Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích chính sách hạn mức giao đất, nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình trong việc tích tụ ruộng đất đến lợi nhuận sản xuất nông nghiệp tại huyện Thủ Thừa tỉnh Long An
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHẠM THỊ MỸ NGỌC
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH HẠN MỨC GIAO ĐẤT,
NHẬN CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH
TRONG VIỆC TÍCH TỤ RUỘNG ĐẤT ĐẾN LỢI NHUẬN SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN THỦ THỪA,
TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
TP.Hồ Chí Minh, Năm 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Phân tích chính sách hạn mức giao đất,
nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình trong việc tích tụ ruộng đất
đến lợi nhuận sản xuất nông nghiệp tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An” là bài
nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016
Tác giả
Phạm Thị Mỹ Ngọc
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Người hướng dẫn
khoa học cho tôi - PGS.TS Nguyễn Minh Hà đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi
trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ: “Phân tích chính sách hạn mức giao
đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình trong việc tích tụ ruộng
đất đến lợi nhuận sản xuất nông nghiệp tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An”.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giảng viên Trường Đại học Mở Thành phố
Hồ Chí Minh đã truyền đạt những thông tin, kiến thức quan trọng về ngành Kinh tế
học mà tôi theo đuổi.
Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Thủ Thừa, Tập
thể cán bộ, công chức phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục thống kê huyện
Thủ Thừa, cán bộ khuyến nông, cán bộ địa chính các xã, thị trấn của huyện Thủ
Thừa đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập, thu thập dữ liệu
phục vụ cho đề tài này.
Tôi cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người đã cho tôi lời
khuyên chân thành và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
TP.HCM, ngày ..............tháng.....................năm 2016
Học viên: Phạm Thị Mỹ Ngọc
iii
TÓM TẮT
Nghiên cứu đề tài ""Phân tích chính sách giao đất, nhận chuyển quyền
sử dụng đất trong việc tích tụ ruộng đất đến lợi nhuận sản xuất nông nghiệp
tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An" nhằm mục đích xác định các yếu tố tác động
đến tích tụ ruộng đất và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp theo quy mô đất đai. Và
nghiên cứu tác động của chính sách đất đai có tác động như thế nào đến việc tích tụ
ruộng đất, để có đề xuất chính sách trong thời gian tới.
Luận văn thực hiện trên cơ sở khảo sát 200 hộ gia đình, thu thập thông tin
về kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố
tác động tích cực đến tích tụ ruộng đất là: Diện tích đất thuê, Tỷ lệ diện tích đất
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Lao động nông hộ tham gia trực tiếp
sản xuất nông nghiệp, Tỷ lệ Lợi nhuận/Tổng thu nhập của nông hộ. Các yếu tố tác
động tích cực đến lợi nhuận sản xuất nông nghiệp là: Trình độ của chủ hộ, Lợi
nhuận từ sản xuất nông nghiệp, Tổng diện tích đất của nông hộ, Năng suất của mô
hình trồng mì.
Các yếu tố tác động tiêu cực đến tích tụ ruộng đất là: Vốn vay cho sản xuất
nông nghiệp, Lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp, Năng suất của mô hình trồng mía,
Năng suất của mô hình trồng mì. Các yếu tố tác động tiêu cực đến lợi nhuận sản
xuất nông nghiệp là: Tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp/Tổng thu nhập của nông hộ,
Tỷ lệ diện tích đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thông qua nghiên cứu, nghiên cứu kiến nghị, đề xuất các gợi ý giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và khuyến khích tích tụ ruộng đất
nhưng không ảnh hưởng đến vấn đề xã hội, cụ thể: cần nâng cao trình độ của người
lao động, đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn qua đó giải phóng lao động ra khỏi
lĩnh vực nông nghiệp; tạo việc làm phi nông nghiệp để lao động nông thôn có công
việc ổn định; kiến nghị xóa bỏ chính sách hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất
để khuyến khích tập trung ruộng đất; đầu tư hạ tầng nông thôn, tăng cường áp dụng
khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao chất lượng sản
phẩm.
