Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích sự phát triển đồng tâm các khái niệm thuộc chương 1: “cá thể và quần thể sinh vật” - phần sinh thái học – sinh học 12 – thpt để rèn luyện kĩ năng hình thành các khái niệm cho sinh viên sư phạm.
PREMIUM
Số trang
103
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
783

Phân tích sự phát triển đồng tâm các khái niệm thuộc chương 1: “cá thể và quần thể sinh vật” - phần sinh thái học – sinh học 12 – thpt để rèn luyện kĩ năng hình thành các khái niệm cho sinh viên sư phạm.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA SINH – MÔI TRƢỜNG

TRẦN THỊ LẮM

PHÂN TÍCH SỰ PHÁT TRIỂN ĐỒNG TÂM CÁC KHÁI NIỆM THUỘC

CHƢƠNG 1: “CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT”- PHẦN SINH THÁI

HỌC - SH12- THPT, ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÌNH THÀNH CÁC

KHÁI NIỆM CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM

ĐÀ NẴNG – NĂM 2014

2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA SINH – MÔI TRƢỜNG

TRẦN THỊ LẮM

PHÂN TÍCH SỰ PHÁT TRIỂN ĐỒNG TÂM CÁC KHÁI NIỆM THUỘC

CHƢƠNG 1: “CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT”- PHẦN SINH THÁI

HỌC - SH12- THPT, ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÌNH THÀNH CÁC

KHÁI NIỆM CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM

Ngành: Sƣ phạm sinh học

Ngƣời hƣớng dẫn: Th.s – NCS Trƣơng Thị Thanh Mai

ĐÀ NẴNG – NĂM 2014

3

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

Trong thời đại ngày nay khoa học, kỹ thuật phát triển nhƣ vũ bảo, lƣợng thông

tin tăng lên nhanh chóng. Sự thay đổi dung lƣợng thông tin cùng với những tiến bộ

khoa học kỹ thuật, đòi hỏi ngƣời lao động phải có những kỹ năng thao tác và hành

động tối ƣu thì mới có thể giải quyết đƣợc những nhiệm vụ đề ra. Muốn vậy con

ngƣời phải có tƣ duy, trí tuệ phát triển cao, có phƣơng pháp làm việc khoa học, hợp

lý hiệu quả mới đáp ứng đƣợc những yêu cầu đó.

Việc chăm lo phát triển nguồn lực con ngƣời, chuẩn bị lớp ngƣời lao động có

những phẩm chất và năng lực phù hợp với năng lực phát triển của đất nƣớc cần

đƣợc bắt đầu từ giáo dục phổ thông mà khởi nguồn là từ việc đổi mới nội dung,

phƣơng pháp dạy học.

Phƣơng pháp dạy học đƣợc hiểu là tổ hợp các cách thức hoạt động của giáo

viên và học sinh trong quá trình dạy học, đƣợc tiến hành dƣới vai trò chủ đạo của

giáo viên nhằm thực hiện tốt nhất những nhiệm vụ dạy học đề ra. Luật giáo dục

nƣớc CHXHCN Việt Nam đƣợc Quốc hội thông qua tháng 12 năm 1998 ở mục 2

điều 24 đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự

giác, chủ động tư duy sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp

học; bồi dưỡng phương pháp tự học tự rèn luyện kỹ năng vẫn dụng kiến thức vào

thự tiễn, tác động đến tình củm, đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho học

sinh”.

Trong xu thế phát triển chƣơng trình và đổi mới quan niệm về sách giáo khoa

của giáo dục phổ thông trong khu vực và trên thế giới, từ năm 2001 Bộ Giáo dục và

Đào tạo nƣớc ta đã thực hiện triển khai thực hiện đổi mới chƣơng trình sách giáo

khoa cho các bậc từ tiểu học đến trung học phổ thông. Việc đổi mới chƣơng trình

phổ thông đã đòi hỏi việc đổi mới phƣơng pháp dạy học.

4

1.2. Xuất phát từ tầm quan trọng của kiến thức khái niệm trong giáo trình sinh học

phổ thông

Khái niệm vừa là kết quả vừa là phƣơng tiện của tƣ duy. Quá trình nhận thức

của con ngƣời thực chất là quá trình hình thành và sử dụng khái niệm. Vì vậy, dạy

và học khái niệm là vấn đề cốt lõi của quá trình dạy và học.

Các khái niệm sinh học phản ánh bản chất của sự vật , hiện tƣợng, quá trình

vận động và phát triển của sinh giới. Mỗi khái niệm đƣợc lựa chọn vào chƣơng trình

theo một nguyên tắc nhất định phụ thuộc vào mục tiêu đào tạo, vào đặc điểm của

phát triển khoa học sinh học và những quy luật sƣ phạm nhất định.

