũng là

đối tượng nghiên cứu của đề tài.

Đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lại được chia ra:

• Hiệu quả kinh doanh tổng hợp

• Hiệu quả kinh doanh bộ phận.

HIệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả

kinh doanh của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (hay một đơn vị

bộ phận của doanh nghiệp). trong một thời kỳ xác định.

Hiệu quả kinh doanh bộ phận là hiệu quả kinh doanh chỉ xét ở từng lĩnh vực hoạt

động cụ thể của doanh nghiệp (sử dụng từng loại tài sản, nguyên vật liệu, hoạt động kinh

doanh chính, liên doanh liên kết ..). Nó phản ánh hiệu quả ở từng lĩnh vực cụ thể, không

phản ánh hiệu quả của từng doanh nghiệp.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!