Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

phân tích tư duy kinh doanh theo định hướng khách hàng và định hướng doanh nghiệp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Quản trị Marketing
Bài tập cá nhân: phân tích tư duy kinh doanh theo định hướng khách hàng và
định hướng doanh nghiệp? cho nhận xét thực trạng vệc vận dụng các tư duy
kinh doanh trên và liên hệ thực tế ở một công ty kinh doanh mà anh chị biết
Bài làm
Marketing vừa là chức năng, vừa là định hướng của tổ chức. Phần lớn mọi
người chỉ nghĩ đến khía cạnh chức năng – tức là những hoạt động như hỗ trợ
bán hàng, quảng cáo, nghiên cứu thị trường, phân phối, quan hệ công chúng,
v.v. Cho đến đầu thập niên 1950, marketing đã trở thành bộ phận duy nhất
“sở hữu” và chịu trách nhiệm về khách hang, đồng thời là cầu nối giao tiếp
giữa khách hàng và công ty. Những bộ phận khác chịu trách nhiệm thiết kế
và làm ra sản phẩm, còn bộ phận marketing có nhiệm vụ đưa các sản phẩm
ấy đến với người sử dụng.
Mặc dù định hướng sản xuất vẫn còn tồn tại và phát huy tác dụng ở
những nền kinh tế chưa phát triển, nhưng nó đã mất quyền lực ở những nơi
khác khi các thị trường một thời chưa khai thác giờ đã trở nên bão hòa, khi
cuộc cạnh tranh phát triển mạnh và khi những người mua bắt đầu tìm giá trị
cao hơn cũng như sự độc đáo, mới lạ của sản phẩm. Điều này dẫn đến sự
chuyển biến quan trọng sang một định hướng mới mà sự hiểu biết về nhu
cầu khách hàng đóng vai trò quan trọng. Định hướng thị trường cho rằng
một công ty phải hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của khách hàng, cũng như
những gì khách hàng đánh giá cao để tổ chức sản xuất và cung cấp sản phẩm
hay dịch vụ đáp ứng những nhu cầu, mong muốn đó. Định hướng thị trường
đã chuyển sự tập trung quản lý từ guồng máy sản xuất sang việc tìm hiểu và
phục vụ khách hàng.
Theo định hướng này, marketing không còn là bộ phận duy nhất “sở
hữu” khách hàng mà khách hàng phải là sự quan tâm chính của tất cả mọi
người, và suy cho cùng, sự thỏa mãn của khách hàng là yếu tố quyết định sự
thành công và phát triển lâu dài của công ty. Vincent Barabba đã truyền đạt
định hướng mới này khi cho rằng: “Nếu bạn cung cấp cho khách hàng các
giải pháp sáng tạo đối với những mong muốn và nhu cầu của họ, thì hãy cố
gắng giữ chi phí thấp hơn mức mà khách hàng sẵn sàng chi trả và đảm bảo
đội ngũ nhân viên luôn năng động, có động cơ thúc đẩy tinh thần làm việc, có
kiến thức chuyên môn. Những yếu tố căn bản này sẽ dẫn đến lợi nhuận, tăng
trưởng, thành công, phát triển và sự nhìn nhận tích cực của công chúng.”