Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích sự khác biệt tiền lương giữa lao động khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐOÀN TRƯỜNG AN
PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT TIỀN LƯƠNG GIỮA LAO
ĐỘNG KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC VÀ PHI
CHÍNH THỨC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2017.
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, luận văn này “Phân tích sự khác biệt tiền lương giữa lao
động khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức tại Thành phố Hồ Chí Minh”
là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có nghiên cứu, tài liệu nào của những người khác được sử dụng trong
luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2017.
Đoàn Trường An
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Dương Quỳnh Nga, người trực tiếp
hướng dẫn khoa học của luận văn. Cô đã nhiệt tình hướng dẫn, định hướng, góp ý,
dành nhiều thời gian, chỉnh sửa để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Xin cảm ơn các Thầy, Cô của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
cũng như các giảng viên thỉnh giảng, những người đã truyền đạt, trang bị cho tôi
những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi theo học tại Trường.
Tôi xin cảm ơn đến gia đình tôi và Lãnh đạo, các anh/chị đồng nghiệp tại cơ
quan Chi cục Thống kê quận 10, Tp. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ, động viên và tạo những
điều kiện thuận lợi nhất cho tôi tham gia khóa học. Tôi xin cảm ơn đến Lãnh đạo, các
anh/chị cơ quan Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh đã góp ý, hỗ trợ tài liệu, tư liệu cho
tôi trong quá trình làm luận văn.
Và cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả người thân, bạn bè đã tận tình hỗ
trợ, góp ý, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, xin gửi lời tri ân đến toàn thể quý Thầy, Cô, Lãnh đạo, đồng
nghiệp, bạn bè và gia đình.
iii
TÓM TẮT
Luận văn “Phân tích sự khác biệt tiền lương giữa lao động khu vực kinh tế
chính thức và phi chính thức tại Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện dựa trên bộ
dữ liệu Điều tra Lao động việc làm năm 2014 tại Tp. Hồ Chí Minh (LFS 2014).
Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tách Oaxaca-Blinder (1973) để ước lượng khoảng
cách tiền lương trung bình giữa người lao động thuộc khu vực kinh tế chính thức và
phi chính thức, đồng thời ước lượng tỉ trọng 2 nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này:
một phần do đặc điểm người lao động và một phân do hệ số hồi quy hay còn gọi là do
mức độ đãi ngộ khác nhau. Ngoài ra, để thấy được sự khác biệt tiền lương này diễn ra
như thế nào tại các phân vị tiền lương, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tách
Machado-Mata (2005) cho hồi quy phân vị được Koenker và Baseet đề xuất năm
1978.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng người lao động trong khu vực kinh tế chính
thức nhận được mức lương theo giờ ít hơn người lao động trong khu vực kinh tế chính
thức. Khoảng cách tiền lương trung bình giữa người lao động làm công ăn lương tại
khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức 25,72%, trong đó khác biệt về đặc điểm
của người lao động hai khu vực kinh tế giải thích được 58,04% và khác biệt do hệ số
hồi quy giải thích được 41,96%.
Trong khi phân tích tiền lương tại các phân vị khác nhau thì khoảng cách tiền
lương cao nhất tại phân vị tiền lương thấp nhất và phân vị tiền lương cao nhất. Tại
phân vị tiền lương cao nhất khoảng cách tiền lương giữa người lao động hai khu vực
kinh tế chủ yếu là do sự khác nhau về đặc điểm người lao động (giải thích được
85,56%) và tại phân vị tiền lương thấp, nguyên nhân duy nhất của sự khác biệt tiền
lương là do mức độ đãi ngộ trong trả lương (khác biệt do hệ số hồi quy).
iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................ii
TÓM TẮT.......................................................................................................................iii
MỤC LỤC......................................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ .................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................ xii
Chương 1 GIỚI THIỆU................................................................................................1
1. 1. Lý do hình thành đề tài ........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................3
1.4. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................4
1.5. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................4
1.6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................4
1.7. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu .........................................................................5
1.8. Sự khác biệt của luận văn so với các nghiên cứu trước ........................................6
1.9. Kết cấu của luận văn .............................................................................................6
Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................................8
2.1. Các khái niệm........................................................................................................8
2.1.1. Khu vực kinh tế phi chính thức .......................................................................8
2.1.2. Khu vực kinh tế chính thức ...........................................................................12
2.1.3. Người lao động trong khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức ...........13
2.1.4. Thu nhập/tiền lương......................................................................................13
2.1.5. Người lao động có việc làm..........................................................................14
2.2. Đặc trưng khu vực kinh tế chính thức.................................................................14
2.3. Đặc trưng khu vực kinh tế phi chính thức...........................................................16
v
2.4. Sự khác biệt tiền lương giữa lao động khu vực kinh tế chính thức và khu vực phi
chính thức...................................................................................................................17
2.5. Các nguyên nhân tạo nên sự khác biệt tiền lương của người lao động khu vực
kinh tế chính thức và khu vực phi chính thức ............................................................19
2.5.1. Các yếu tố kinh tế ........................................................................................19
2.5.2. Yếu tố phi kinh tế .........................................................................................20
2.6. Các nghiên cứu trước ..........................................................................................21
2.6.1 Nghiên cứu trong nước ..................................................................................21
2.6.2 Nghiên cứu nước ngoài..................................................................................27
2.7 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm đề xuất ...........................................................32
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................40
3.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................40
3.1.1. Mô hình Mincer ............................................................................................40
3.1.2. Mô hình phân tách Oaxaca-Blinder.............................................................41
3.1.3. Phương pháp hồi qui phân vị Koenker và Basset.........................................43
3.1.4 Phương pháp phân tách Machado – Mata ....................................................44
3.2. Mô tả các biến .....................................................................................................44
3.2.1. Biến phụ thuộc ..............................................................................................44
3.2.2. Biến độc lập ..................................................................................................45
3.3. Dữ liệu và phần mềm hỗ trợ nghiên cứu............................................................50
3.3.1. Thiết kế mẫu điều tra lao động việc làm năm 2014......................................50
3.3.2. Trích dữ liệu từ dữ liệu điều tra lao động việc làm năm 2014.....................52
3.3.3. Số liệu nghiên cứu.........................................................................................55
3.3.4. Phần mềm hỗ trợ...........................................................................................58
3.4. Sự phù hợp của phương pháp và nguồn dữ liệu nghiên cứu...............................58
Chương 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................60
4.1. Đặc điểm phân bố nguồn lao động hai khu vực kinh tế tại Tp. Hồ Chí Minh....60
4.2. Thực trạng sự khác biệt về nguồn lực và tiền lương giữa người lao động khu vực
kinh tế chính thức và phi chính thức qua thống kê mô tả ..........................................64
vi
4.2.1. Nhóm các yếu tố về đặc điểm của người lao động .......................................64
4.2.2. Nhóm các yếu tố về trình độ giáo dục và chuyên môn kỹ thuật ...................70
4.2.3. Nhóm các yếu tố về đặc điểm của lao động việc làm...................................73
4.2.4. Nhóm yếu tố về đặc điểm khu vực địa lý .....................................................79
4.3. Kết quả phân tích ................................................................................................81
4.3.1. Kiểm định sự khác biệt tiền lương giữa hai nhóm lao động ........................81
4.3.2.Kết quả phân tích hàm tiền lương Mincer.....................................................82
4.3.3. Kết quả phân tách khoảng cách tiền lương bằng phương pháp OaxacaBlinder cho hồi quy OLS.........................................................................................91
4.3.4. Kết quả phân tách khoảng cách tiền lương bằng phương pháp MachadoMata cho hồi quy phân vị .......................................................................................93
Chương 5 KẾT LUẬN ..............................................................................................106
5.1. Kết luận .............................................................................................................106
5.2. Khuyến nghị......................................................................................................107
5.2.1. Một số khuyến nghị tăng tiền lương người lao động..................................107
5.2.2. Một số khuyến nghị giảm khoảng cách tiền lương giữa hai nhóm lao động
..............................................................................................................................108
5.3. Hạn chế của nghiên cứu ....................................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... xiv
PHỤ LỤC .................................................................................................................. xviii
vii
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1: Sự khác biệt tiền lương giữa lao động các khu vực kinh tế
giai đoạn 2011-2015 2
Hình 2.1: Sơ đồ phân loại lực lượng lao động 14
Hình 2.2: Sự khác biệt tiền lương giữa lao động khu vực kinh tế chính
thức và phi chính thức giai đoạn 2011-2015 19
Hình 3.1: Sơ đồ phân loại loại hình di cư 47
Hình 3.2: Quy trình thu thập dữ liệu LFS2014 tại Tp. Hồ Chí Minh 52
Hình 4.1: Số lượng cơ sở SXKD hai khu vực kinh tế tại Tp. Hồ Chí
Minh năm 2012 61
Hình 4.2: Số lượng lao động hai khu vực kinh tế tại Tp. Hồ Chí Minh
năm 2012 63
Hình 4.3: Sự khác biệt tiền lương theo giới tính của người lao động hai
khu vực kinh tế 65
Hình 4.4: Sự khác biệt tiền lương theo dân tộc của người lao động hai
khu vực kinh tế 66
Hình 4.5: Tỷ lệ người lao động chia theo nhóm tuổi hai khu vực kinh tế 67
Hình 4.6: Sự khác biệt tiền lương theo tình trạng hôn nhân của người
lao động hai khu vực kinh tế 68
Hình 4.7: Sự khác biệt tiền lương theo tình trạng di cư của người lao
động hai khu vực kinh tế 69
viii
Hình 4.8: Sự khác biệt tiền lương theo trình độ học vấn của người lao
động hai khu vực kinh tế 71
Hình 4.9: Sự khác biệt tiền lương theo kỹ năng chuyên môn của người
lao động hai khu vực kinh tế 73
Hình 4.10: Sự khác biệt tiền lương theo ngành kinh tế của người lao
động hai khu vực kinh tế 74
Hình 4.11: Sự khác biệt tiền lương theo đại điểm nơi làm việc của
người lao động hai khu vực kinh tế 76
Hình 4.12: Sự khác biệt tiền lương theo hình thức nhận lương của
người lao động hai khu vực kinh tế 77
Hình 4.13: Sự khác biệt tiền lương theo kinh nghiệm việc đang làm của
người lao động hai khu vực kinh tế 79
Hình 4.14: Sự khác biệt tiền lương theo khu vực địa lý của người lao
động hai khu vực kinh tế 81
Hình 4.15: Hàm mật độ log tiền lương của người lao động hai khu vực
kinh tế 82
Hình 4.16: Đồ thị thị thể hiện logarith tiền lương người lao động hai
khu vực kinh tế 92
Hình 4.17: Tác động của bằng cấp đối với tiền lương người lao động
KV KTCT 95
Hình 4.18: Tác động của bằng cấp đối với tiền lương người lao động
KV KTPCT 96
ix
Hình 4.19: So sánh hệ số hồi quy của bằng cấp tiểu học 98
Hình 4.20: So sánh hệ số hồi quy của bằng cấp trung học cơ sở 98
Hình 4.21: So sánh hệ số hồi quy của bằng cấp trung học phổ thông và
sơ cấp nghề 99
Hình 4.22: So sánh hệ số hồi quy của bằng cấp trung cấp 100
Hình 4.23: So sánh hệ số hồi quy của bằng cấp cao đẳng 101
Hình 4.24: So sánh hệ số hồi quy của bằng cấp từ đại học trở lên 102
Hình.4.25: Đồ thị thể hiện sự khác biệt tiền lương của người lao động
hai khu vực kinh tế tại các phân vị 104
x
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Bảng tỉ lệ các chế độ xã hội hai khu vực kinh tế 22
Bảng 3.1: Quy mô mẫu LFS2014 tại Tp. Hồ Chí Minh 51
Bảng 3.2: Quy mô mẫu LFS2014 phân bổ đến 24 Quận/Huyện tại Tp.
Hồ Chí Minh 51
Bảng 3.3: Cách lọc dữ liệu từ dữ liệu LFS2014 tại Tp. Hồ Chí Minh 53
Bảng 4.1: Cơ cấu giới tính người lao động hai khu vực kinh tế 64
Bảng 4.2: Cơ cấu tình trạng di cư người lao động hai khu vực kinh tế 69
Bảng 4.3: Cơ cấu trình độ học vấn của người lao động hai khu vực
kinh tế 70
Bảng 4.4: Cơ cấu kỹ năng chuyên môn người lao động hai khu vực
kinh tế 72
Bảng 4.5: Cơ cấu ngành kinh tế của người lao động hai khu vực kinh
tế 74
Bảng 4.6: Cơ cấu địa điểm làm việc của người lao động hai khu vực
kinh tế 75
Bảng 4.7: Cơ cấu về hình thức nhận lương của người lao động hai
khu vực kinh tế 77
Bảng 4.8: Cơ cấu về kinh nghiệm việc đang làm của người lao động
hai khu vực kinh tế 78
xi
Bảng 4.9: Cơ cấu về khu vực địa lý của người lao động hai khu vực
kinh tế 80
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy mô hình hàm tiền lương Mincer cho
người lao động cả hai khu vực kinh tế 83
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy mô hình hàm tiền lương Mincer cho
người lao động khu vực kinh tế chính thức 89
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy mô hình hàm tiền lương Mincer cho
người lao động khu vực kinh tế phi chính thức 90
Bảng 4.13: Kết quả phân rã khoảng cách tiền lương bằng kỹ thuật
Oaxaca-Blinder 91
Bảng 4.14: Kết quả hồi quy phân vị tiền lương của người lao động 94
Bảng 4.15: Kết quả phân rã khoảng cách tiền lương bằng kỹ thuật
Machado-Mata 103
xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
FS : Khu vực kinh tế chính thức (Formal Sector)
GSO : Tổng cục Thống kê (General Statistics Office)
ILO : Tổ chức Lao động quốc tế (Internationl Labour Organization)
IS : Khu vực kinh tế phi chính thức (Informal Sector)
KV KTCT : Khu vực kinh tế chính thức
KV KTPCT : Khu vực kinh tế phi chính thức
LFS : Điều tra lao động việc làm (Labour Force Survey)
OLS : Bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Squares)
QR : Hồi quy phân vị (Quantile Regression)
SXKD : Sản xuất kinh doanh
Tp : Thành phố
VHLSS : Khảo sát mức sống hộ gia đình
(VietNam Household Living Standard Survey)
1
Chương 1 GIỚI THIỆU
1. 1. Lý do hình thành đề tài
Sự dịch chuyển lao động giữa các ngành, nghề kinh tế khác nhau, hay giữa
những khu vực địa lý khác nhau,… có xu hướng san bằng những khác biệt về lương
giữa những ngành, nghề, hay khu vực địa lý khác nhau đó. Song trên thực tế, sự chênh
lệch về lương giữa những người lao động vẫn luôn tồn tại. Có rất nhiều nguyên nhân
dẫn đến chênh lệch tiền lương giữa những người lao động như chênh lệch lương do
cung, cầu lao động (còn được gọi là do thị trường lao động), do môi trường làm việc,
do tính chất công việc và do đặc điểm của người lao động,… Bên cạnh đó, chênh lệch
tiền lương còn do “những yếu tố ngăn cản sự dịch chuyển lao động từ khu vực có tiền
lương thấp sang khu vực có tiền lương cao hơn”, hay nói cách khác đó là hệ quả của
việc phân công lao động.
Kinh tế phi chính thức là khái niệm không mới đối với các nước phát triển,
nhưng lại là một khái niệm tương đối mới ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở các
nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường như ở
nước ta với nhiều cách hiểu và nhiều định nghĩa chưa được thống nhất. Tổ chức lao
động quốc tế (ILO) là cơ quan tiên phong đưa ra những thuật ngữ “khu vực kinh tế
chính thức, khu vực kinh tế phi chính thức,…” từ những năm 1972. Tuy nhiên, những
thuật ngữ đó mới được sử dụng chính thức tại Việt Nam từ năm 2006, sau khi Tổng
cục Thống kê Việt Nam phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển Pháp (IRD-DIAL)
thực hiện một số dự án nhằm xây dựng một số hệ thống thống kê để đo lường khu vực
kinh tế phi chính thức của Việt Nam. Ở nước ta, khu vực kinh tế phi chính thức có vai
trò rất quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, tạo thêm nhiều nhất việc làm mới, tăng
thu nhập cho người dân nghèo, góp phần ổn định chính trị - xã hội và hỗ trợ tích cực
cho khu vực kinh tế chính thức: cả nước có 11 triệu việc làm trong khu vực kinh tế phi
chính thức, chiếm gần 1/3 tổng số việc làm chính và 1/2 số việc làm phi nông nghiệp;
cả nước có 8,4 triệu hộ sản xuất kinh doanh phi chính thức, trong đó 7,4 hộ xem việc
làm trong khu vực này của mình là việc làm chính và 1 triệu hộ xem đó là việc làm thứ
2
2; thu nhập từ việc làm phi chính thức đóng góp 20% GDP cho cả nước (Roubaud và
Razafindrakoto, 2010). Theo Vũ Sỹ Cường (2016), khu vực kinh tế phi chính thức và
lao động phi chính thức đang là một thách thức rất lớn đối với nền kinh tế nước ta hiện
nay, đặc biệt ở những đô thị lớn như Tp. Hồ Chí Minh. Quá trình chuyển đổi cơ cấu
kinh tế mạnh mẽ đã làm bùng phát nhiều mối quan hệ thị trường phức tạp trên cơ sở
nền kinh tế đa thành phần, đa sở hữu, cộng thêm vào đó là sự non trẻ và thiếu kinh
nghiệm của một thể chế quản lý mới … tất cả đã tạo điều kiện hình thành nên một khu
vực kinh tế không nhỏ, nhưng hoàn toàn nằm ngoài sự quản lý của nhà nước. Theo kết
quả Tổng điều tra kinh tế, hành chính sự nghiệp năm 2012, tại Tp. Hồ Chí Minh có
đến 256.814 cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) hoạt động trong khu vực kinh tế phi
chính thức và 404.579 lao động đang làm việc trong khu vực kinh tế này. Tuy nhiên,
người lao động phi chính thức thường có thu nhập thấp và không thường xuyên, giờ
làm việc dài và ít tiếp cận với các cơ hội phát triển kỹ năng nghề. Do họ không được
công nhận, đăng ký hay quản lý vì vậy họ không được bảo vệ bởi các thể chế của thị
trường lao động, người lao động trong khu vực phi chính phải đối mặt với nguy cơ trở
thành "tầng lớp lao động nghèo".
Hình 1.1: Sự khác biệt tiền lương giữa lao động các khu vực kinh tế giai đoạn
2011-2015
Đơn vị tính: 1.000 đồng/tháng
(Nguồn: Báo cáo kết quả Điều tra LFS các năm 2011-2015)
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
2011 2012 2013 2014 2015
Cá thể Tập thể Tư nhân
Nhà nước Vốn ĐT NN