1.3. Xuất phát từ cấu trúc chương trình sinh học phổ thông

Khi phân tích chƣơng trình sinh học phổ thông ta thấy, các khái niệm không

riêng lẻ mà có sự liên hệ chặt chẽ với nhau đƣợc hình thành và phát triển theo một

logic trong cấu trúc nội dung chƣơng trình, đó là sự phát triển đồng tâm các khái

niệm.Hầu hết các khái niệm đƣợc hình thành ở lớp trên là sự phát triển của các khái

niệm đƣợc hình thành ở lớp dƣới theo hƣớng mở rộng nâng cao. Nhìn cả một lộ

trình phát triển của các khái niệm trong giáo trình sinh học phổ thông nhìn thấy, ở

lớp dƣới đã đề cập đến các khái niệm ấy nhƣng ở lớp trên chúng đƣợc nhắc lại ở

mức độ cao hơn cả về bề rộng lẫn bề sâu. Chính vì lẽ đó trong dạy học, nhiệm vụ

của ngƣời giáo viên phải biết chủ động nghiên cứu phát hiện tính logic của sự phát

triển khái niệm đồng thời biết sử dụng phƣơng pháp, biện pháp dạy học phù hợp với

sự phát triển đồng tâm các khái niệm; có nhƣ vậy kiến thức khái niệm mới đƣợc tạo

theo mạch một cách rõ ràng, hệ thống. Đây chính là yếu tố khoa học và sƣ phạm tạo

điều kiện cho việc dạy học theo phƣơng pháp tích cực.

1.4. Xuất phát từ chương trình sinh thái học lớp 12

Hầu hết các khái niệm STH lớp 12 phát triển từ các khái niệm STH đƣợc hình

thành ở lớp dƣới. Nhiều khái niệm đƣợc chỉnh lí bổ xung, có những khái niệm đƣợc

phát triển liên tục qua nhiều bài, nhiều chƣơng. Nếu GV không xác định đƣợc sự

phát triển hợp lý của các khái niệm STH, khi dạy học sẽ để lại những lỗ hổng hoặc

vấp những chỗ trùng lặp kiến thức.

5

1.5. Xuất phát từ thực trạng dạy và học hiện nay

Trong quá trình giảng dạy nhiều sinh viên khi dạy các khái niệm sinh học

nhƣng lại không nắm vững sự phát triển của các khái niệm qua các cấp học, bậc

học, qua các chƣơng, các bài nên có tình trạng dạy học phần trƣớc lại dẫm đạp vào

yêu cầu của phần sau và đến phần sau thì nhắc lại không đƣợc nâng cao, gây ra sự

nhàm chán, làm hạn chế tính tích cực chủ động của học sinh. Chính vì lẽ đó mà chất

lƣợng lĩnh hội các khái niệm ở học sinh còn thấp.

Xuất phát từ những lý do trên, căn cứ vào nội dung môn học và với mong

muốn góp phần vào cải tiến phƣơng pháp dạy học sinh học nói chung, sinh thái học

nói riêng, và trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chọn đề tài: “Phân tích sự phát

triển đồng tâm các khái niệm thuộc chương 1: “Cá thể và quần thể sinh vật”-

Phần sinh thái học - SH12- THPT, để rèn luyện kỹ năng hình thành các khái

niệm cho sinh viên sư phạm”

2. Mục tiêu của đề tài

Phân tích sự phát triển đồng tâm các khái niệm thuộc chƣơng 1: “Cá thể và

quần thể sinh vật” phần sinh thái học làm cơ sở cho dạy học phần sinh thái học

trung học phổ thông, bằng việc tổ chức học sinh huy động kiến thức đã học để lĩnh

hội kiến thức mới khái quát hơn. Nhằm phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho

học sinh trong các tiết học sinh thái học.

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

Khi đã phân tích đƣợc nội dung của chƣơng 1: “Cá thể và quần thể sinh vật”,

phần STH – SH12 là kết quả của phát triển đồng tâm từ các lớp dƣới sẽ giúp cho

GV xác định đƣợc các hình thức dạy học tƣơng thích để tổ chức HS huy động vốn

kiến thức đã có để lĩnh hội và hình thành các khái niệm STH một cách hệ thống.

6

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC VÀ TRÊN

THẾ GIỚI

1.1.1. Trên thế giới

Hình thành khái niệm là một trong những vấn đề trung tâm của lí luận dạy học.

Nghiên cứu việc hình thành và phát triển các khái niệm cơ bản có nghĩa là giải phẫu

chƣơng trình, tìm ra sự phát sinh và trƣởng thành của những khái niệm cơ bản; đồng

thời phát hiện ra tất cả các mối dây liên hệ qua lại giữa khái niệm đó với khái niệm

khác.[33]

Các công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển khái niệm tập trung nhiều ở

Liên Xô cũ và thực sự phát triển vào những năm 70 của thế kỷ 20 bởi các tác

giả:Veczilin N.M,Gorxunxcaia N.M, Mokeeva X.A, Gazacova O.V, Vơxenxviatxki.

B.V, Miacova A.N và Brunop E.D [19] [37].

Điểm đặc biệt trong các công trình của các tác giả nêu trên là trình bày về vấn

đề phát triển khái niệm trong quá trình dạy học, các dạng khái niệm, sự vận động

của các khái niệm, những biện pháp và phƣơng tiện phát triển khái niệm. Một số tác

giả đặc biệt nhấn mạnh đến việc phát triển tƣ duy trong quá trình phát triển khái

niệm thông qua sử dụng dạy học nêu vấn đề, dùng sơ đồ, bảng so sánh, đối chiếu.

Cuốn sách đầu tiên đề cập đến vấn đề phát triển khái niệm một cách khá đầy

đủ ở Liên Xô phải kể là cuốn “Đại cương về phương pháp dạy sinh học” của

Veczilin N.M và Gorxunxcaia (ngƣời dịch: Trần Bá Hoành 1976) [47]. Cuốn sách

này đã dành hẳn một chƣơng (chƣơng V) cho vấn đề phát triển KNSH. Khái niệm

đƣợc xem là thành phần kiến thức cơ bản, các khái niệm đƣợc nghiên cứu trong sƣ

phát triển và mối quan hệ giữa các khái niệm với nhau. Tác giả của cuốn sách còn

phân biệt khái niệm sinh học chuyên gia với khái niệm sinh học đại cƣơng, phân

tích mối liên hệ giữa hai loại khái niệm này, đồng thời đƣa ra những cách dạy học

và phƣơng tiện dạy học để phát triển khái niệm, các yếu tố để góp phần phát triển

khái niệm. Theo tác giả: “Người thầy phải biết tất cả các con đường vận động và

phát triển của khái niệm, những chỗ chồng chéo hay trùng lặp. Sau khi đã lọc ra

7

các khái niệm sinh học đại cương chủ yếu nhất nên theo dõi sự vận động của chúng

từ chương này sang chương khác, từ giáo trình này sang giáo trình khác”.

Ở Đức, vấn đề hình thành và phát triển khái niệm đƣợc đề cập trong cuốn

“Phương pháp giảng dạy sinh học”, của Viện hàn lâm khoa học sƣ phạm CHDC

Đức ấn hành, tập thể các tác giả là Gerhard Dietrich chỉ đạo. Cuốn sách này đƣợc

tác giả Nguyễn Bảo Hành dịch sang tiếng Việt và xuất bản năm 1984 [15]. Theo các

tác giả thì sự hình thành khái niệm có ý nghĩa đối với việc tiếp thu kiến thức và phát

triển năng lực. Mỗi hoạt động nhận thức đều dựa trên các khái niệm. Nhờ hoạt động

nhận thức này mà các khái niệm vốn có đƣợc khắc sâu, mở rộng, chính xác hóa và

liên hệ logic theo các kiểu khác nhau. Các khái niệm đƣợc hình thành bằng tƣ duy

phân tích, tổng hợp trừu tƣợng hóa và khái quát hóa.

Có thể nhận thấy rằng, phần lớn các bài viết và công trình nghiên cứu ngoài

đều tập trung và sự phát triển nội dung khái niệm. Nhiều tác giả mô tả sự triển khai

nội dung khoa học của khái niệm nhƣng chƣa đề ra đƣợc những chỉ dẫn sƣ phạm về

cách phân tích sự phát triển khái niệm. Một số tác giả xác định hệ thống một số khái

niệm cơ bản nhất trong toàn bộ chƣơng trình sinh vật học đại cƣơng nhƣng chƣa đi

sâu vào những nét đặc thù trong phƣơng pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm từng

khái niệm ấy.

1.1.2. Việt Nam

a) Vấn đề hình thành và phát triển khái niệm

Ở Việt Nam vấn đề hình thành và phát triển khái niệm cũng đƣợc từ những

năm 70 của thế kỷ 20:

Tác giả Nguyễn Sỹ Tỳ (1969) khi nghiên cứu về tính cơ bản hiện đại, thực tiễn

của chƣơng trình phổ thông, đã xác định các khái niệm khoa học là một thành phần

quan trọng trong các kiến thức cơ bản.

Trong cuốn “Hình thành một số khái niệm cơ bản về hóa học ở trường phổ

thông”, tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1970) [33], đã đƣa ra cách xác định hệ thống

kiến thức cơ bản của chƣơng trình hóa học ở trƣờng phổ thông, cách phân tích nội

dung khái niệm, vạch ra các giai đoạn hình thành phát triển các khái niệm, từ đó lựa

8

chọn biện pháp, thủ thuật giảng dạy nhằm hƣớng dẫn học sinh học tập sao cho đạt

kết quả cao nhất.

Một công trình nghiên cứu ở Việt Nam từ những năm 1975 về vấn đề hình

thành và phát triển khái niệm trong chƣơng trình Sinh vật học mà đến tận bây giờ

vẫn còn nguyên giá trị bởi tính lý luận và khả năng áp dụng thƣc tiễn cao của nó là

“Nâng cao chất lượng hình thành và phát triển các khái niệm trong chương trình

SVH đại cương lớp 9, 10 phổ thông”. Đây chính là Luận án Tiến Sỹ của GS-TS

Trần Bá Hoành [20]. Trong đề tài này, tác giả đã đƣa ra cơ sở khoa học để lựa chọn

phân loại các khái niệm trong chƣơng trình SVHĐC, nghiên cứu một số vấn đề về

phƣơng pháp hình thành và phát triển các khái niệm của chƣơng trình phù hợp với

các đặc điểm của chúng, nghiên cứu con đƣờng hình thành và con đƣơng phát triển

các loại khái niệm, đặt biệt là con đƣờng hình thành khái niệm trừu tƣợng.

Trong cuốn “Kỹ thuật dạy học”, tài liệu BDTX chu kì 1993-1996 cho giáo

viên PTTH [21], GS. Trần Bá Hoành lại tiếp tục đề cập đến bản chất của khái niệm,

kỹ thuật định nghĩa khái niệm và cách thức xác định quan hệ giữa các khái niệm.

Theo tác giả việc định nghĩa khái niệm là rất quan trọng, bởi lẽ khoa học không thể

tiến lên nếu không có một hệ thống khái niệm với những định nghĩa chính xác.

Trong quá trình hình thành khái niệm nên đƣa ra định nghĩa lúc học sinh đã nắm

đƣợc những dấu hiệu bản chất cần thiết cho việc định nghĩa, điều đó giúp cho các

em hình thành khái niệm một cách chính xác, đồng thời có thể vận dụng đƣợc khái

niệm.

Trong cuốn “Lý luận dạy học sinh học phần đại cương” (1696) [3], tác giả

Đinh Quang Báo và Nguyễn Đức Thành cũng dành hẳn một chƣơng đề cập đến sự

hình thành và phát triển các khái niệm sinh học. Theo tác giả, một trong những

nhiệm vụ quan trọng của quá trình dạy học là phải hình thành và phát triển các khái

niệm một cách hệ thống và có kế hoạch. Sự phát triển khái niệm trong DHSH đƣợc

quy định bởi nội dung chƣơng trình cũng nhƣ bởi tính logic trong kết cấu của các

chƣơng mục, GV phải là ngƣời phát hiện tính logic ấy, xác định đúng yêu cầu trong

việc nắm khái niệm đó qua từng chƣơng, từng bài, và đặt khái niệm đó vào mối liên

hệ với khái niệm khác trong phạm vi môn học và liên môn.

9

Ngoài những cuốn sách, những công trình nghiên cứu giá trị kể trên còn có

nhiều đề tài tiếp tục nghiên cứu vấn đề này trong những năm gần đây, điển hình nhƣ

nghiên cứu về việc:

Rèn luyện kĩ năng phân tích nội dung và định nghĩa các khái niệm cho HS

trong giảng dạy chƣơng III “Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa” – SH 12 - THPT của

tác giả Đào Minh Hải (2003 );

“Biện pháp phát triển các khái niệm cho học sinh trong dạy học chương II:

Các quy luật di truyền” của tác giả Mai Thanh Hòa;

“ Sử dụng câu hỏi bài tập để hình thành và phát triển khái niệm trong dạy học

Sinh thái học, THPT” của tác giả Nguyễn Trung Thành…

Nhìn chung các đề tài này đều đề cập đến việc hình thành và phát triển các

khái niệm cho học sinh. Từ đó cho ta thấy việc hình thành và phát triển khái niệm là

một trong những nhiệm vụ có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học.

b) Vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học Sinh thái học

Ở Việt Nam, STH là một môn khoa học đƣợc chính thức đƣa vào dạy học

trong chƣơng trình Sinh học – THPT từ những năm 1991. Trong xu thế đổi mới

PPDH theo hƣớng phát huy tính tích cực chủ động ở HS của toàn ngành giáo dục,

đã có nhiều nghiên cứu về đổi mới dạy học Sinh học, trong đó có đổi mới PPDH

Sinh thái học. Có thể kể ra những hƣớng nghiên cứu sau đây:

 Sử dụng CH – BT để tích cực hóa hoạt động học tập của HS trong dạy học

Sinh thái học.

Ở hƣớng nghiên cứu này các tác giả đã đề cập đến vai trò của SGK vừa là

nguồn cung cấp kiến thức cho ngƣời học, vừa là phƣơng tiện để ngƣời dạy tổ chức

đƣợc hoạt động cho HS. Các tác giả chủ yếu tập trung vào sử dụng CH – BT để

khai thác nội dung kiến thức trong SGK.

Luận văn tiến sỹ của tác giả Lê Thanh Oai (2003): “Sử dụng CH – BT để tích

cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy học STH lớp 11 – THPT” [31]. Đây

là công trình nghiên cứu có tính hệ thống từ cơ sở lí luận đến việc đề xuất các

nguyên tắc và xác lập một quy trình thiết kế và sử dụng CH – BT; để từ đó giúp GV

có những định hƣớng về phƣơng pháp và kỹ năng thiết kế CH – BT trong tất cả các

10

khâu của quá trình trên lớp; đặc biệt đề tài tập trung vào việc nghiên cứu xác định

các nguyên tắc, quy trình thiết kế và sử dụng CH – BT nhƣ một phƣơng pháp để tổ

chức hƣớng dẫn HS tự lực phát hiện kiến thức mới nhằm nâng cao chất lƣợng dạy

học STH.

 Giáo dục môi trường qua dạy học STH

Đây là một hƣớng nhìn nhận mới về quá trình dạy học STH, đƣợc thể hiện

trong luận án tiến sỹ của tác giả Dƣơng Tiến Sỹ (1999): “Giáo dục môi trường qua

dạy học sinh thái học lớp 11” [35]. Tác giả đã kết hợp đƣợc những nghiên cứu lý

luận cơ bản với nghiên cứu khoa học giáo dục, đó là việc tiếp cận cấu trúc – hệ

thống để tích hợp giáo dục môi trƣờng qua dạy học STH một cách hiệu quả. Giáo

dục môi trƣờng không chỉ ở mức khái quát toàn bộ chƣơng trình mà còn đƣợc thể

hiện ở việc tổ chức cho từng bài học, từng KN cụ thể theo hƣớng phát huy cao độ

tính tích cực chủ động của ngƣời học, cho phép tích hữu cơ giữa quá trình dạy học

STH với GDMT. Từ đó, tác giả đã xác định một số phƣơng pháp dạy học STH vừa

tích hợp GDMT có hiệu quả, vừa tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS.

 Sử dụng tiếp cận hệ thống để hình thành các khái niệm STH

Luận văn thạc sĩ Đỗ Thị Hà (2002): “Sử dụng tiếp cận hệ thống hình thành

khái niệm Sinh thái học trong chương trình sinh học lớp 11 THPT”. Tác giả đã đề

xuất cách phân tích nội dung STH theo logic cấu trúc hệ thống, từ đó thiết kế mẫu

vận dụng tiếp cận cấu trúc hệ thống hình thành các khái niệm STH. Ứng với việc

dạy mỗi khái niệm, tác giả đƣa ra các tình huống dạy học điển hình, để từ đó bằng

hệ thống câu hỏi vấn đáp gợi mở, GV tổ chức hoạt động nhận thức cho HS theo

hƣớng tích cực hóa hoạt động của ngƣời học.

 Sưu tầm và sử dụng mẫu tư liệu trong dạy học STH.

Hƣớng nghiên cứu này đƣợc trình bày trong luận văn thạc sĩ của Phí Thị Bảo

Khanh từ năm 1998: “Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu để giảng dạy Sinh thái

học lớp 11PTTH”. Tác giả đã sƣu tầm đƣợc một sô tƣ liệu là các đoạn trích nhƣng

chỉ là đƣa ra các tƣ liệu, đoạn trích chỉ là minh họa cho bài giảng.

Đến năm 2005 luận văn thạc sỹ của Mai Thị Liên: “Sưu tầm và sử dụng mẫu

tư liệu để xây dựng CH – BT nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh trong dạy

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!