iv
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan....................................................................................................................i
Lời cảm ơn ......................................................................................................................ii
Tóm tắt .........................................................................................................................iii
Mục lục .........................................................................................................................iv
Danh mục hình ..............................................................................................................vii
Danh mục bảng ............................................................................................................viii
Danh mục từ viết tắt.......................................................................................................ix
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề và lý do lựa chọn đề tài:......................................................................... 1
1.2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 4
1.6. Kết cấu luận văn:...................................................................................................... 5
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................. 6
2.1. Các khái niệm:.......................................................................................................... 6
2.1.1. Phân tích chính sách.............................................................................................. 6
2.1.2. Đất nông nghiệp .................................................................................................... 7
2.1.3. Giao đất, công nhận quyền sử dụng đất ................................................................ 7
2.1.4. Chuyển quyền sử dụng đất ................................................................................... 8
2.1.5. Hạn mức giao đất, công nhận quyền sử dụng đất và nhận chuyển quyền sử
dụng đất (hay gọi là hạn điền)......................................................................................... 8
2.1.6. Sản xuất nông nghiệp............................................................................................ 9
2.1.7. Tích tụ ruộng đất ................................................................................................... 9
2.2. Lý thuyết liên quan đến tích tụ ruộng đất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp..... 10
2.2.1. Lý thuyết kinh tế về lợi thế nhờ quy mô ............................................................. 10
v
2.2.2. Hàm sản xuất Cobb-Douglas giải thích về sự tăng trưởng kinh tế ..................... 12
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ ruộng đất ....................................................... 13
2.3. Sơ lược một số nghiên cứu trước ........................................................................... 23
2.4. Sự khác biệt mô hình nghiên cứu của đề tài so với các nghiên cứu trước............. 25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.................................................................................... 27
3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 27
3.2. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................... 29
3.3. Mô hình kinh tế lượng xác định các nhân tố tác động đến tích tụ ruộng đất và
tác động của tích tụ ruộng đất đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp .............................. 31
3.3.1. Phương trình nghiên cứu:.................................................................................... 31
3.3.2. Định nghĩa biến ................................................................................................... 32
3.4. Dữ liệu nghiên cứu................................................................................................. 43
3.5. Xử lý dữ liệu .......................................................................................................... 44
CHƯƠNG 4: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TÍCH TỤ ĐẤT ĐAI TẠI
HUYỆN THỦ THỪA, TỈNH LONG AN.................................................................. 45
4.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên:.......................................................................... 45
4.1.1. Vị trí địa lý: ......................................................................................................... 45
4.1.2. Đặc điểm tự nhiên:.............................................................................................. 45
4.2. Tình hình kinh tế xã hội của huyện........................................................................ 46
4.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn...................................................... 47
4.2.2. Tình hình giải quyết việc làm, dạy nghề cho lao động nông thôn và Công
nghiệp - Tiểu thu công nghiệp - Thương mại dịch vụ ................................................. 48
4.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Thủ Thừa: ...................................... 50
4.4. Tình hình biến động giao đất, công nhận quyền sử dụng đất và chuyển quyền sử
dụng đất trong giai đoạn 2010-2015 ............................................................................ 52
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................... 54
5.1. Mô tả thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu............................................... 54
vi
5.2. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến........................................................................ 57
