Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phan tich tu hoa trong bai tay tien
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Phân tích từ Hoa trong bài Tây Tiến
Bài làm
"Tây Tiến" là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ xứ Đoài Quang Dũng. Nói đến Tây
Tiến, người ta nói đến một thứ ngôn ngữ thơ tài hoa, đậm màu sắc bi tráng và
lãng mạn. Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, nhiều câu chữ xuất thần. Chữ "Hoa" xuất hiện ba lần trong toàn bài, đạt tới sự thăng hoa của cảm xúc
nhưng nhiều người chưa hiểu thật đúng và sâu sắc ý thơ. Chữ "Hoa" thứ nhất xuất hiện trong dòng thứ 4, khổ 1 của bài thơ gợi ra nhiều
cách hiểu khác nhau: "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát Hoa về trong đêm hơi" Chữ "Hoa" trong hình ảnh "Hoa về trong đêm hơi" ở câu thơ trên có nhiều
người (nhất là học sinh) hiểu theo nghĩa: Đoàn quân Tây Tiến về Mường Lát
trong đêm mang theo cả hương hoa rừng. Cách hiểu thứ hai nghiêng về nghĩa
vốn có của từ "Hoa" nghĩa là bông hoa rừng. Khi phân tích , bình giảng cũng
có người hiểu theo nghĩa "Hoa" chính là hình ảnh ẩn dụ chỉ các chiến sĩ Tây
Tiến. Đôi khi người ta cũng cho rằng đó chỉ là một thủ pháp lạ hóa ngôn từ của
Quang Dũng mà thôi. Sách giáo khoa không có phần chú thích chữ này,và thực
tế cho thấy , khi tìm hiểu bài thơ, ít có nhà nghiên cứu, hay người viết nào luận
bàn thật sâu sắc từ này, vì chưa hiểu rõ nên người ta thường bỏ qua vẻ đẹp của
nó. Nhìn lại một số các hiểu từ "hoa" như trên, tôi cho rằng chưa thỏa đáng. Cách
hiểu thứ nhất là cách hiểu suy diễn, vì ở đây không hề xuất hiện từ "hương", do
đó không thể hiểu là "Hương hoa". Theo cách hiểu thứ hai, đặt trong văn cảnh
bài thơ, đoàn quân Tây tiến về Mường Lát trong đêm, chữ "Hoa" với nghĩa là
"Hoa rừng" tỏ ra không phù hợp vì trong đêm tối, nhất là đêm hơi, đêm sương
nhà thơ dù tinh tế đến đâu cũng không thể nhìn thấy vẻ đẹp của hoa. Cách hiểu
thứ ba, mới nhìn có vẻ hợp lý hơn hai cách trước, tuy nhiên, trong văn học, người ta thường lấy hoa làm biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ, chứ
không thấy "Hoa" là biểu tượng cho người lính bao giờ. Vì thế, cũng không
nên hiểu theo cách đó. Còn nếu nói, đó chỉ là thủ pháp lạ hóa về ngôn từ của
nhà thơ, thì chỉ đúng phần nào, ví dụ lạ hóa đến mức nào, ngôn từ cũng phải
mang trong nó một ý nghĩa, một hàm ý nào đó. Theo "Từ điển tiếng việt" chữ "Hoa" đứng một mình mang tới 7 nghĩa, nhưng
áp vào trường hợp trên, tôi thấy không có từ nào phù hợp. Chữ "Hoa" trong từ
ghép có tới 51 từ, trong đó chỉ có 2 từ là "Hoa đăng", "Hoa đèn" hay "Hoa
chúc" (Từ điển Hán Việt- Đào Duy Anh) mang tính chất phù hợp hơn cả. Nhưng ta nên lý giải như thế nào để đúng với bài thơ ?
Đi tìm một cách luận giải hợp lý, tôi cho rằng để hiểu chữ "Hoa" thứ nhất ta
nên bàn thêm về chữ "Hoa" thứ hai trong khổ thơ tiếp theo: "Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ"