Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phan tich va chung minh thien nhien trong nhat ki trong tu
MIỄN PHÍ
Số trang
2
Kích thước
140.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1289

Phan tich va chung minh thien nhien trong nhat ki trong tu

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đề bài: Phân tích và chứng minh thiên nhiên trong Nhật kí trong tù

Bài làm

Thiên nhiên là đề tài muôn thuở của văn học, đặc biệt là truyền thống thơ ca

phương Đông. Là nhà thơ mà phong cách sáng tác vừa mang nét cổ điển và

hiện đại, Hồ Chí Minh không thể không tìm đến với những hình ảnh thiên

nhiên quen thuộc ấy. Phải vậy không mà có lần GS Đặng Thai Mai từng nhận

xét về "Nhật kí trong tù": "Tập Ngục trung nhật kí đã dành cho thiên nhiên một

địa vị danh dự". Trong số 133 bài thơ của tập Nhật kí trong tù thì có tới 20 bài thơ tả cảnh. Thậm chí ngay trong những bài thơ Bác không chủ ý tả cảnh, người đọc vẫn

gặp rất nhiều hình ảnh của thiên nhiên. Qua đó, ta bắt gặp một tâm hồn thi sĩ

dạt dào, rung động thiết tha với cảnh vật. Từ bầu trời đến cánh chim, đỉnh núi

đến dòng sông, ánh mặt trời đến vầng trăng tri âm tri kỉ, tất cả đều đi vào thơ

Người như một phần của cuộc sống. Thiên nhiên trong thơ Bác thường hiện lên

qua hai bối cảnh tiêu biểu: Khi bị tù đày và khi trên con đường chuyển ngục. Trong bối cảnh không gian tù đày chật hẹp, thiên nhiên trở thành người bạn tri

âm với Bác. Nó dường như xoa dịu và vùi lấp đi những nỗi đau ghê gớm về thể

xác đang hành hạ Người. Người trò chuyện với vầng trăng qua cửa sổ như với

người bạn tri âm:

Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. (Ngắm trăng)

Một người tù bị đày đọa về thể xác nhưng lại mang tâm hồn thi sĩ đồng điệu

với ánh trăng soi, trăng cũng như trở thành nguồn động viên tinh thần to lớn

giúp Bác vượt qua mọi khó khăn gian khổ của ngục tù. Đó quả là một tư thế

ngắm trăng xưa nay chưa từng có trong thơ - một cuộc vượt ngục thú vị về mặt

tinh thần. Bên cạnh đó, Bác còn tinh tế cảm nhận hình ảnh của vầng dương

sớm mọc lan tỏa khắp không gian nhà lao tối mịt. Thiên nhiên qua con mắt

người tù lúc này không chỉ mang ý nghĩa tả thực mà còn ẩn chứa khát vọng tự

do, tin tưởng của Người vào tương lai tươi sáng phía trước:

Đầu non sớm sớm vầng dương mọc

Khắp núi nơi nơi rực ánh hồng

Chỉ bởi trước lao còn bóng tối

Mặt trời chưa rọi thấu vào trong. (Cảnh buổi sớm)

Cảnh vầng dương mọc không chỉ thể hiện cái nhìn tinh tế, nỗi niềm say sưa

ngắm cảnh thiên nhiên tạo vật vào buổi sớm mai của Bác mà ẩn sau đó là tâm

tư của Người. Bóng tối kia là những gian lao, khó khăn, còn ánh hồng là ánh

sáng của tương lai tươi đẹp phía trước. Cái nhìn lạc quan luôn hướng về phía

ánh sáng, phía sự sống là nét đặc sắc làm nên chất thép trong phong cách thơ

Hồ Chí Minh. Có thể khẳng định, dù trong tù ngục bị đánh mất tự do, nhưng

tâm hồn của Bác vẫn luôn rộng mở hướng về thiên nhiên. Qua đó, người đọc

cảm nhận được phong thái ung dung tự tại, chất thép vượt lên trên mọi khó

khăn để tận hưởng mọi vẻ đẹp cuộc đời của Bác.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!