5.3. Kết quả hồi quy từ mô hình nghiên cứu................................................................. 57
5.3.1. Mô hình Tổng diện tích đất nông nghiệp của nông hộ ....................................... 57
5.3.2. Mô hình Lợi nhuận/Tổng thu nhập của nông hộ ................................................ 65
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 75
6.1.Kết luận ................................................................................................................... 75
6.2. Kiến nghị................................................................................................................ 77
6.3. Hạn chế của đề tài .................................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 80
Phụ lục 1: Dữ liệu khảo sát 200 hộ gia đình tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An năm
2015 ........................................................................................................................ 84
Phụ lục 2: Kết quả hồi quy (Mô hình 1) ..................................................................... 104
Phụ lục 3: Kết quả hồi quy (Mô hình 2) ..................................................................... 110
vii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Tính kinh tế theo quy mô .............................................................................. 11
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 30
viii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Tổng hợp các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu ................................. 34
Bảng 4.1. Bảng diện tích canh tác của các mô hình SXNN.......................................... 47
Bảng 4.2. Bảng tổng hợp nhân khẩu, lao động, thu nhập ............................................. 48
Bảng 4.3. Bảng diện tích đất nông nghiệp ............................................................. 51
Bảng 4.4. Bảng Tổng hợp tình hình giao đất, công nhận và chuyển quyền sử dụng
đất ........................................................................................................................ 52
Bảng 5.1. Mô tả thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu ..................................... 54
Bảng 5.2. Mô hình tóm tắt (Model Summary) (Mô hình 1) ......................................... 57
Bảng 5.3. Kết quả phân tích hồi quy (Mô hình 1).................................................. 58
Bảng 5.4. Kết quả kiểm định phần dư (ANOVA) (Mô hình 1).................................... 59
Bảng 5.5. Mô hình tóm tắt (Model Summary) (Mô hình 2) ......................................... 65
Bảng 5.6. Kết quả phân tích hồi quy (Mô hình 2).................................................. 66
Bảng 5.7. Kết quả kiểm định phần dư (ANOVA) (Mô hình 2).................................... 67
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PNN: Phi nông nghiệp
SXNN: sản xuất nông nghiệp
GCN: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
BVTV: Bảo vệ thực vật
NCQ: nhận chuyển quyền sử dụng đất
1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề và lý do lựa chọn đề tài:
Đất đai có một vị trí đặc biệt đối với con người, xã hội, dù ở bất kì quốc
gia nào và chế độ nào. Không một quốc gia nào không có lãnh thổ, không có đất đai
của mình, nơi diễn ra mọi hoạt động kinh tế - xã hội của quốc gia. Dù ở đâu hay làm
gì, thì các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người đều là trên đất đai. Bởi thế,
đất đai luôn được coi là vốn quý của xã hội, và luôn được chú tâm gìn giữ và phát
huy tiềm năng từ đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).
Ở các nước đang phát triển, đất đai đóng vai trò trung tâm trong sinh kế
nông thôn, vì đóng góp phần quan trọng trong danh mục tài sản của hộ gia đình
nông thôn (Trần Tiến Khai, 2013).
Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam thì đất đai là một
nguồn lực đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước nói chung
và phát triển nông nghiệp nói riêng. Do đó cần có những quy định của Nhà nước về
đất đai để thực hiện quản lý sử dụng đất có hiệu quả. Những chính sách đất đai sẽ
có những tác động tích cực hay làm hạn chế sự phát triển kinh tế của đất nước,
trong đó có kinh tế nông nghiệp.
Ở nước ta, Luật đất đai được ban hành vào các năm 1988, 1993, 2003,
được sửa đổi nhiều lần và gần đây là Luật đất đai 2013 có hiệu lực ngày 01/7/2014
đã có nhiều cải cách theo hướng có lợi cho người sử dụng đất.
Tuy còn nhiều ý kiến trái chiều về Luật đất đai ở Việt Nam, nhưng chúng
ta không thể phủ nhận những chính sách đất đai ngày càng có nhiều tác động tích
cực đến sự phát triển kinh tế của đất nước.
Một trong những vấn đề của chính sách đất đai được quan tâm đó là “hạn
điền”. “Hạn điền” là cách gọi và hiểu về việc quy định hạn mức của Nhà nước công
nhận cho chủ sử dụng đất khi giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp,
kể cả trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Theo giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường thì: "Nông dân và những người có năng lực làm nông nghiệp muốn phát
2
triển kinh tế nông nghiệp, muốn làm giàu bằng nông nghiệp bị kẹt cứng bởi hạn
điền" (Phương Nguyên, 2009).
Để khắc phục hạn chế về quy mô sản xuất manh mún, nâng cao hiệu quả
kinh doanh của kinh tế hộ theo hướng bền vững, đòi hỏi phải đẩy mạnh tích tụ và
tập trung ruộng đất. Việc tích tụ ruộng đất sẽ tạo điều kiện để đưa máy móc vào
đồng ruộng, cũng như áp dụng các biện pháp thâm canh nhằm tăng năng suất, chất
lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp (Mai Thị Thanh Xuân, Đặng Thị Thu Hiền,
2013).
Nhiều hộ nông dân do bị hạn chế bởi hạn mức giao đất, nhận chuyển
quyền sử dụng đất (hạn điền), đã ứng xử bằng nhiều cách trong đó phổ biến nhất là
các thành viên trong gia đình chia nhau hoặc nhờ người khác đứng tên trên giấy
chứng nhận. Điều này đã gây khó khăn cho nông hộ khi muốn thế chấp quyền sử
dụng đất hoặc gây ra tranh chấp đất đai với nhau.
Từ trước đến nay, đặc biệt là khi lấy ý kiến xây dựng Luật đất đai 2013
thì có nhiều ý kiến cho rằng có nên quy định hạn mức giao đất, công nhận quyền sử
dụng đất nông nghiệp hay không, có ý kiến chuyên gia cho rằng nên xóa bỏ chính
sách “hạn điền”. Và khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực thì vẫn có quy định về hạn
mức giao đất, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất. Tuy nhiên về hạn mức nhận
chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp có tăng lên so với quy định tại Luật đất đai
2003. Riêng hạn mức đối với việc giao đất, công nhận quyền sử dụng đất thì vẫn
giữ nguyên 3 ha đối với đất trồng cây hàng năm.
Theo lý thuyết về lợi thế kinh tế theo quy mô thì: Tích tụ tư bản là sự tập
trung tiền vốn vào một đơn vị kinh doanh độc lập. Khi có đủ một lượng vốn lớn để
đầu tư kinh doanh, doanh nghiệp phải biến nó thành tư liệu sản xuất và sức lao
động, bí quyết công nghệ.
Tích tụ tư bản là tập trung vốn đủ lớn vào một đơn vị kinh doanh (doanh
nghiệp) dưới nhiều hinh thức khác nhau, để có thể đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới
trang thiết bị kỹ thuật, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất và quản lý, để tận
dụng lợi thế kinh tế theo qui mô, nhằm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản
3
phẩm trên thương trường, nhờ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tích tụ ruộng đất là một dạng tích tụ tư bản dưới hình thức hiện vật trong nông
nghiệp, vì ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được của nông
nghiệp (Vũ Trọng Khải, 2008).
Những quy định về hạn điền và thời hạn sử dụng đất đã vô tình cản trở lộ
trình tích tụ ruộng đất của người dân, ảnh hưởng đến việc chuyển hướng sản xuất
hàng hóa, sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững, đó là chưa kể đến tình trạng
bóc lột đất đai quá mức (Lưu Đức Khải, Đinh Xuân Nghiêm, 2013)
Lý do chọn huyện Thủ Thừa để nghiên cứu vì huyện Thủ Thừa là huyện
nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp 24178,69 ha chiếm 80,97% trong tổng diện
tích đất tự nhiên (Kiểm kê đất đai, 2014). Đồng thời huyện Thủ Thừa có đường Cao
tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 62, Quốc lộ N2
đi ngang qua và có vị trí gần Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Tân An. Đây
cũng là một điều kiện ảnh hưởng đến việc tích tụ ruộng đất thông qua thị trường bất
động sản.
Như vậy việc giới hạn diện tích đất mà hộ gia đình, cá nhân được giao,
được NCQ được quy định bởi chính sách đất đai thì có hợp lý hay không?
Với đề tài nghiên cứu: “Phân tích chính sách hạn mức giao đất, nhận
chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình trong việc tích tụ ruộng đất đến lợi
nhuận sản xuất nông nghiệp tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An” nhằm phân tích
và đánh giá sự tác động của việc tích tụ đất nông nghiệp đến lợi nhuận sản xuất
nông nghiệp và từ đó có đề xuất chính sách trong thời gian tới.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu giúp trả lời cho câu hỏi:
Chính sách hạn mức được giao đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất có
ảnh hưởng đến việc tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thủ Thừa, tỉnh Long
An không?
Việc tích tụ ruộng đất tác động đến lợi nhuận sản xuất nông nghiệp của
huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An như thế nào?